Giải pháp cơ sở hạ tầng và dịch vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế biển của huyện đảo cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 131)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.2.3. Giải pháp cơ sở hạ tầng và dịch vụ

Tranh thủ các nguồn vốn để đầu tƣ, nâng cấp và hoàn thiện các khu neo đậu tránh trú bão tàu cá, các cảng cá, bến cá, chợ cá đã có, phát triển thêm một số cảng cá, bến cá, chợ cá ở những địa phƣơng có nghề cá phát triển.

Để bảo đảm dịch vụ hậu cần nghề cá, ngoài việc đầu tƣ cảng cá, bến cá, chợ cá cần tập trung thực hiện một số công việc sau:

- Mở rộng dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển nhất là khai thác hải sản xa bờ, đảm bảo chất lƣợng sản phẩm hải sản khai thác trên biển.

- Hình thành và bảo đảm hệ thống cung cấp vật tƣ, ngƣ cụ, lƣới sợi, nhiên liệu, nƣớc đá… phục vụ cho hoạt động khai thác thủy sản.

- Tổ chức tốt công tác bảo quản, sơ chế gắn với chế biến trong các cảng cá, bến cá, áp dụng công nghệ mới tiên tiến trong bốc xếp tại các cảng cá, bến cá.

- Xây dựng mô hình “cảng cá, bến cá, chợ cá sạch” ở các cảng cá, bến cá, đảm bảo trật tự, văn minh, vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trƣờng.

- Mở rộng các khu neo đậu, phòng tránh, trú bão cho tàu thuyền nghề cá, đảm bảo an toàn cho ngƣời và phƣơng tiện hoạt động trên biển.

Xây dựng hệ thống chợ cá đầu mối và với các chợ nhỏ lẻ, có quy định và tổ chức lại việc tham gia của các chủ vựa, nậu đang hoạt động và đang có vai trò lớn trong dịch vụ, tiêu thụ các sản phẩm khai thác, tạo sự liên kết hài hòa trong thƣơng mại nghề cá.

Hình thành và phát triển đội tàu công ích, dịch vụ, thu mua, bảo quản và sơ chế sản phẩm, cung cấp nhu yếu phẩm cho đội tàu đánh bắt trên biển để tiết kiệm thời gian và giảm chi phí cho các đội tàu đánh bắt trong quá trình sản xuất và nâng cao chất lƣợng sản phẩm sau thu hoạch.

Xây dựng cơ sở sản xuất nƣớc đá tại các cảng cá, bến cá, bảo đảm cung ứng đủ nƣớc đá cho bảo quản sản phẩm, cung cấp bổ sung nƣớc đá cho nhu cầu vận chuyển sản phẩm nội địa.

Tiếp tục hoàn thiện và tăng cƣờng năng lực cho hệ thống quản lý, kiểm soát chất lƣợng giống và dịch bệnh ở tất cả các khâu từ sản xuất, lƣu thông, kiểm tra chất lƣợng giống, công nhận tiêu chuẩn giống gốc, tiêu chuẩn đàn bố mẹ, thực hiện quy định về nhãn mác hàng hoá để đảm bảo giống có chất lƣợng tốt, nuôi có năng suất cao, giảm thiểu dịch bệnh.

Tăng cƣờng kiểm tra, quản lý chất lƣợng thức ăn, thuốc thú y thủy sản trên địa bàn huyện.

4.2.2.4. Giải pháp thị trường tiêu thụ

Xây dựng chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế liên doanh, liên kết với đối tác trong và ngoài nƣớc để đầu tƣ xây dựng chợ thuỷ sản đầu mối.

Khuyến khích đầu tƣ vào sản xuất khai thác, chế biến và dịch vụ thủy sản. Các thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ vào lĩnh vực này ngoài ƣu đãi theo luật khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc, có các ƣu đãi riêng để thu hút đầu tƣ nhƣ tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất, thời gian hoạt động, huy động vốn.

Hình thành chính sách hỗ trợ thƣơng mại: đào tạo nhân lực làm công tác thƣơng mại, hỗ trợ các doanh nghiệp trong chuyển đổi cơ cấu thƣơng mại, mở rộng quan hệ thị trƣờng, đặc biệt với thị trƣờng vùng sâu, vùng xa và thị trƣờng xuất khẩu; Hỗ trợ các nhà xuất khẩu có triển vọng trong việc tìm kiếm và mở rộng thị trƣờng.

Hỗ trợ các doanh nghiệp thủy sản nhanh chóng xây dựng thƣơng hiệu và nhãn mác cho các sản phẩm thủy sản.

Xây dựng thƣơng hiệu cho các sản phẩm thủy sản chủ lực của huyện nhƣ Hải sâm, cá Duội…

Xây dựng nhãn hiệu hàng hoá cho các sản phẩm sứa ăn liền, sản phẩm nƣớc mắm.

