Điều kiện tự nhiên – tài nguyên biển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế biển của huyện đảo cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 109)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.1.1. Điều kiện tự nhiên – tài nguyên biển

Huyện Cô Tô có những điệu kiện thuận lợi về điều kiện tự nhiên, tài nguyên biẻn để có thể phát triển kinh tế biển.

Toàn huyê ̣n Cô Tô bao gồm khoảng 40 hòn đảo lớn nhỏ với tổng diện tích bãi nổi tự nhiên 4.620 ha, trong đó có 2 đảo lớn nhất là Thanh Lân và Cô Tô (khoảng trên 3.000 ha). Hòn đảo lớn còn lại là đảo Chằn (đảo Trần) đứng riêng về phía Đông Bắc. Cô Tô có bãi biển đẹp, hoang sơ, khí hậu thuận lợi, tạo điều kiện phát triển du lịch. Vị trí địa lý đặc biệt , xung quanh là biển và nằm gần các ngƣ trƣờng lớn, Cô Tô có điều kiê ̣n thuâ ̣n lợi để phát triển thuỷ sản.

Có thể nói, điều kiện tự nhiên, và nguồn tài nguyên sẵn có tạo điều kiện thuận lợi cho huyện Cô Tô phát triển kinh tế biển một cách toàn diện, đặc biệt là 2 nguồn lợi về thủy sản và du lịch.

Tuy nhiên, do là một huyện đảo xa bờ, và đang trong quá trình phát triển nên du lịch tại huyện Cô Tô chƣa thực sự phát triển. Cùng với đó, dƣới ảnh hƣởng của sự biến động của thời tiết và sự đầu tƣ chƣa đúng hƣớng nên nguồn lợi từ thủy sản chƣa thực sự xứng với tiềm năng sẵn có.

3.3.1.2. Thể chế, chính sách và quản lí của Nhà nước

Phát triển kinh tế biển cũng cần có một hệ thống luật pháp, chính sách, các qui định, nguyên tắc, các công cụ, bộ máy thực hiện…để điều chỉnh các mối quan hệ trong kinh tế biển. Không những chỉ có thể chế kinh tế mà thể chế chính trị, thể chế xã hội cũng tác động đến kinh tế biển bằng việc tạo lập hành lang pháp lí và môi trƣờng xã hội cho các hoạt động đầu tƣ vào kinh tế biển. Vai trò quản lí kinh tế biển của Nhà nƣớc đƣợc thể hiện ở sự định hƣớng, điều tiết vĩ mô sự phát triển của kinh tế biển.

Trong định hƣớng phát triển kinh tế xã hội chung của toàn huyện giai đoạn 2015 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 thì phát triển kinh tế biển nói chung và lĩnh vực thủy sản, du lịch nói riêng là hƣớng đi mũi nhọn của toàn huyện.

3.3.2. Nhân tố chủ quan

3.3.2.1. Kĩ thuật – công nghệ và Vốn

Vốn và kĩ thuật công nghệ có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của kinh tế nói chung và kinh tế biển nói riêng. Có thể nói công nghệ và vốn là hai yếu tố ràng buộc chủ yếu đối với kinh tế biển. Thiếu vốn và kĩ thuật, cũng không thể tiến hành sản xuất và khai thác với qui mô lớn.

Những năm gần đây, dƣới sự giúp đỡ của Đảng, Nhà nƣớc thì chính quyền và nhân dân huyện đảo Cô Tô đã và đang nhận đƣợc những khoản trợ giúp rất hữu ích và trong đó vốn và kỹ thuật công nghệ là những trợ giúp hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội toàn huyện nói chung và kinh tế biển nói riêng.

Về vốn

Trong những năm qua, chính quyền đã chỉ đạo, phối hợp với các đoàn thể tạo điều kiện cho các hộ gia đình, cá nhân đƣợc vay vốn trong sản xuất kinh doanh. Các hộ gia đình, tập thể, cá nhân sản xuất trong lĩnh vực du lịch, thủy sản... đƣợc hỗ trợ

vay vốn từ ngân hang. Đặc biệt đối với các hộ nghèo năm 2014 đã giải quyết cho 8 lƣợt hộ nghèo vay vốn với số tiền: 240 triệu đồng; Phê duyệt cho vay 10 dự án kinh doanh, phát triển sản xuất với tổng số vốn 800 triệu đồng.

Về hỗ trợ khoa học kỹ thuật và công nghệ

Các năm từ 2011 - 2014 thực hiện chính sách dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao động trên địa bàn huyện Cô Tô, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cũng đạt đƣợc những kết quả khả quan, góp phần nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và kinh tế biển của huyện. Công tác tập huấn, khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ cũng đƣợc quan tâm.

