.Phát triển sản xuất và chế biến muối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế biển của huyện đảo cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 95)

Cô Tô tự hào có cánh đồng muối đƣợc công nhận là di tích lịch sử ngoài việc phát triển sản xuất cung cấp trên địa bàn toàn huyện và cung cấp ra một số địa phƣơng khác.

Nghề làm muối đƣợc hình thành từ lúc ngƣời Hoa chƣa về nƣớc còn sinh sống trên đảo. Tuy nhiên, hiện nay nghề làm muối đã bị mai một do giá thành rẻ công việc nặng nhọc, thu nhập thấp.

Nghề làm muối ở Cô Tô, phần lớn tập trung hai xã Đồng Tiến và Đồng Tiến với diện tích và sản lƣợng phƣơng thức sản xuất đang là ở mức truyền thống đã có từ nhiều năm với phƣơng tiện lạc hậu, thủ công là chủ yếu, quy mô nhỏ, phân tán, cho nên năng suất và chất lƣợng còn thấp, mặc dù vậy những năm gần đây nghề muối Cô Tô đã có những chuyển biến tích cực đó là:

Cô Tô đang xuất hiện “phong trào” diêm dân quay trở lại với nghề và thời điểm này có nhiều diêm dân quay lại với nghề nhất. Chỉ riêng xã Thanh Lân vùng trọng điểm làm muối của tỉnh có 90 diêm dân trở lại làm nghề.

Hiện, giá bán muối tại nơi sản xuất là 4.000 đồng/kg, cao gấp 3 lần so với năm ngoái. Với giá bán này, nghề làm muối đang có lãi lớn. Với giá bán nhƣ hiện nay, một ha ruộng làm muối diêm dân thu lãi ít nhất 40 triệu đồng, không thua kém sản xuất nông nghiệp đơn thuần khác.

Những năm trƣớc, nghề làm muối tại Cô Tô gặp nhiều khó khăn, do giá thu mua thấp, mất mùa, vùng quy hoạch manh mún, thiếu tập trung, không ít diêm dân phải chuyển nghề hoặc chấp nhận bỏ hoang ruộng muối vì không có lãi. Để nâng cao hiệu quả nghề làm muối, tỉnh đã quy hoạch lại vùng làm muối, tập trung chủ yếu ở 2 xã là Đồng Tiến vàThanh Lân, kết hợp đầu tƣ kiến thức khoa học trong làm muối cho diêm dân. Nhờ những biện pháp đồng bộ đó nên năm 2013, vùng quy hoạch làm muối tuy có thu hẹp về diện tích nhƣng năng suất, sản lƣợng muối tăng.

3.2.3. Phát triển du lịch và dịch vụ

3.2.3.1. Tiềm năng phát triển du lịch của huyện Cô Tô

Đảo Cô Tô có vị trí địa lý thuận lợi nằm trong quần thể du lịch trọng điểm Hạ Long – Vân Đồn – Móng Cái – Trà Cổ, là một lợi thế quan trọng để mở rộng thị trƣờng và hợp tác phát triển, có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế - xã hội, trong đó

có du lịch.

Đảo Cô Tô có nguồn tài nguyên tự nhiên đa dạng, phong phú nhƣ tài nguyên sinh thái, tài nguyên biển với các điều kiện rất thuận lợi cho việc khai thác để phát triển du lịch; có nhiều danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử văn hoá, làng nghề truyền thống là những tiền đề quan trọng để thu hút khách du lịch đến tham quan, là cơ sở để xây dựng chiến lƣợc phát triển các sản phẩn du lịch.