Liên doanh sản xuất - tiêu thụ với các công ty nƣớc ngoài, tăng cƣờng cả xuất khẩu sản phẩm lẫn nhập khẩu công nghệ, trang thiết bị. Tiến hành các hoạt động thƣơng mại thuỷ sản bằng cách tham gia các hội chợ thƣơng mại thuỷ sản trong nƣớc và quốc tế để quảng bá sản phẩm, tìm kiếm thị trƣờng.

Mở rộng thị trƣờng trong nƣớc bằng cách tăng các mặt hàng chế biến sẵn, ăn liền, các loại sản phẩm bảo quản đơn giản, thời gian sử dụng dài ngày (hàng chín, hàng khô, muối, mắm); Tăng lƣu chuyển hàng thủy sản lên các vùng cao, vùng xa

thông qua chính sách hỗ trợ thƣơng mại, các đại lý, mạng lƣới cửa hàng; Tăng cƣờng thông tin quảng cáo sản phẩm, giá cả.

Đối với thị trƣờng nội địa, chủ yếu tiêu thụ dƣới dạng tƣơi sống nguyên con. Trƣớc mắt nên tập trung vào các thị trƣờng chính nhƣ các khu vực thành thị, các khu/cụm du lịch, hệ thống nhà hàng, khách sạn và ngƣời dân.

4.2.2.5. Giải pháp khoa học công nghệ và khuyến ngư

Tổ chức điều tra đánh giá nguồn lợi thủy sản làm căn cứ cho việc quản lý hoạt động khai thác thủy sản và bố trí tàu thuyền, nghề nghiệp phù hợp.

Thƣờng xuyên cập nhật các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công nghệ khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản và bảo quản sản phẩm,... tích cực xây dựng mô hình và triển khai áp dụng rộng rãi và kịp thời vào sản xuất thông qua các chƣơng trình khuyến ngƣ. Thƣờng xuyên cung cấp kiến thức mới về kỹ thuật, nghề nghiệp thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng.

Lựa chọn và du nhập công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện nghề cá của địa phƣơng về nghiên cứu nguồn lợi biển, khai thác thủy sản, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất giống trên cơ sở mua công nghệ hoặc đƣa vào sản xuất thử nghiệm rồi chuyển giao công nghệ. Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ bảo quản, giảm tổn thất sau khai thác, đặc biệt đối với đội tàu đánh bắt xa bờ.

Tổ chức chuyển giao kỹ thuật, công nghệ mới trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thủy sản, trao đổi kinh nghiệm các mô hình sản xuất thủy sản đạt hiệu quả kinh tế cao.

Đẩy mạnh áp dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến nhƣ công nghệ sinh học, công nghệ lên men nhanh để chế biến các sản phẩm thủy sản truyền thống của địa phƣơng. Đầu tƣ ứng dụng công nghệ, quy trình sản xuất tiên tiến, nâng cấp cơ sở chế biến đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.

Phát triển mạng lƣới khuyến ngƣ tới các cộng đồng ngƣ dân. Cùng với những hoạt động của cơ quan thông tin đại chúng, công tác khuyến ngƣ phải tổ chức các hoạt động cụ thể nhằm hƣớng dẫn ngƣời dân thực hiện các quy định về sản xuất kinh doanh thuỷ sản, đồng thời giúp các cơ quan chức năng phát hiện các hành vi sai phạm để kịp thời có biện pháp khắc phục.

Tăng cƣờng hợp tác khu vực và quốc tế về thuỷ sản. Trao đổi thông tin khoa học, công nghệ và thị trƣờng phục vụ sản xuất kinh doanh thuỷ sản. Tranh thủ hợp

tác quốc tế để đào tạo nguồn nhân lực và trao đổi kinh nghiệm, du nhập công nghệ, kỹ thuật tiên tiến.

4.2.2.6. Giải pháp môi trường và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát và tổ chức quản lý, giám sát cộng đồng để quản lý môi trƣờng và áp dụng các hình thức xử phạt nghiêm khắc theo quy định của Luật Bảo vệ môi trƣờng để giảm thiểu tình trạng xả thải tùy tiện tại các cảng cá, bến cá, khu neo đậu gây ô nhiễm.

Áp dụng các biện pháp quản lý về nơi cƣ trú của cá và các loài thủy sản (các biện pháp để bảo vệ môi trƣờng sống, các vùng sinh sản và phát triển của các loài thủy sản trong tự nhiên). Áp dụng các biện pháp quản lý về quần đàn các loài thủy sản (các biện pháp làm tăng quần đàn cá tự nhiên, bảo vệ các bãi đẻ và bãi khai thác để một số loài có thời gian phục hồi lại quần đàn).