Năm 2014, huyện chỉ đạo phòng Kinh tế tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, hƣớng dẫn cách làm ăn, phòng trừ sâu bệnh cho 100% hộ nghèo và các hộ gia đình có nhu cầu với kinh phí 157 triệu đồng. Đồng thời, đầu tƣ kinh phí mua 50 tấn phân đạm Urê với tổng trị giá 315 triệu đồng cấp cho hộ nghèo để phục vụ sản xuất. Thông qua kiến thức tập huấn về khoa học kỹ thuật đã giúp ngƣời nông dân áp dụng vào sản xuất, thay đổi tập quán canh tác lạc hậu, tăng nhanh giá trị thu nhập/ha canh tác. Các Hội, đoàn thể của huyện và cơ sở đã tổ chức tập huấn hƣớng dẫn cách làm ăn cho 100% ngƣời thuộc đối tƣợng thanh niên, hội viên Hội Cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Hội Nông dân; hỗ trợ phân bón, cây con giống phục vụ sản xuất cho 20 lƣợt hộ nghèo và cận nghèo với tổng kinh phí trên 100 triệu đồng.

Bên cạnh đó với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hộ chung toàn huyện, các tổ chức đoàn thể đã giúp các hộ gia đình từng bƣớc chuyển dịch cơ cấu sản xuất kinh doanh theo hƣớng sản xuất hàng hóa nông sản tập trung và kinh doanh dịch vụ, du lịch. Có thể nói vốn và khoa học kỹ thuật công nghệ là nhân tố tác động mạnh mẽ tới việc phát triển kinh tế biển. Các chính sách của chính quyền về vốn và khoa học kỹ thuật đã phần nào nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ gia đình, tổ chức, và cá nhân trong phát triển kinh tế biển đặc biệt là lĩnh vực thủy sản và du lịch.

3.3.2.2. Lao động

Dân cƣ ven biển là nguồn lao động chủ yếu của kinh tế biển, họ còn là ngƣời tiêu thụ một phần và cung cấp một số sản phẩm, dịch vụ trong kinh tế biển. Ngày nay, ngƣời lao động còn đƣợc tiếp thu những tiến bộ kĩ thuật nâng cao năng suất lao động. Do đó lao động ven biển cũng có đóng góp quan trọng đối với phát triển kinh tế biển.

Trong những năm vừa qua, dân số huyện Cô Tô không ngừng tăng hàng năm từ 5.084 ngƣời năm 2009 lên 5553 ngƣời tính tới năm 2013, tăng 561 ngƣời. Tốc độ tăng dân số của huyện khá nhanh khi năm 2011 tăng tới 3,1%, năm 2012 tăng 3,5%, năm 2013 dù tốc độ tăng giảm hơn nhƣng vẫn tăng 2,4%.

Bên cạnh đó, trình độ của lao động cũng không ngừng đƣợc nâng cao. Số ngƣời trong độ tuổi lao động không biết chữ chiếm tỷ trọng thấp trong lực lƣợng lao động (chiếm đến 1,4%). Số ngƣời trong độ tuổi lao động chƣa tốt nghiệp tiểu học ngày có chiều hƣớng giảm từ 150 ngƣời năm 2010 xuống 132 ngƣời năm 2013. Số ngƣời tốt nghiệp tiểu học chiếm khoảng 13,4%. Số ngƣời tốt nghiệp trung học cơ sở là 33,9%, tốt nghiệp trung học phổ thông là 47,6%.

Trình độ chuyên môn-kỹ thuật nhân lực huyê ̣n tăng nhanh trong giai đoa ̣n 2006- 2012 tăng khá nhanh, đến năm 2013 tỷ trọng lao động qua đào tạo trong tổng lao động đang làm viê ̣c trong nền kinh tế là 26,9%, trong đó học nghề chiếm 13,3%, trung học chuyên nghiệp là 5,6%, cao đẳng là 3,7% và đại học là 4,3%. Từ kết quả này cho thấy chất lƣợng nguồn nhân lực của huyê ̣n thấp hơn mức trung bình của cả nƣớc cả về đào tạo nghề và qua đào tạo nói chung.

Với số lƣợng dân số tăng qua các năm, cộng với trình độ dân trí, trình độ chuyện môn kỹ thuật đƣợc cải thiện thì việc phải triển kinh tế xã hội nói chung và kinh tế biển nói riêng sẽ hết sức thuận lợi.

3.3.2.3. Văn hóa - truyền thống

Văn hóa - truyền thống có tác động nhiều đến sự phát triển bền vững của kinh tế biển.

Huyện Cô Tô là một huyện đƣợc khai thác từ lâu đời, ngƣời dân sinh sống chủ yếu bằng nghề thuy sản chính vì vậy việc phát triển kinh tế biển, đặc biệt lĩnh vực thủy sản sẽ hết sức thuận lợi bởi vì bà con nhân dân có truyền thống, kinh nghiệm trong nghề đánh bắt và nuôi tròng thủy sản. Tuy nhiên, việc đổi mới, nâng cao hình thức, áp dụng khao học kỹ thuật và thủy sản là điều cần thiết.

