Các chỉ tiêu đánh giá phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế biển của huyện đảo cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 41)

5. Kết cấu của luận văn

1.2. Phát triển kinh tế biển

1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển kinh tế

* Các chỉ tiêu phát triển thủy sản:

- Giá trị sản xuất ngành thủy sản: Giá trị sản xuất ngành thủy sản đƣợc tính bằng tổng giá trị sản xuất của tất cả hoạt động kinh tế thủy, hải sản, bao gồm 03 hoạt động chính: Đánh bắt, nuôi trồng thuỷ và chến hải sản. Chỉ số này phản ánh thực trạng và tiềm năng của ngành thủy sản tại địa phƣơng. Đây là nghề biển truyền thống có thế mạnh của nƣớc ta, với vùng biển có nguồn sinh vật đa dạng, phong phú.

- Cơ cấu ngành thủy sản: Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tƣơng đối ổn định hợp thành. Từ định nghĩa này có thể nhấn mạnh đến hai nội dung chủ yếu: thứ nhất, đó là tổng thể các bộ phận hợp thành và thứ hai, chúng có mối quan hệ hữu cơ tƣơng đối ổn định.

Cơ cấu kinh tế ngành thủy sản là một bộ phận cấu thành cơ bản của nền kinh tế quốc dân. Chỉ tiêu này đƣợc tính nhƣ sau:

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh tầm quan trọng của ngành thủy sản trong phát triển kinh tế của huyện. Tỷ trọng này càng cao, chứng tỏ ngành thủy sản càng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế địa phƣơng và ngƣợc lại.

- Năng suất sản lƣợng khai thác thủy sản: Đƣợc tính bằng tổng sản lƣợng thủy sản trong một đơn vị thời gian đối với một tàu cá hoặc một ngƣời. Đây là một chỉ tiêu quan trọng, phản ánh năng lực đánh bắt thủy sản của các tàu cá tại địa phƣơng. Bên cạnh đó, nó còn phản ánh trình độ, trang thiết bị đánh cá cũng nhƣ chất lƣợng tàu cá.

- Số lƣợng tàu đánh bắt: Tổng số lƣợng tàu cá tham gia đánh bánh hải sản của địa phƣơng. Chỉ tiêu này phản ánh về mặt lƣợng sự phát triển ngành thủy sản cũng nhƣ hiện trạng lao động tại địa phƣơng.

- Diện tích nuôi trồng thủy sản: Đƣợc tính bằng tổng diện tích nuôi trồng thủy sản tại địa phƣơng bao gồm cả trên đất liền và trên biển. Nghề nuôi trồng hải

3 vùng nƣớc lợ, mặn, ngọt. Nuôi trồng hải sản đã góp phần đáng kể vào chuyển đổi mạnh trong cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển; chất lƣợng và giá trị của sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu ngày càng cao, nhất là tôm, đảm bảo an ninh thực phẩm, đáp ứng nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu. Nuôi trồng thuỷ sản biển còn giúp ngƣời dân có điều kiện tăng thu nhập, xoá đói, giảm nghèo, thay đổi cơ cấu kinh tế; góp phần bảo vệ an ninh vùng biển và hải đảo.

- Năng suất nuôi trồng thủy sản: Chỉ tiêu có ý nghĩa quan trọng trong việc phản ánh trình độ nuôi trồng thủy sản cũng nhƣ mức độ thâm canh của công tác này.

- Số lƣợng cơ sở chế biến thủy sản: Đây là chỉ tiêu phản ánh về mặt lƣợng tổng số cơ sở chế biến thủy sản tại địa phƣơng. Chỉ tiêu này phàn nào phản ánh sự phát triển của công tác chế biến thủy sản. Đặc biệt chế biến xuất khẩu đã làm tốt vai trò mở đƣờng và cầu nối, tạo thị trƣờng để nuôi trồng khai thác hải sản phát triển.

- Năng suất chế biến thủy sản: Chỉ tiêu này phản ánh trình độ, công nghệ chế biến thủy sản tại các cơ sở của địa phƣơng. Chỉ số này đƣợc tính nhƣ sau:

* Chỉ tiêu phát triển du lịch:

Thời gian gần đây, nhiều địa phƣơng có lợi thế biển đã và đang chọn mô hình phát triển du lịch làm ngành kinh tế mũi nhọn, tăng nguồn thu, giải quyết công ăn việc làm, là động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế đầu tƣ, thƣơng mại, văn hoá, xã hội. Một số chỉ tiêu phản ánh phát triển du lịch nhƣ:

- Số lƣợng khách du lịch: Là tổng số khách du lịch đã đến cƣ trú và sử dụng dịch vụ tại địa phƣơng. Chỉ tiêu này phản ánh về mặt lƣợng sự phát triển của ngành du lịch.