Thực hiện nghiêm ngặt các quy định về khai thác theo mùa vụ. Nghiêm cấm khai thác các đối tƣợng thủy sản trong mùa sinh sản. Nghiêm cấm sử dụng các dụng cụ khai thác hủy hoại môi trƣờng và nguồn lợi thủy sản.

Xây dựng các mô hình chuyển đổi nghề khai thác ven bờ kém hiệu quả, gây xâm hại nguồn lợi, không thân thiện với môi trƣờng sang các nghề thích hợp khác có hiệu quả và thân thiện với môi trƣờng.

Xây dựng và quản lý tốt các khu bảo tồn, bảo vệ nguồn lợi thủy sản để bảo vệ một số loài quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng, duy trì đa dạng sinh học của các loài thủy sinh… Phát triển các bãi cá nhân tạo (các bãi rạn đá, rạn san hô) để thúc đẩy khai thác chủ động, gắn với dịch vụ du lịch, giải trí.

Áp dụng các quy trình kỹ thuật, công nghệ mới trong khai thác, nuôi trồng và chế biến sản phẩm thuỷ sản ít gây ô nhiễm môi trƣờng để giảm thiểu các tác nhân gây ô nhiễm môi trƣờng do các hoạt động này mang lại.

Chú trọng việc đánh giá tác động môi trƣờng với tất cả các công trình dự án đầu tƣ phát triển các vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung, chế biến thuỷ sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.

Tăng cƣờng, nâng cao năng lực cho các cơ quan quản lý chuyên ngành về thủy sản của địa phƣơng.

Thực hiện các chƣơng trình đào tạo, tập huấn, tuyên truyền cho ngƣ dân và cán bộ địa phƣơng về các công cụ, phƣơng pháp khai thác thân thiện với môi

trƣờng. Tổ chức các lớp tập huấn hoặc lồng ghép nội dung về bảo vệ môi trƣờng trong các chƣơng trình tập huấn của khuyến ngƣ.

Khuyến khích các cơ sở sản xuất có hệ thống thu gom xử lý chất thải, áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn, giảm thiểu chất thải, tiết kiệm nguyên vật liệu đảm bảo kiểm soát chất thải bảo vệ môi trƣờng hiệu quả.

Đẩy nhanh quá trình xã hội hoá công tác bảo vệ môi trƣờng và phát triển nguồn lợi thuỷ sản. Nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc sử dụng hợp lý tiềm năng nguồn lợi và tài nguyên thủy sản thông qua phƣơng tiện thông tin đại chúng. Tăng cƣờng tuyên truyền, giáo dục ngƣ dân ở các làng nghề, cƣ dân ven biển để họ nhận thức đầy đủ, toàn diện về công tác bảo vệ môi trƣờng và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.

4.2.2.7. Giải pháp vốn đầu tư

Thực hiện chính sách đầu tƣ đặc biệt ƣu tiên đối với các công trình cơ sở hạ tầng thủy sản trong chƣơng trình phát triển kinh tế biển, phục vụ khai thác, nuôi biển, chế biến thuỷ sản.

Đầu tƣ ngân sách Nhà nƣớc xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản (hạ tầng đầu mối cho các vùng nuôi trồng thủy sản công nghiệp và các khu sản xuất giống tập trung).

Đầu tƣ nguồn vốn cho nghiên cứu nguồn lợi thủy sản, nghiên cứu công nghệ cao, nghiên cứu cho sinh sản các giống thủy hải sản đặc biệt quý hiếm, sản xuất giống sạch bệnh, nghiên cứu dinh dƣỡng, sản xuất thức ăn thủy sản, nghiên cứu bệnh thủy sản, nghiên cứu chế biến các sản phẩm từ rong biển, chế biến dƣợc phẩm, các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thủy sản, kỹ thuật công nghệ cơ khí thủy sản, công nghệ bảo quản sau thu hoạch...

Chính sách khuyến khích phát triển nuôi biển, trong đó ƣu tiên đầu tƣ hạ tầng, trang thiết bị cho nuôi biển, đầu tƣ nghiên cứu phát triển các đối tƣợng thuỷ sản có giá trị kinh tế cao,..

Ƣu tiên cho vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh thuỷ sản bằng các kênh vay vốn ƣu đãi; Vốn tạo việc làm, vốn hộ nghèo, vốn của các tổ chức đoàn thể. Lồng ghép các nguồn vốn dự án đầu tƣ, nguồn vốn trong dân.

