Điều kiện kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế biển của huyện đảo cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 72 - 77)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế-xã hội của Huyện đảo CôTô

3.1.3.1. Điều kiện kinh tế

a) Cơ cấu kinh tế

Mặc dù nền kinh tế huyện Cô Tô có những bƣớc tăng trƣởng và phát triển. Tuy nhiên huyện Cô Tô vẫn là một huyện thuần nông, sản xuất mang tính tự cung

tự cấp. Điều này đƣợc thể hiện trong bảng giá trị sản xuất của các nganh kinh tế giai đoạn 2010 – 2013 nhƣ sau:

Bảng 3.1: Giá trị sản xuất qua các năm huyện Cô Tô (giá 2010)

TT Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tốc độ

phát triển trung bình (%) Giá trị (tỷ đồng Tỷ trọng (%) Giá trị ( tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị ( tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Tổng GTSX (giá cố định) 50.1 100 62.9 100 66.5 100 15.1 1 Ngành nông, lâm và thủy sản 31.1 62.07 35.4 56.3 35.8 53.8 7.05 2 Ngành CN, TTCN, XD 3.1 8.23 7.1 11.3 8.6 13.0 24.9 3 Ngành TMDV và DL 15.9 31.7 20.4 32.4 22.1 33.2 22.1

Nguồn: Chi cục thống kê, phòng Tài nguyên môi trường - NN Cô Tô và tính toán dự án

Qua bảng 3.1 cho ta thấy tổng GTSX tăng qua các năm năm 2012 là 50.1 tỷ đồng, năm 2013 tăng lên là 62,9 tỷ đồng, năm 2014 tăng lên là 66.5 ình ba năm là 15.1%.

- Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2014 là 35,8 tỷ đồng , năm 2012 là 31.1 tỷ đồng.

- Ngành công nghiệp và xây dựng tốc độ phát triển trun g bình l à 24.9%% và ngành thƣơng mại dịch vụ và du lich là 22.1% .

Về cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển dịch theo hƣớng tích cực, tăng dần tỷ trọng thƣơng mại dịch vụ và du lịch; giảm nông lâm thuỷ sản và công nghiệp xây dựng trong đó ngành nông, lâm và thủy sản và ngành công nghiệp xâydƣng.

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu các ngành kinh tế huyện Cô giai đoạn 2012-2014

(Nguồn:Chi cục thống kê huyện Cô Tô năm 2012 - 2014)

Qua biểu đồ ta thấy đã có sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của huyện nhƣng tốc độ chuyển dịch chậm. Năm 2012 tỷ trọng ngành nông, lâm và thủy sản là 62.07%, ngành CN,TTCN, XD 8.23%, ngành TMDV và DL là 31.7%. Đến năm 2014 có sự thay đổi tỷ trọng đó là ngành nông, lâm và thủy sản lảm còn là 53.8%, ngành CN,TTCN, XD tăng lên là 13%, ngành TMDV và DL tăng lên là 33.2%.Vì vậy, trong thời gian tới huyện cần xây dựng và thực hiện có hiệu quả hơn nữa các chính sách để phát triển kinh tế nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế của huyện.

b) Đầu tư phát triển

Trong những năm qua, huyện đảo Cô Tô đã đƣợc Nhà nƣớc quan tâm, hỗ trợ đầu tƣ, đặc biệt là đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản và phát triển kinh tế-xã hội, trong đó nhiều hạng mục công trình quan trọng nhƣ: xây dựng cầu cảng, xây dựng mạng lƣới điện và cáp điện từ đất liền ra đảo, xây dựng các hồ chứa nƣớc, mạng lƣới giao thông. Nguồn vốn đầu tƣ cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện chủ yếu là vốn từ ngân sách tỉnh, nguồn vốn Biển Đông - Hải Đảo và vốn từ ngân sách huyện.

c) Các lĩnh vực kinh tế chủ yếu của huyện

* Lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp

+ Nông nghiệp

Nông nghiệp là một trong những ngành có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Bảng 3.2: Những sản phẩm nông nghiệp chính huyện Cô Tô

Đơn vị 2012 2013 2014 Lúa Tấn 618 544 558 Chăn nuôi Trâu Con 210 197 201 Bò Con 517 550 552 Lợn Con 2250 2450 2506 Gia cầm Con 16500 17500 18200

Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo KT-XH và Phòng Thống kê huyện Cô Tô

Qua bảng 3.2 cho thấy, diện tích, năng suất và sản lƣợng cây trồng của huyện Cô Tô nhƣ sau:

- Cây lúa: Sản lƣợng biến động qua các năm, năm 2012 sản lƣợng là 618 tấn,

năm 2013 giảm còn 554,0 tấn, đến năm 2014 tăng lê là 558 tấn. Diện tích gieo trồng lúa giảm dần kéo theo sản lƣợng giảm và biến động, diện tích giảm do tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá, một phần phải chuyển sang mục đích sử dụng khác. Năng suất tăng qua các năm do ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu giống, các giống năng suất chất lƣợng cao đã chiếm phần lớn diện tích, vì vậy sản lƣợng ổn định.

*Chăn nuôi: Chăn nuôi phát triển khá ổn định, trong giai đoạn 2012-2014,

về cơ bản không có dịch bệnh lớn xảy ra do làm tốt công tác phòng, chống, kiểm tra dịch bệnh, kiểm soát việc buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm vào địa bàn. Năm 2014, số lƣợng đàn trâu 201 con, đàn bò 552 con, đàn lợn 2.506 con, đàn gia cầm 18.200 con.