Hiện nay, trên đảo có nhiều sản phẩm du lịch có giá trị văn hóa, thẩm mỹ cao và sinh thái: các khu Di tích văn hóa (khu di tích Hồ Chí Minh, cánh đồng muối), khu di tích lịch sử (di tích trận chiến đại đội Ký Con), các khu danh thắng (các bãi đá, đồi ngắm sóng, rừng nguyên sinh…), những công trình kiến trúc, xây dựng (ngọn Hải đăng, Hồ Trƣờng Xuân, Nhà thờ…khu dịch vụ hậu cần nghề cá), khu làng chài và hệ thống các bãi tắm chất lƣợng cao có thể khai thác phát triển Du lịch: Bãi Hồng Vàn, Vàn Chảy (xã Đồng Tiến, Bắc Vàn), Nam Hải (Thị trấn),bãi đầu Nam Cô Tô con, bãi đầu Đông Cô Tô con,…đã hình thành các khu du lịch, các dịch vụ du lịch phục vụ khách du lịch; còn các bãi tắm Ba Châu, bãi tắm Hải Quân (xã Thanh Lân), Vụng Bò, Hải Quân (đảo Trần)... đang đƣợc kêu gọi đầu tƣ xây dựng thành các khu du lịch và dịch vụ.

Sau đây là hiện trạng phát triển các khu du lịch trên đảo.

Thị trấn Cô Tô

- Khu di tích Hồ Chủ Tịch trên đảo Cô Tô (đền thờ, khu tƣợng đài, khu lƣu niệm) là một quần thể những dấu tích lƣu niềm về Hồ Chủ Tịch, nơi thu hút đông đảo các du khách đến dâng hƣơng tƣởng nhớ về ngƣời trƣớc khi thực hiện hành trình khám phá thăm đảo.

+ Cánh đồng muối nơi Bác đến thăm: là một thung lũng bằng phẳng xung quanh là đồi núi bao bọc, có các của thông ra biển thuộc thôn Nam Hải, trƣớc cửa trung tâm Y tế huyện Cô Tô.

+ Di tích Dốc Khoai: Nơi Bác đến đã dặn dò và động viên ngƣời dân phát huy sản xuất ổn định đời sống và giữ vững chủ quyền biển đảo.

- Khu di tích Đồn Cao nơi ghi lại chiến công anh dũng của đại đội anh hùng Ký Con quyết tử bảo vệ chủ quyền biển đảo chống thực dân Pháp.

- Bãi đá cầu Mỵ, bãi đá Đuôi chuột, đồi ngắm sóng là nơi đƣợc du khách quan tâm thƣởng ngoạn cùng với các hoạt động giải trí câu cá, bắt ốc…thám hiểm

khám phá rạn san hô quí hiếm. Nằm phía Nam của đảo Cô Tô. Bãi đá Cầu Mỵ với hệ thống đá trầm tích đƣợc bào mòn qua hàng vạn năm bởi nƣớc biển tạo ra một kì quan thực sự. Duy nhất trong các đảo của Việt Nam. Toàn bộ khu vực có hình giống Đuôi Chuột, hƣớng ra biển. Đƣợc dân đảo gọi ngắn gọn là Đuôi Chuột

Ngoài bãi đá, trên các điểm cao để bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh khu vực cảnh quan.Tại đây du khách có thể lặn trong ngày lặng gió, trong mùa rêu để ngắm nhìn từng đàn cá nhiều màu sắc bơi lội dƣới làn trƣớc trong xanh.

- “Con đƣờng tình yêu” thơ mộng trải dài dƣới tán rừng phi lao chạy theo bãi tắm Nam Hải là điểm đi dạo ƣa thích của ngƣời dân đảo và cũng là điểm ngắm bình minh đẹp nhất dành cho du khách.

- Khu làng chài và khu hậu cần nghề cá là điểm đến cho du khách trải nghiệm thực tế các hoạt động sản xuất chế biến các loại thủy hải sản đặc trƣng của đảo.

- Bãi tắm Nam Hải (khu tƣợng Bác) dài 1,5km chạy suốt về phía cuối đảo, cát trắng mịn, thoải dài thuận lợi tổ chức các hoạt động vui chơi biển với các trò chơi hấp dẫn nhƣ lƣớt sóng, mô tô nƣớc, xuồng bay…đây là một trong những điểm du lịch tắm biển thu hút đông đảo ngƣời dân và du khách.

Xã Đồng Tiến

- Hải đăng Cô Tô không chỉ đơn thuần giúp những con tàu bình yên vƣợt sóng mà còn là những cột mốc khẳng định chủ quyền tại vùng biển Đông Bắc Tổ quốc. Từ ngọn Hải đăng Du khách có thể chiêm ngƣỡng vẻ đẹp toàn cảnh đảo Cô Tô, đây là một trong những điểm đến hấp dẫn mà du khách thƣờng quan tâm.

