Hoàn thiện qui trình tín dụng

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH SA ĐÉC ĐẾN NĂM 2020 (Trang 89 - 91)

8 BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI:

3.2.2.3 Hoàn thiện qui trình tín dụng

- Lý luận đã chỉ ra rằng, quy trình tín dụng có vai trò và vị trí quan trọng trong các nội dung của công tác quản trị rủi ro tín dụng. Xây dựng một quy trình tín dụng chuẩn, đƣa vào áp dụng một cách nghiêm túc, tuân thủ chặt chẽ là yếu tố quan trọng hàng đầu bảo đảm an toàn trong hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro. Chính vì lý do đó, trong kinh doanh, các ngân hàng thƣơng mại luôn chú trọng xây dựng, thƣờng xuyên nghiên cứu hoàn thiện và thực hiện nghiêm quy trình tín dụng đã thiết lập. Thực tế tại chi nhánh chủ yếu thực hiện quy trình chung của hệ thống mà chƣa chủ động nghiên cứu, điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện địa bàn hoạt động là Thành phố Sa

77

đéc, tỉnh Đồng Tháp, vì vậy trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng đã và đang bộc lộ nhiều bất cập cần đƣợc nghiên cứu hoàn thiện. Mặt khác, trong quá trình thực hiện, việc hƣớng dẫn và kiểm soát thực hiện chƣa thật nghiêm, nên còn nhiêu biểu hiện không tuân thủ nghiêm, cắt xén hoặc giảm nhẹ các yêu cầu của quy trình khi thực hiện các hiện hoạt động cho vay. Xu hƣớng gia tăng nợ xấu, nợ khó đòi một phần có nguyên nhân từ các vấn đề nói trên của quy trình tín dụng.

- Trong thực tế, qui trình cấp tín du ̣ng nói chung, công tác thẩm đi ̣nh cho vay nói riêng phải đi sát với thƣ̣c tế kinh doanh , vị trí sản xuất - kinh doanh, đặc tính của sản đã đƣơ ̣c khách hàng ƣa chuô ̣ng hay sản phẩm mới , thông tin uy tín khách hàng . Để đảm bảo tính khách quan và khả năng kiểm soát tuân thủ các nguyên tắc trong hoạt động cấp tín dụng, tác nghiệp giải ngân luôn cần có một bộ phận độc lập, căn cứ trên những quyết định của cấp phê duyệt, để giải ngân một cách chính xác, đảm bảo khả năng kiểm soát việc sử dụng vốn của khách hàng, do đó nên để Phòng quản lý rủi ro sẽ kiểm soát việc giải ngân của tất cả các khách hàng, mà trong giai đoạn đầu là các doanh nghiệp.

- Xây dựng chính sách tín dụng trên cơ sở mục tiêu của Hội sở đồng thời phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội đặc thù của từng địa bàn của chi nhánh, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, đảm bảo khả năng tăng trƣởng trên cơ sở nâng cao chất lƣợng tín dụng và bảo đảm an toàn. Chính sách này cần đƣợc công bố rộng rãi cho cán bộ nhân viên, là cơ sở để cán bộ nhân viên hoạt động trong lĩnh vực tín dụng thực hiện có định hƣớng và chủ động trong hoạt động tác nghiệp. Định hƣớng của Chi nhánh là tăng trƣởng tín dụng trên cơ sở nâng cao chất lƣợng. Dựa trên cơ sở định hƣớng này, tại chi nhánh cần xây dựng một chính sách tín dụng hợp lý và hiệu quả, thỏa mãn các yêu cầu: phản ánh đƣợc chính sách tín dụng của Hội sở trong từng thời kỳ, đảm bảo sự quản lý thống nhất trên quan điểm tổng thể. Phù hợp với tính chất đặc thù của địa bàn đầu tƣ của Chi nhánh, phát huy đƣợc những thế mạnh của địa phƣơng và có giải pháp hạn chế trong đầu tƣ tín dụng đối với những lĩnh vực, ngành nghề không có lợi thế trong cạnh tranh trong kinh doanh. Đáp ứng đƣợc các yêu cầu về hiệu quả kinh doanh, gia tăng thị phần của ngân hàng cân bằng giữa mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, đảm bảo khả năng tăng trƣởng tín dụng và đầu tƣ an toàn trong phạm vi tỷ lệ nợ xấu chấp nhận

78

đƣợc. Đồng thời phải phát huy đƣợc năng lực và lợi thế so sánh của Chi nhánh so với các ngân hàng thƣơng mại khác trên địa bàn.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH SA ĐÉC ĐẾN NĂM 2020 (Trang 89 - 91)