Quan điểm phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế biển của huyện đảo cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 117 - 119)

5. Kết cấu của luận văn

4.1.1. Quan điểm phát triển

Phát triển KT-XH huyện Cô Tô nói chung phải phù hợp với chiến lƣợc phát triển KT-XH của tỉnh Quảng Ninh và chiến lƣợc, qui hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực, vùng lãnh thổ là gắn với tăng trƣởng xanh. Cụ thể, xây dựng và phát triển vùng biển đảo Cô Tô phù hợp với Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 4 (Khóa X) về Chiến lƣợc biển Việt Nam đến năm 2020 và đặt trong tổng thể phát triển chung của tỉnh Quảng Ninh. Gắn kết chặt chẽ giữa phát triển vùng biển đảo Cô Tô với sự phát triển trong khu vực, nhất là thành phố Hạ Long, Khu Công nghiệp cảng biển Hải Hà, thành

Phát triển kinh tế biển gắn liền với giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội, nâng cao đời sống vật chất, văn hoá của nhân dân. Phát triển nguồn nhân lực có chất lƣợng đảm bảo đáp ứng yêu cầu phát triển mới trƣớc hết là các ngành dịch vụ vụ then chốt nhằm kết nối với xu thế phát triển chung của đặc khu KT-HC Vân Đồn, của tỉnh Quảng Ninh và của cả vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Tăng trƣởng và phát triển kinh tế biển , các ngành, lĩnh vực luôn gắn với bảo vệ cảnh quan và xử lý môi trƣờng, khai thác và sản xuất gắn với phát triển bền vững. Xây dựng thói quen tiêu dùng của ngƣời dân với xu hƣớng hạn chế chất thải khó xử lý và thay thế bằng những sản phẩm ít gây ô nhiễm môi trƣờng, phấn đấu trở thành đô thị xanh, sạch đẹp và văn minh.

Phát triển vùng biển đảo Cô Tô theo hƣớng mở cửa, hội nhập mạnh với khu vực và thế giới, đồng thời phải trên quan điểm tổng hợp, có tầm nhìn dài hạn và bƣớc đi thích hợp, bảo đảm phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững.

Gắn phát triển kinh tế xã hội của Cô Tô với bảo vệ và khẳng định chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam. Lấy phát triển kinh tế làm cơ sở để tăng cƣờng củng cố quốc phòng an ninh, đồng thời lấy bảo đảm quốc phòng an ninh làm tiền đề số một để phát triển kinh tế, hai mục tiêu này luôn song hành trong quá trình phát triển.

Quy hoạch phát triển thủy sản phải phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện, phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển thuỷ sản của tỉnh, theo hƣớng nâng cao năng suất, chất lƣợng hiệu quả, khả năng cạnh tranh, hội nhập toàn cầu, tiếp tục đƣa thủy sản trở thành một ngành sản xuất hàng hóa lớn và phát triển bền vững. Quy hoạch phát triển thủy sản trên cơ sở khai thác, sử dụng hiệu quả lợi thế tiềm năng, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nghề cá. Hình thành Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá gắn kết với ngƣ trƣờng Bắc vịnh Bắc Bộ.

Sản xuất dịch vụ du lịch là ngành chủ đạo và hƣớng tới du lịch sinh thái biển với chất lƣợng dịch vụ ngày càng gia tăng, gắn với bảo vệ cảnh quan để trở thành đô thị sinh thái biển kiểu mẫu với những nét đặc trƣng riêng của Cô Tô. Ngành công nghiệp chủ yếu tập trung vào dịch vụ hầu cần nghề cá, ngành chế biến những sản phẩm đặc sản của vùng biển Cô Tô với những thƣơng hiệu nổi tiếng có tính truyền thống đặc thù. Phát triển nông nghiệp với sản xuất hàng hóa có giá trị gia tăng cao, khai thác bền vững và gắn với ngành dịch vụ du lịch sinh thái. Phát triển

du lịch huyện Cô Tô trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo hƣớng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm, xây dựng thƣơng hiệu sản phẩm du lịch đảo Cô Tô là du lịch sinh thái chất lƣợng cao “Mới lạ và sang trọng”; Chiến lƣợc phát triển thị trƣờng du lịch là đẩy mạnh phát triển thị trƣờng khách du lịch trong nƣớc là cơ bản; mở rộng thị trƣờng khách du lịch Quốc tế là then chốt; chú trọng khai thác thị trƣờng khách có lƣu trú; Phát triển du lịch đảo Cô Tô phải đặt trong mối quan hệ đảm bảo an ninh, quốc phòng, giữ vững chủ quyền, an ninh quốc gia, đồng thời bảo vệ nguồn tài nguyên môi trƣờng bền vững và thân thiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế biển của huyện đảo cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 117 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)