Giá trị sản xuất nuôi trồng thủy sản huyện CôTô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế biển của huyện đảo cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 88 - 90)

TT Nội dung Đơn vị 2010 2011 2012 2013

Giá trị SX TS Tỷ đồng 88 94 89 80

1 Nuôi trồng TS Tỷ đồng 9 9 8 8,5

Tỷ lệ % 10,2 9,6 9,0 10,6

Nguồn: Cục thống kê huyện Cô Tô

b) Cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản

Đối với nuôi nước ngọt và nuôi cá biển trong ao: Đến cuối năm 2013, hai xã

Thanh Lân và Đồng Tiến đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới nên cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu sản xuất. Hệ thống đƣờng giao thông đi lại thuận tiện, các cơ sở nuôi đều sử dụng điện trong nuôi trồng thủy sản. Với các ao nuôi cá biển, do lấy nƣớc trực tiếp vào ao qua chế độ thủy triều nên nguồn nƣớc đảm bảo. Với các ao nuôi cá nƣớc ngọt, do nguồn nƣớc ngọt khan hiếm nên khó khăn trong công tác thay nƣớc trong quá trình nuôi.

Đối với các vùng nuôi bãi triều: Do các vùng nuôi bãi triều thƣờng xa khu dân

cƣ và các đảo lẻ nên cơ sở hạ tầng vùng nuôi còn nhiều khó khăn, các vùng nuôi chƣa có điện, đƣờng giao thông đi lại khó khăn gây ảnh hƣởng đến công tác bảo vệ vùng nuôi và quá trình thu hoạch.

Trên địa bàn huyện có một cơ sở sản xuất giống, tuy nhiên hiện nay đã ngừng sản xuất. Con giống cung cấp cho nuôi thƣơng phẩm chủ yếu đƣợc lấy từ 02 nguồn: Giống tự nhiên và giống nhập từ các địa phƣơng khác.

3.2.1.4. Thực trạng chế biến thủy hải sản

Năng lực cơ sở chế biến thuỷ sản đƣợc thể hiện bởi loại thiết bị, số lƣợng, đặc tính kỹ thuật, tính mới, tính hiện đại của thiết bị. Tuỳ thuộc vào loại hình chế biến, mức độ đầu tƣ, khả năng sử dụng, mỗi cơ sở có năng lực thiết bị khác nhau, sự khác nhau này còn mang tính khu vực, vùng miền, theo từng giai đoạn.

Các cơ sở chế biến thuỷ sản trên địa bàn huyện tập trung chủ yếu tại thị trấn Cô Tô và xã Thanh Lân. Phần lớn các cơ sở hoạt động theo hình thức tổ hợp tác và hộ gia đình, quy mô nhỏ lẻ. Thiết bị, dụng cụ sản xuất còn thô sơ, thủ công và theo kinh nghiệm. Quy mô các cơ sở nhỏ lẻ, sản phẩm chế biến không ổn định và thƣờng thay đổi theo nhu cầu khách hàng cũng nhƣ mùa vụ nguyên liệu. Mặc dù vậy, có nhiều hộ gia đình và tổ hợp cũng có sản lƣợng sản phẩm thuỷ sản sơ chế đạt 100 nghìn tấn/năm.

Chế biến thủy sản tại Cô Tô chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu thụ thủy sản của ngƣời dân và khách du lịch. Hình thức sản xuất mang tính chất thủ công, quy mô nhỏ với một số sản phẩm chủ yếu nhƣ nƣớc mắm, cá khô, mực khô, sơ chế sứa...

Trong giai đoạn 2010 - 2013, tổng số cơ sở chế biến thuỷ sản tăng từ 61 cơ sở lên 81 cơ sở, tăng 1,33 lần. Trong đó, số cơ sở sản xuất nƣớc mắm tăng gần 1,44 lần, cơ sở sản xuất hàng khô tăng trên 1,18 lần, cơ sở sản xuất Sứa tăng gấp 2 lần.

Năm 2013, trên địa bàn huyện có 20 cơ sở chế biến thuỷ sản khô, trong đó có 6 cơ sở chế biến thuỷ sản khô xuất khẩu, các cơ sở này chủ yếu có quy mô hộ gia đình và tập trung tại xã Thanh Lân và thị trấn Cô Tô, với tổng công suất chế biến đạt khoảng 400 tấn/năm.

Trong giai đoạn 2010 - 2013, số cơ sở chế biến Sứa tăng gấp 2 lần, tăng từ 21 cơ sở lên 42 cơ sở, với công suất chế biến khoảng 420.000 thùng/năm. Cơ sở chế biến Sứa chủ yếu tập trung tại thị trấn Cô Tô và xã Thanh Lân. Nghề chế biến Sứa đã tận dụng đƣợc nguồn lợi Sứa dồi dào, tăng giá trị kinh tế, tăng giá trị xuất khẩu và giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho ngƣ dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện phát triển.

Hiện nay, phần lớn sản phẩm chế biến từ Sứa mới dừng ở mức độ sản phẩm sơ chế xuất theo con đƣờng tiểu ngạch.

Diện tích các xƣởng chế biến sứa dao động từ 300 - 3.000 m2, tổng diện tích đất thuê chế biến 37.826 m2, trung bình mỗi xƣởng có 20 - 60 bể sản xuất. Công suất chế biến trung bình mỗi xƣởng đạt 120 tấn/năm (1,386 tấn/ngày), tƣơng đƣơng với 8.000 - 12.000 thùng/năm. Trung bình các xƣởng chế biến thu mua 1.000 - 1.500 con/ngày (khoảng 25 - 35 tấn).

Đa phần các xƣởng sản xuất ở gần biển, chƣa có quy hoạch vị trí xây dựng. Mặc dù chƣa có đánh giá tác động môi trƣờng đối với cơ sở sản xuất nhƣng về lâu dài, với hình thức sản xuất hiện nay thì sẽ làm ảnh hƣởng đến vùng biển ven bờ quanh khu vực sản xuất.

Trong giai đoạn 2010 - 2013, số cơ sở chế biến nƣớc mắm tăng 3 cơ sở, với mức tăng trung bình 5,6%/năm, chủ yếu tập trung ở thị trấn Cô Tô và xã Thanh Lân. Trong đó, xã Thanh Lân có cơ sở sản xuất nƣớc mắm lớn nhất huyện. Các cơ sở sản xuất nƣớc mắm theo phƣơng pháp truyền thống, tự cung tự cấp. Năm 2013, toàn huyện có 19 cơ sở chế biến nƣớc mắm, với công suất khoảng 17.000 lít/năm. Trong đó, cơ sở lớn nhất có thể sản xuất 10.000 lít/năm, cơ sở nhỏ chỉ sản xuất từ 400 - 500 lít/năm.

Số lƣợng cơ sở nƣớc mắm tập trung tại 1 xã đảo tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng làng nghề sản xuất mang thƣơng hiệu nƣớc mắm Cô Tô, thuận tiện trong công tác quản lý về mặt chất lƣợng, sản xuất, môi trƣờng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế biển của huyện đảo cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)