4.2.3. Giải pháp phát triển dịch vụ cảng biển

Căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế chúng của huyện là tập trung phát triển hệ thống cảng biển phục vụ dịch vụ hậu cần ngành cá, huyện Cô Tô cần thực hiện quy hoạch, cải tạo và nâng cấp hệ thống cảng biển, cụ thể:

Cảng cá Cô Tô: Năm ở khu trung tâm hành chính của huyện và là nơi tập

trung đông đảo đội ngũ tàu, thuyền đánh bắt của huyện và các địa phƣơng trong tỉnh cũng nhƣ các tỉnh khác. Để có thể đáp ứng nhu cầu đi lại, cung nhƣ khai thác tối đa công xuấ và sản lƣợng hải sản giao dịch trên cảng thì huyện Cô Tô cần kêu gọi các nguồn lực, nguồn ngân sách từ Trung Ƣơng, tỉnh và ngân sách địa phƣơng, cũng nhƣ kêu gọi đầu tƣ từ các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn huyện và tỉnh. Mặt khác huyện cũng nên tận dụng và kêu gọi nguồn lực từ vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.

Bến cá Thanh Lân: Nằm trên địa bàn xã Thanh Lân, đây là nơi tập trung chủ

yếu của tàu thuyền nghề cá xã Thanh Lân và một số địa phƣơng lân cận. Bến cá Thanh Lân có công suất thiết kế 60 lƣợt tàu/ngày. Tại bến cá Thanh Lân, hàng ngày thƣờng có 8 - 10 tàu của Trung Quốc hoạt động thu mua hải sản trên biển. Để nâng cao hiệu quả của bến cảng, huyện Cô Tô cần đầu tƣ nâng cấp cơ sở hạ tầng cho bến cá. Chuyển một số tàu cá đang hoạt động tại Cảng cá Cô Tô nhằm hài hòa trong việc điều phối sản lƣợng cá. Mặt khác, huyện cần mở rộng chính sách để thu hút các thƣơng lái, đặc biệt các thƣơng lái Trung Quốc sang giao dịch tại Bến cá. Ngoài ra, đầu tƣ them cơ sở hạ tầng để thu hút khách du lịch tới xã thăm quan và nghỉ dƣỡng.

4.3. Kiến nghị

4.3.1. Kiến nghị tỉnh Quảng Ninh, Bộ, ngành Trung ương

Đề nghị Uỷ ban Nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt phƣơng án di chuyển ngƣ dân giỏi nghề ở các khu vực khác của huyện hoặc các khu vực đông dân cƣ trên đất liền ra lập nghiệp ở Đảo Trần, trƣớc mắt ƣu tiên những ngƣ dân làm nghề khai thác thuỷ sản. Có cơ chế chính sách hỗ trợ nhừm thu hút nguồn lực, nhân tài ra phục vụ và công tác tại các đảo trên địa bàn tỉnh.

Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành Trung ƣơng bố trí kinh phí để thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cho khai thác, nuôi trồng thuỷ sản.

Đề nghị Bộ Văn Hóa Thể thao và Du lịch và các bộ, ngành Trung Ƣơng đầu tƣ knh phó thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng thiết yếu cho du lịch, đặc biệt các đảo chủ quyền trên biển Đông.

Tăng cƣờng công tác hỗ trợ nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi từ kinh tế biển nhƣ du lịch, thuỷ sản, lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản, lĩnh vực chế biến thuỷ sản.

Xây dựng và ban hành, hoặc nghiên cứu sửa đổi một số chính sách đặc thù để hỗ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế biển khu vực vịnh Bắc Bộ, đặc biệt là nghề du lịch, thủy sản các vùng biển, đảo phát triển.

Tăng cƣờng đàm phán với các nƣớc trong khu vực để mở rộng hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh kinh tế biển.

4.3.2. Đối với Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân dân huyện

Đề nghị Uỷ ban Nhân dân huyện xem xét, phê duyệt quy hoạch kinh tế biển để các địa phƣơng làm cơ sở xây dựng kế hoạch phát triển kinh doanh từ các nguồn lợi từ biển.

Trên cơ sở quy hoạch đƣợc phê duyệt đề nghị Uỷ ban Nhân dân huyện cho triển khai các dự án ƣu tiên nhằm tạo ra sự đột phá trong phát triển thủy sản của địa phƣơng giai đoạn tới.

Đề nghị Uỷ ban Nhân dân huyện có sự chỉ đạo các ban, ngành phối hợp chặt chẽ thực hiện chính sách, giải pháp chính đã đề ra, giúp các hộ gia đình, cá nhân, tập thể làm kinh tế biển tháo gỡ khó khăn về sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm.

Đề nghị Hội đồng nhân dân huyện xây dựng và ban hành các cơ chế chính sách đồng bộ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế biển đặc biệt lĩnh vực du lịch và thủy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế biển của huyện đảo cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)