- Bãi Hồng Vàn (thôn Hồng Hải xã Đồng Tiến) có chiều dài 04 km có diện tích khoảng 0,24 km2

(chạy dài từ mom pháo Quân y đến kho gạo), bãi biển sạch dẹp có cát trắng mịn, ít sóng, có những rạn san hô quí hiếm, là nơi tắm biển, tổ chức các trò chơi trên biển (lƣớt sóng, lặn biển khám phá). Bãi chia thành những khu vực khác nhau: tắm biển, bảo tồn san hô, rừng thiên nhiên, là điều kiện phát triển khu du lịch sinh thái nghỉ dƣỡng chất lƣợng cao, kết hợp chữa bệnh. Khu vực này đã có quy hoạch phát triển du lịch đang chờ nguồn vốn đầu tƣ nên vẫn ở dạng tiềm năng chƣa đƣợc khai thác phát triển.

-Bãi Vàn Chảy nằm (thôn Nam Hà xã Đồng Tiến) dài 3,5 km diện tích khoảng 0,21 km2

lớn cùng với cánh rừng nguyên sinh (rừng Chõi) tạo nên môi trƣờng không khí trong lành. Đây là địa điểm thu hút đông đảo dân cƣ đảo và du khách với các hoạt động tắm biển và vui chơi biển, khám phá thiên nhiên.

-Bãi Bắc Vàn (chạy dọc theo cánh rừng chõi xã Đồng Tiến) có chiều dài 1,5 km, diện tích bãi biển gần 0,1 km2 cát trắng đẹp. Với đa dạng hệ sinh thái của rừng nguyên sinh là niềm đam mê của nhiều du khách thích khám phá, nghiên cứu khoa học.

-Giống nhƣ hình ảnh của Đà Lạt thu nhỏ, làng chài thôn Hải Tiến đơn sơ nấp bóng cùng những con đƣờng chạy dƣới rặng phi lao và những cánh rừng ven biển thu hút du khách lƣu trú tại đây trải nghiệm ra khơi câu cá câu mực và tận hƣởng những giây phút đặc biệt cùng những món ăn ngon đậm chất biển đảo và hoang sơ đƣợc chế biến bởi chính những ngƣời dân thôn đảo.

-Trên con đƣờng dẫn du khách tới cảng Bắc Vàn, và Hồng Vàn, cảnh đẹp hoang sơ của khu rừng nguyên sinh với hệ thảm thực vật phong phú của rừng Chõi tạo cho du khách cảm giác nhƣ đang bƣớc vào thế giới thiên nhiên kỳ ảo mà chỉ có nơi biển đảo Cô Tô. Tại đây du khách thƣờng tổ chức hoạt động cắm trại, khám phá vẻ đẹp thiên nhiên của núi rừng và hòa mình vào sóng biển của bãi tắm Bắc Vàn hoang sơ.

-Có không gian yên tĩnh, khí hậu trong lành với những ngành nghề sản xuất nông nghiệp truyền thống, dịch vụ du lịch Homestay đã thu hút đông đảo du khách cùng trải nghiệm khám phá những nét đẹp của đời sống, sinh hoạt, tận hƣởng không khí thân thiện mến khách của ngƣời dân thôn Nam Đồng, Nam Hà. Hải Tiến...

-Hồ chứa nƣớc Trƣờng Xuân không chỉ là công trình dân sinh đáp ứng nhu cầu nƣớc sinh hoạt và sản xuất cho ngƣời dân đảo mà còn có ý nghĩa to lớn về môi trƣờng, đây là công trình xây dựng trọng điểm của Huyện có tính thẩm mỹ cao và cũng là địa điểm lý tƣởng để lƣu lại những hình ảnh đẹp cho du khách khi đến thăm Cô Tô.

Tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, tiềm năng đất đai dồi dào là điều kiện phát triển nhiều loại hình du lịch đặc sắc làm phong phú thêm các sản phẩm du lịch trên địa bàn: Công viên vui chơi giải trí cảm giác mạnh, khu nghỉ dƣỡng cao cấp… sẽ thu hút du khách nhiều hơn đến với Cô Tô.