- Cơ cấu ngành du lịch: Là tỷ trọng giá trị sản xuất ngành du lịch trong tổng giá trị sản xuất tại địa phƣơng. Đƣợc tính nhƣ sau:

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh tầm quan trọng của ngành du lịch trong phát triển kinh tế của huyện. Tỷ trọng này càng cao, chứng tỏ ngành du lịch càng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế địa phƣơng và ngƣợc lại.

- Doanh thu từ du lịch: Là tổng doanh thu từ các dịch vụ du lịch bao gồm: Lữ hành, lƣu trú, tham quan và các dịch vụ khác.

- Số lƣợng cơ sở lƣu trú và lữ hành: Là tổng số lƣợng các cơ sở lƣu trú và lữ hành tại địa phƣơng. Chỉ tiêu này phản ánh về mặt lƣợng sự phát triển quy mô ngành du lịch tại địa phƣơng. Tại các đơn vị có ngành du lịch phát triển thì chỉ tiêu này luôn rất cao do nhu cầu của du khách về các dịch vụ du lịch rất lớn.

* Chỉ tiêu phát triển dịch vụ cảng biển:

Vai trò của phát triển kinh tế biển trong phát triển công nghiệp thể hiện rõ nhất là phát triển giao thông vận tải, dầu khí, điện lực và khai thác khoáng sản. Phát triển giao thông nối liền với nhiều quốc gia nhất và có chi phí vận tải thấp nhất nhƣng lại có thể đáp ứng khối lƣợng vận tải lớn nhất.

- Số lƣợng cảng biển: Là tổng số lƣợng cảng biển đƣợc đƣa vào khai thác và sử dụng tại địa phƣơng. Chỉ tiêu này là một chỉ tiêu rất quan trọng phản ánh về mặt lƣợng sự phát triển của ngành dịch vụ cảng biển. Thực tế đối với các huyện đảo nhƣ Cô Tô thì số lƣợng cảng biển thƣờng lớn do vận tải, thƣơng mại hầu hết đều qua dịch vụ này.

- Doanh thu dịch vụ cảng biển: Là tổng doanh thu từ các dịch vụ cảng biển trong một khoảng thời gian nhất định (thƣờng là một năm). Chỉ tiêu này phản ánh về mặt chất sự phát triển của ngành dịch vụ cảng biển tại địa phƣơng.

- Số lƣợng và tỷ trọng hàng hóa bốc dỡ qua cảng biển: Thông thƣờng, việc trao đổi hàng hóa đƣợc vận chuyển thông qua 04 con đƣờng: Đƣờng biển, đƣờng ống, đƣờng hàng không và đƣờng bộ. Chỉ tiêu này phản ánh về mặt thƣơng mại đƣờng biển và đƣợc tính nhƣ sau:

Đây là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh tầm quan trọng của ngành dịch vụ cảng biển tại địa phƣơng.

* Chỉ tiêu phát triển nghề muối:

- Diện tích sản xuất muối: Là tổng diện tích đƣợc sử dụng để phục vụ sản xuất muối tại địa phƣơng. Chỉ tiêu này phản ánh sự phát triển và tầm quan trọng của nghề muối tại địa phƣơng. Nếu diện tích muối lớn, chứng tỏ nghề muối đặc biệt quan trọng đối với địa phƣơng và cần có những chính sách để quy hoạch, ƣu tiên phát triển.

- Năng suất sản xuất muối: Là số lƣợng muối thu đƣợc trên một đơn vị diện tích.

Chỉ tiêu này phản ánh trình độ, kỹ thuật của ngƣời làm muối cũng nhƣ phản ánh về mặt chất của sự phát triển nghề muối tại địa phƣơng.

- Số lao động trong nghề muối: Là tổng số lao động tham gia sản xuất muối tại địa phƣơng. Chỉ tiêu này phản ánh tầm quan trọng của nghề muối trong việc giải quyết việc làm, giảm đói nghèo.

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế biển

Kinh tế biển là tổng hợp của rất nhiều ngành kinh tế nên những yếu tố tác động đến sự phát triển của nó cũng giống nhƣ những ngành kinh tế khác, cũng bao gồm những yếu tố cơ bản nhƣ: tài nguyên, vốn, lao động, công nghệ, thể chế, chính sách,…Với kinh tế biển, những yếu tố sau đây tác động rõ nét và mang tính đặc trƣng của kinh tế biển.