Đối với lĩnh vực du lịch, ngành dịch vụ, du lịch mới đƣợc chính quyền và bà con nhân dân quan tâm và đầu tƣ trong những năm gần đây. Tuy nhiên, nguồn lợi từ lĩnh vực này rất lớn và nó giải quyết một lƣợng lớn công việc cho bà con trong lúc nông nhàn, ngƣ nhàn nên du lịch và dịch vụ tại huyện Cô Tô ngày càng phát triển.

Các mối quan hệ quốc tế về biển cũng ảnh hƣởng đáng kể đến kinh tế biển. Nhƣ ta đã biết, mọi sự thay đổi, biến đổi của biển đều tác động lên tất cả các quốc gia ven biển. Sự hợp tác, thống nhất giữa các quốc gia trong việc giải quyết các vấn đề chung nhƣ là ô nhiễm, thay đổi khí hậu biển, hay sự hợp tác trong lĩnh vực điều tra cơ bản tài nguyên môi trƣờng biển, hợp tác nghiên cứu và trao đổi khoa học công nghệ biển sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển của kinh tế biển của mỗi nƣớc.

Việt Nam nói chung, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh nói riêng luôn luôn tôn trọng và thực hiện đúng Công ƣớc Liên hiệp quốc tế về Luật biển, đồng thời có những chính sách, cũng nhƣ hang lang pháp lý thông thoáng, tạo kiểu kiện giao thƣơng giữa các nƣớc trong khu vực và thế giới. Chính vậy nên, những năm qua việc giao thƣơng mua bán giữa bà con nhân dân, các tổ chức và các thƣơng lái từ Trung Quốc hết sức thuận lợi. Các hải sản có giá trị, chất lƣợng đƣợc bán trực tiếp cho các thƣơng lái Trung Quốc.

Tuy nhiên, gần đây dƣới tác động của việc vi phạm Công ƣớc quốc tế về Luật biển của Trung Quốc trên biển Đông cũng sẽ ảnh hƣởng tới việc giao thƣơng, buôn bán giữa ngƣời dân và các thƣơng lái Trung Quốc.

3.4. Đánh giá chung về tình hình phát triển kinh tế biển của Huyện đảo Cô Tô

3.4.1. Những kết quả đạt được

Là một huyện đảo xa đất liền thuộc tỉnh Quảng Ninh, một tỉnh có nền kinh tế năng động, huyện Cô Tô xác định phát triển kinh tế xã hội trong đó lấytrọng tâm là phát triển kinh tế biển làm chủ lực phát triển kinh tế của huyện. Trong những năm qua, dƣới sự lãnh đạo của Đảng, Chỉnh quyền huyện Cô Tô, việc phát triển kinh tế biển đã đạt đƣợc những kết quả nhất định và làm tiền đề cho sự phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2015 – 2020 và tầm nhìn đếm năm 2030 của huyện. Cụ thể, những kết quả đạt đƣợc đó là:

Công tác chỉ đạo, điều hành, chích sách hoạch định

Trong công tác chỉ đạo, điều hành và quy hoạch phát triển kinh tế địa phƣơng, huyện Cô Tô đã xây dựng đƣợc quy hoạch phát triển kinh tế biển nói chung và quy hoạch phát triển ngành du lịch, thủy sản nói riêng. Quy hoạch đã xác định, kinh tế Cô Tô gắng lền với phát triển ngành du lịch, dịch vụ và phát triển ngành thủy sản. Bên cạnh đó, quy hoạch cũng chỉ ra định hƣớng phát triển kinh tế

khẩu. Các chính sách đã giúp cho các hộ gia đình, cá nhân, tập thể đi đúng hƣớng trong việc phát triển kinh tế.

Trong việc phát triển kinh tế biển, đặc biệt lĩnh vực du lịch, dịch vụ và thủy sản *Lĩnh vực thủy sản

Tổng sản lƣợng thủy sản hàng năm không ngừng tăng. Năm 2013 tổng sản lƣợng thủy sản cả năm ƣớc đạt 18.712 tấn (khai thác 18.450 tấn nuôi trồng 262 tấn) đạt 108,5% kế hoạch năm, tăng 2,2% so với cùng kỳ 2012.Cụ thể:

-Khai thác thủy sản: Khai thác thủy sản của huyện phát triển mạnh mẽ , sản

lƣợng và giá trị khai thác tăng qua các năm. Cơ cấu nghề khai thác thủy sản chuyển dịch theo hƣớng đa nghề, sản xuất quanh năm và vƣơn khơi khai thác các đối tƣợng có giá trị kinh tế, phục vụ xuất khẩu.