Đảo Cô Tô con

Nam Cô Tô con (đảo Cô Tô con) và bãi đầu Đông Cô Tô con bãi biển hoang sơ, cát trắng, nƣớc trong xanh, sóng đẹp với hệ sinh thái phong phú của rừng nguyên sinh là mối quan tâm của nhiều du khách. Tuy nhiên cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch tại đây chƣa phát triển, giao thông đi lại khó khăn là những hạn chế đối với du khách.

- Rừng nguyên sinh Cô Tô Con có nhiều loại động vật, chim muông và sở hữu nhiều loại gỗ quí. Du khách có thể đi xuyên rừng Cô Tô Con để đến với các bãi biển trên đảo và tìm kiếm những kỷ vật đƣợc tinh tạo bởi thiên nhiên từ những những mảnh san hô, viên đá hay những vỏ ốc của đảo.

Có những lợi thế về đặc biệt không gian, Cô Tô Con có thể trở thành điểm du lịch “Phi truyền thống” và phát triển du lịch theo hƣớng: Ở đó du khách sẽ đƣợc cung cấp những sản phẩm du lịch “Mới lạ và sang trọng” và cao cấp nhất theo tiêu chuẩn Quốc Tế.

Xã Thanh Lân

Thanh Lân đẹp nhẹ nhàng với những cung đƣờng uốn lƣợn quanh đảo. Cũng nhƣ Cô Tô, Thanh Lân nổi bật với những bãi tắm hoang sơ mà khó nơi đâu có đƣợc với những bãi đá trầm tích hàng nghìn năm tuổi và những cánh rừng nguyên sinh bám theo những bãi cát dài của biển.

- Bãi biển trung tâm xã (hiện là nơi tránh trú của tàu thuyền) dài khoảng 01 km, bãi cát trắng, thoải dài. Trong tƣơng khu vực này sẽ đƣợc khai thác trở thành nơi tắm biển, tổ chức các hoạt động vui chơi với những sản phẩm du lịch mới thúc đẩy phát triển Du lịch trên địa bàn.

- Bãi tắm vụng Ba Châu (thôn 3 xã Thanh Lân) nƣớc trong xanh, sóng đẹp, hoang sơ dài khoảng gần 01 km, nằm gần sát với rừng nguyên sinh với các loại cây che bóng và thảm cỏ xanh cùng với những bãi đá khu vực 2 đầu bãi tắm là điều kiện thuận lợi phát triển loại hình du lịch sinh thái, cắm trại, khám phá rừng và trải nghiệm câu cá, câu mực, bắt cù kỳ, bắt ốc…

- Bãi tắm Hải Quân (thôn 3 xã Thanh Lân) dài gần 1km, bãi thoải, cát trắng mịn, nƣớc trong, sóng đẹp. Du khách sẽ đƣợc tận hƣởng cảm giác sảng khoái bởi không khí trong lành tạo bởi không khí mát mẻ của cánh rừng nguyên sinh và gió biển trên con đƣờng dẫn quí du khách đến với bãi biển. Ở đây cùng với hoạt động tắm biển khám phá rừng, du khách sẽ đƣợc trải nghiệm “Một ngày làm chiến sỹ”

- Bãi tắm C67 (xã Thanh Lân) dài gần 01 km, cát trắng mịn, sóng đẹp bãi biển hoang sơ nằm bên cánh rừng nguyên sinh có trảng cỏ đẹp dƣới bóng mát của cánh rừng Chõi, dứa rừng thuận lợi cho phát triển du lịch khám phá, cắm trại, tắm biển cùng với hoạt động trải nghiệm câu cá, câu mực, bắt ốc…

- Khám phá rừng nguyên sinh (khu vực đồi ra đa và Mom Sửu), trải nghiệm cùng tham gia đi biển câu cá, câu mực, bắt sá sùng, bắt ốc, bắt cù kỳ với ngƣời dân thôn 1, tham quan các đảo nhỏ trên biển nhƣ: Hòn Miếu, Thanh Mai, Cá chép…sẽ mang lại nhiều hơn cho du khách những cảm nhận đặc biệt khi đến và khám phá Thanh Lân.