+ Lâm nghiệp

Quỹ đất cho phát triển lâm nghiệp của Cô Tô đến năm 2013 là2.774 ha, bằng 58,39% diện tích tự nhiên. Diện tích rừng hiện có là 2089,71 ha, bằng 75,33% diện tích đất lâm nghiệp. Tiềm năng phát triển lâm nghiệp rất hạn chế, chỉ có thể tái trồng rừng ở những nơi đã khai thác gỗ chỉ còn trảng cỏ và cây bụi.

- Bảo vệ rừng: Diện tích rừng bị chặt phá đã giảm đáng kể do thực hiện chủ trƣơng giao khoán rừng cho tập thể, hộ gia đình.

- Rừng trồng: Diện tích rừng trồng tăng dần. Hàng năm tăng thêm khoảng 20 ha, chủ yếu là thông, keo, bạch đàn, phi lao, mỡ và cây bản địa. Trong những năm gần đây, rừng ngập mặn và cây keo đã đƣợc trồng và cho kết quả tốt.

- Khoanh nuôi phục hồi rừng: Hàng năm khoanh nuôi đƣợc 20-40 ha. Nhờ khoanh nuôi mà rừng trƣớc đây bị chặt phá đã phục hồi tốt. Năm 2010, công tác trồng rừng đạt 275,6 ha, chăm sóc rừng 65,8 ha; bảo vệ rừng 507 ha. Năm 2013: Độ che phủ của rừng ƣớc đạt 40%, tăng 4,1% so với năm 2010.

Các cơ quan chức năng và các địa phƣơng làm tốt công tác phòng chống cháy rừng. Tình trạng vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng nhƣ khai thác cây rừng làm cây cảnh, khai thác khoáng sản ảnh hƣởng đến tài nguyên rừng vẫn xảy ra trên địa bàn. Công tác giao đất, giao rừng: hoàn thiện hồ sơ, phƣơng án của các địa phƣơng đƣợc cơ quan chuyên môn thẩm định, đủ điều kiện giao đất, giao rừng cho các hộ dân trên địa bàn.

Nhìn chung, trong những năm qua, đóng góp của lâm nghiệp vào tăng trƣởng kinh tế của huyện còn thấp.

+ Ngƣ nghiệp

Hiện nay, ngƣ nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu của huyện Cô Tô với diện tích ngƣ trƣờng trên 4.000 km2. Sản lƣợng khai thác thủy sản tăng khoảng 12,2% trong giai đoạn 2010-2013. Năm 2013, tổng Sản lƣợng khai thác hải sản cả năm ƣớc đạt 5.588 tấn, trong đó: cá 2.080 tấn, tôm 62 tấn, mực 346 tấn, hải sản khác 3.100 tấn.

Về nuôi trồng thủy sản: Huyện đã tiến hành quy hoạch khoanh nuôi những

loại hải sản quý hiếm nhƣ: ngọc trai, cầu gai, bào ngƣ và phát triển dự án nuôi cá lồng bè trên biển, một số mô hình nuôi ốc, nuôi hải sâm, bƣớc đầu đã có kết quả tốt.

*Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (TTCN)

Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của huyện Cô Tô phát triển còn nhiều hạn chế. Trên địa bàn huyện hiện có 31 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp chủ yếu là các hộ kinh doanh cá thể và mô hình hợp tác xã. Giá trị sản xuất năm 2013, ƣớc đạt 14 tỷ đồng (khoảng 3,1 tỷ tính theo giá 2010).

b) Các lĩnh vực dịch vụ

* Thương mại

Hoạt động thƣơng mại trên địa bàn huyện ngày càng sôi động, các mặt hàng buôn bán ngày càng đa dạng, phong phú về mẫu mã, kiểu dáng và chất lƣợng cũng đƣợc nâng cao. Các sản phẩm trao đổi trên thị trƣờng phần lớn là những sản phẩm thiết yếu phục vụ cho đời sống sinh hoạt hàng ngày của ngƣời dân nhƣ lƣơng thực, thực phẩm, nhiên liệu xăng dầu, nguyên vật liệu xây dựng. Các trung tâm thƣơng mại, dịch vụ đƣợc củng cố, duy trì hoạt động tốt nhƣ chợ Cô Tô, chợ cá Thanh Lân... Hình thức bán hàng chủ yếu là bán lẻ, các mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu trên địa bàn chủ yếu là các loại hải sản đông lạnh và thị trƣờng xuất khẩu là Trung Quốc.

* Du lịch

Du lịch là ngành kinh tế có nhiều tiềm năng của huyện đảo nhƣng chƣa phát triển. Bên cạnh đó cơ sở hạ tầng du lịch còn thiếu, cụ thể nhƣ hệ thống tàu thuyền chở khách còn nhỏ bé và chất lƣợng không cao, việc đi lại chịu ảnh hƣởng rất nhiều của điều kiện thời tiết. Nhiều địa điểm có tiềm năng phát triển du lịch nhƣng chƣa đƣợc đầu tƣ khai thác. Năm 2013, năm đầu tiên huyện tổ chức “Tuần Văn hóa-Thể

thao-Du lịch”, với sự kiện này, lƣợng khách du lịch đến đảo tăng đột biến, trong năm 2013, đón trên 35.000 lƣợt du khách (có 412 lƣợt khách nƣớc ngoài) tăng 7 lần so với 2010.

c) Tài chính ngân hàng

Hệ thống ngân hàng nhìn chung đã đáp ứng đƣợc nhu cầu về vốn của ngƣời dân, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện. Các ngân hàng hoạt động trên địa bàn huyện gồm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ngân hàng chính sách xã hội. Năm 2013, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cho vay khoảng 43,5 tỷ đồng; Ngân hàng chính sách xã hội cho vay khoảng 46,8 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế biển của huyện đảo cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)