-Nuôi trồng thuỷ sản: Phong trào nuôi trồng thủy sản đã có những bƣớc phát

triển mạnh mẽ cả về hình thức và quy mô. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản không ngừng tăng nên năm 2013 là 185 ha với tốc độ tăng bình quân là 6,1%/năm trong giai đoạn 2010-2013 sản lƣợng đạt 262 tấn vƣợt 5% so với kế hoạch năm 2012, giá trị sản xuất đạt hơn 9tỷ đồng chiếm trên 10% giá trị toàn ngành sản xuất của huyện.

- Chế biến thủy sản: lĩnh vực chế biến thủy sản của huyện phát triển nhanh

chong tính đến năm 2013 số cơ sở chế biến thủy sản của huyện là 61cơ sở tăng gấp 1,33 lần so với năm 2010 trong đó tăng mạnh nhất là số cơ sở chế biến sứa năm 2013 là 42 cơ sở tăng gâp 2 lần so với năm 2010 với công suất là 420.000 thùng/năm.Giá trị chế biến thủy sản năm 2013 là 99,44 tỷ đồng tăng hơn 15% so với năm 2012.

* Hoạt động du lịch và dịch vụ

- Hoạt động du lịch và dịch vụ có những bƣớc tiến triển đáng kể cùng với sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân huyện phối hợp với Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thảo phát triển du lịch vùng biển đảo Cô Tô với sự tham gia của Tổng cục Du lịch và hơn 40 đơn vị lữ hành trong và ngoài nƣớc, ký kết Chƣơng trình phối hợp công tác về phát triển du lịch với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh; năm 2013 huyện đã đón trên 112.500 lƣợt khách du lịch tăng trên 40.000 lƣợt khách so với cùng kỳ 2012, doanh thu từ các hoạt động du lịch, đạt trên 86 tỉ đồng.

- Giao thông vận tải: Sản lƣợng hàng hóa qua bến cảng thủy nội địa năm 2013 đạt 15000 tấn tăng 12,5% so với năm 2012; ngoài ra các phƣơng tiện vận tải

khách thủy đã chủ động xây dựng kế hoạch đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của nhân dân đảm bảo an toàn thuận lợi.

3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những thành tựu phát triển kinh tế biển huyện Cô Tô đã đạt đƣợc, vẫn tồn tại những hạn chế yếu kém sau:

- Mặc dù kinh tế biển đóng một vai trò quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế của đất nƣớc, song nhận thức về kinh tế biển, vai trò của biển về kinh tế cũng nhƣ an ninh, quốc phòng của các cấp, các ngành và nhân dân chƣa thật sự đầy đủ, chính vì vậy chƣa tích cực triển khai thực hiện tốt vai trò của mình, đặc biệt là đề ra các chính sách ƣu tiên cho phát triển kinh tế biển.

- Phát triển kinh tế biển chƣa thật sự tƣơng xứng với tiềm năng, thế mạnh của huyện, hiệu quả đƣa lại còn thấp, bên lợi thế về tự nhiên chƣa đƣợc khai thác một cách triệt để, chủ yếu chỉ tập trung ở ngành nuôi trồng thuỷ sản và du lịch; các ngành kinh tế biển nhƣ khai thác hải sản xa bờ, cảng biển và các hoạt động dịch vụ khai thác liên quan đến biển, ven biển còn phát triển chậm và đầu tƣ chƣa đúng mức.

- Quy hoạch chƣa đồng bộ, cơ sở hạ tầng còn hạn chế nên việc thu hút khách du lịch không tƣơng xứng với tiềm năng.

- Đầu ra, thị trƣờng tiêu thụ chƣa chủ động, còn phụ thuộc nhiều vào thƣơng lái, đặc biệt cá thƣơng lái Trung Quốc.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng, cảng cá, bến cá chƣa đƣợc nâng cấp thƣờng xuyên, lại phải hoạt động trong tình trạng quá tải nên bị xuống cấp. Các khu neo đậu tránh trú bão chỉ mới đáp ứng đƣợc một phần nhu cầu neo đậu của số lƣợng tàu thuyền khai thác thuỷ sản.

- Một số chính sách huyện đối với phát triển kinh tế biển vẫn còn bất cập chƣa sát với tình hình của huyện đây cũng là một hạn chế cho quá trình phát triển của huyện

- Bên cạnh đó vấn đề ô nhiễm môi trƣờng trở nên nghiêm trọng.

3.4.3. Nguyên nhân của các hạn chế

- Nguyên nhân khách quan

Huyện Cô Tô là một huyện đảo nằm xa đất liền vậy nên vị trí địa lý là một nguyên nhân, trở ngại lớn trong việc phát triển kinh tế biển. Hệ thống sông suối có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế biển của huyện đảo cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)