Tiềm năng phát triển du lịch của Xã là khá dồi dào, khó khăn về giao thông đến những điểm du lịch, tuyến giao thông đối ngoại chƣa đƣợc hình thành, tần suất chạy tàu từ đảo Cô Tô Lớn đến Thanh Lân còn thấp, chất lƣợng không cao, chờ đợi nhiều gây lãng phí thời gian là những khó khăn cho du khách trong kế hoạch thăm quan và lƣu trú.

Trong tƣơng lai, việc đầu tƣ xây dựng hệ thống hạ tầng, nâng cao năng lực vận chuyển khách sẽ phát huy đáng kể tiềm năng du lịch xã, góp phần thức đẩy mạnh mẽ ngành du lịch Cô Tô phát triển.

Đảo Trần

Nằm cách xa đảo Cô Tô Lớn khoảng 40 km, cách thị xã Móng Cái trên 20 km, đảo Trần giữ nguyên vẻ hoang sơ với những bãi biển cát trắng, những cánh rừng nguyên sinh với hệ thảm thực vật đa dạng và phong phú các loại chim muông, thú hoang dã.

Những bãi tắm đẹp nhƣ bãi Vụng Bò, bãi tắm Ra Đa – Hải Quân có chiều dài khoảng 500 m với diện tích trên 01 km2

là những địa điểm lý tƣởng cho các hoạt động nghỉ dƣỡng, tắm biển, câu cá, bắt ốc…kết hợp với hoạt động cắm trại, trải nghiệm “Một ngày làm chiến sỹ” với các chiến sỹ đảo; tham quan cột cờ chủ quyền, trạm Hải Đăng, khu dịch vụ hậu cần nghề cá…

3.2.3.2. Thực trang phát triển du lịch

Trong giai đoạn 2011-2013, ngành Dịch vụ tăng trƣởng mạnh mẽ với tốc độ tăng 64,2%, chủ yếu do tăng từ du lịch: 169,2%/năm, chiếm tỷ trọng 36,3% cơ cấu kinh tế của Huyện. Lƣợng khách du lịch tới đảo tăng nhanh, từ chỗ rất ít khách du lịch biết đến Cô tô nhƣng chỉ sau vài năm số lƣợng khách thăm quan đã gia tăng đột biến.

a) Chỉ tiêu về khách du lịch

* Tốc độ tăng trưởng khách du lịch

Tốc độ tăng trƣởng khách du lịch đảo Cô Tô trong giai đoạn 2010 - 2013 đạt 148,5%/năm, trong đó tăng trƣởng khách Quốc tế là 12,3%/năm, khách nội địa tăng mạnh với tốc độ tăng bình quân gần 152,0%/năm. Số lƣợng khách du lịch Quốc tế đến với Cô Tô có xu hƣớng không ổn định và chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu khách du lịch (Năm 2010 chiếm hơn 4,4%, năm 2011 gần 2%, năm 2012hơn 1%, năm 2013 là 0,5%).

Bảng 3.21: Hiện trạng khách du lịch đến Cô Tô giai đoạn 2010 – 2013

TT Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Lƣợt khách Tỷ trọng (%) Lƣợt khách Tỷ trọng (%) Lƣợt khách Tỷ trọng (%) Lƣợt khách Tỷ trọng (%) 1 Tổng số lƣợt khách 3.663 100 15.299 100 35.360 100 56.231 100 2 Khách du lịch quốc tế 161 95.6 306 2.0 637 1.8 280 0.5 3 Khách du lịch nội địa 3.502 4.4 14.993 98.0 34.993 98.2 55.951 99.5

Nguồn: Số liệu Thống kê của phòng VHTT

Năm 2010 du lịch Cô Tô đón đƣợc 3.663 lƣợt khách trong đó khách du lịch Quốc tế chiếm 4,4%, khách du lịch nội địa chiếm 95,6%; đến năm 2011, du lịch Cô Tô ƣớc đón đƣợc 15.299 lƣợt khách, trong đó khách du lịch Quốc tế chỉ chiếm gần 2%, khách du lịch nội địa chiếm trên 98%; Năm 2012 tổng số khách du lịch là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế biển của huyện đảo cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)