1.2.4.1. Các nhân tố khách quan

Tài nguyên của biển và vùng ven biển

Một điều hiển nhiên rằng, phải có biển thì mới có kinh tế biển. Tất cả những ngành KTB đều hình thành và phát triển từ việc khai thác một dạng tài nguyên biển nào đó. Mỗi nƣớc, vùng có biên giới tiếp giáp biển có những điều kiện tự nhiên – tài nguyên biển khác nhau bao gồm: vị trí địa lí - địa hình, khí hậu, thủy hải văn, đặc điểm về nƣớc biển, sinh vật biển, khoáng sản biển (bao gồm cả dầu khí),… Những yếu tố này tạo nên những lợi thế hay cũng có thể gây khó khăn đối với những hoạt

động kinh tế biển diễn ra. Do đó, yếu tố tác động đến kinh tế biển đầu tiên phải kể đến đó là điều kiện tự nhiên biển.

Biển Việt Nam có hệ sinh thái phong phú và đa dạng, là nhân tố quan trọng để phát triển nuôi trồng, đánh bắt hải sản, cung cấp ngày càng nhiều và đa dạng các loại nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nhƣ: cá, tôm, cua, sò, mực, rong, ngọc trai… dƣới dạng đánh bắt tự nhiên và nuôi trồng. Nhƣ vậy, phát triển nuôi trồng và đánh bắt hải sản ở nƣớc ta ngày càng giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nƣớc nói chung và công nghiệp nói riêng. Ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản đã trở thành ngành mũi nhọn đem lại hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho ngƣ dân và cho nền kinh tế quốc dân giải quyết nhiều công ăn việc làm. Nguồn lợi hải sản của nƣớc ta đƣợc đánh giá vào loại phong phú trong khu vực. Tổng trữ lƣợng hải sản khoảng 3,9-4,0 triệu tấn/năm, cho phép hàng năm khai thác 1,9 triệu tấn, trong đó vùng biển gần bờ chỉ khoảng 500 nghìn tấn, còn lại là vùng xa bờ; cá biển chiếm 95,5%. Theo các nghiên cứu khoa học, nguồn lợi hải sản Việt Nam có: 105 loài tôm, 25 loài mực, 7 loài bạch tuộc, 653 loài rong biển, trong đó rong kinh tế chiếm 14% (90 loài), san hô (loài san hô cứng) tạo rạn có 298 loài, thuộc 76 giống, 16 họ và trên 10 loài san hô sừng. Cá có trên 2.100 loài, trong đó hơn 100 loài có giá trị kinh tế. Theo đánh giá của các chuyên gia chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật thuỷ sản, thì trữ lƣợng của một số loài hải sản tiêu biểu có thể khai thác hàng năm tại vùng biển đặc quyền kinh tế Việt Nam nhƣ sau: cá (các loại) khoảng 4.180.133 tấn; tôm khoảng 44.404 tấn; mực ống khoảng 64.140 tấn ; mực nang khoảng 59.113 tấn ...Dọc theo bờ biển có khoảng 180 cửa sông, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gó mùa, trải dài trên 13 vĩ độ, có hơn 3 triệu ha đất ngập nƣớc, hiện nay nƣớc ta có khoảng 100.000 ha rừng đƣớc mang lại cho cƣ dân nhiều loại cá và chim, đƣớc cũng đem lại nguồn kiếm sống cho hàng nghìn bà con vùng ven biển. Mặc khác, rừng ngập mặn rất thích hợp cho nuôi trồng hải sản, gắn với bảo vệ môi trƣờng sinh thái biển .Hệ sinh thái rạng san hô với tổng diện tích ƣớc tính khoảng 127 nghìn ha, hệ sinh thái cỏ biển vào khoảng 8 nghìn ha…Đó là những nguồn lợi, tài nguyên vô cùng quý giá, phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng. [8]

Trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, đƣa nền sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn, nền kinh tế đòi hỏi phải đáp ứng một nguồn liệu lớn phục vụ

cho sản xuất và chế biến. Biển và vùng ven biển Việt Nam có hệ khoáng sản phong phú, đa dạng. Khai thác chúng phục vụ cho phát triển công nghiệp, với nguồn nguyên liệu tại chỗ góp phần giảm giá thành sản phẩm, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá sẽ cao hơn. Mặc khác, xuất hiện nhiều ngành công nghiệp mới: dầu khí, vàng sa khoáng…Các nguồn tài nguyên biển có khả năng khai thác lớn, đóng góp cho sự tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong đó phải kể đến dầu khí, một nguồn tài nguyên mũi nhọn, có ƣu thế nổi trội nhất của vùng biển Việt Nam, tiềm năng và trữ lƣợng dầu khí của Việt Nam khoảng 3 - 4 tỷ m3

dầu quy đổi, trong đó 0,9 - 1,2 tỉ m3

dầu và 2100 - 2800 tỷ m3 khí. Mặc dù so với nhiều nƣớc, nguồn tài nguyên dầu khí chƣa thật sự lớn, song đối với nƣớc ta nó có vị trí rất quan trọng, đặc biệt là trong giai đoạn khởi động nền kinh tế đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Ngoài dầu mỏ, biển và ven bờ biển Việt Nam còn có nhiều khoáng sản quan trọng phục vụ phát triển công nghiệp nhƣ than, sắt, titan, cát thuỷ tinh, các loại vật liệu xây dựng khác và khoảng 5-6 vạn ha ruộng muối biển… Tiềm năng về khí- điện-đạm và năng lƣợng biển cũng rất lớn nhƣ năng lƣợng gió, năng lƣợng mặt trời, thuỷ triều, sóng và cả thuỷ nhiệt.

Có thể nói, tài nguyên trên biển và vùng ven biển có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển các ngành, nghề, tạo ra nguồn nguyên liệu đáp ứng nhu cầu cuộc sống cho con ngƣời, giải quyết công ăn việc làm cho ngƣời lao động, góp phần đóng góp cho tăng trƣởng kinh tế. Vì vậy, cần phải đánh thức các tiềm năng tài nguyên của biển và ven biển mang lại, đƣa ra giải pháp, chiến lƣợc khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên quý giá mà thiên nhiên ban tặng phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc sớm đƣa nƣớc ta trở thành nƣớc công nghiệp vào năm 2020.

Cơ chế chính sách

Cơ chế chính sách ảnh hƣởng rất lớn đến phát triển các ngành kinh tế nói chung, kinh tế biển nói riêng. Cơ chế chính sách có thể thúc đẩy hoặc kiềm hảm sự phát triển kinh tế, xã hội. Trong đó, có ảnh hƣởng đến sự phát triển của kinh tế biển. Nƣớc ta có một vùng biển đặc quyền kinh tế rộng trên 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền, có bờ biển dài 3.260 km. Do vậy, vùng biển và ven biển nƣớc ta có vị

trí hết sức quan trọng cả về kinh tế, chính trị và an ninh, quốc phòng. Do vậy, những năm qua Đảng và nhà nƣớc ta có những cơ chế chính sách thông thoáng, mở đƣờng, hổ trợ cho kinh tế biển phát triển. Trƣớc hết, là trong đƣờng lối của Đảng. Nghị quyết 03-NQ/TW, ngày 6-5-1993 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong những năm trƣớc mắt, trong đó khẳng định rằng, phải đẩy mạnh phát triển kinh tế biển đi đôi với tăng cƣờng khả năng bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia. Song song với nhiệm vụ đó là bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng sinh thái biển, phấn đấu trở thành một nƣớc mạnh về biển vào năm 2020. Ngày 22-9-1997, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 20-CT/TW về đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đại hội Đảng lần thứ IX(2001) khẳng định mục tiêu: “Xây dựng chiến lƣợc phát triển kinh tế biển và hải đảo, phát huy thế mạnh đặc thù của hơn 1 triệu km2

thềm lục địa. Tăng cƣờng điều tra cơ bản làm cơ sở cho các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế biển. Đẩy mạnh công tác nuôi trồng, khai thác, chế biến hải sản; thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí; phát triển đóng tàu thuyền và vận tải biển; mở mang du lịch; bảo vệ môi trƣờng; tiến mạnh ra biển và làm chủ vùng biển. Phát triển tổng hợp kinh tế biển và ven biển, khai thác lợi thế các khu vực cửa biển, hải cảng để tạo thành vùng phát triển cao, thúc đẩy các vùng khác. Xây dựng căn cứ hậu cần ở một số đảo để tiến ra biển khơi. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với bảo vệ an ninh trên biển”. Đại hội Đảng lần thứ X (năm 2006) tiếp tục khẳng định: “ Phát triển mạnh kinh tế biển vừa toàn diện, vừa có trọng tâm, trọng điểm với những ngành có lợi thế so sánh để đƣa nƣớc ta trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh và hợp tác quốc tế” . Từ các quan điểm chỉ đạo trên, Hội nghị lần thứ tƣ Ban Chấp hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế biển của huyện đảo cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)