Tác hại của rủi ro tín dụng:

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH SA ĐÉC ĐẾN NĂM 2020 (Trang 25)

8 BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI:

1.1.5 Tác hại của rủi ro tín dụng:

1.1.5.1 Đối với nền kinh tế:

Rủi ro tín dụng có thể gây ra hậu quả đối với hệ thống tài chính quốc gia do có sự ràng buộc chặc chẽ giữa các trung gian tài chính trong một hệ thống tài chính, rủi ro tài chính có thể châm ngòi cho hiệu ứng đổ vỡ dây chuyền khiến cho hệ thống trung gian tài chính bị khủng hoảng nghiêm trọng. Nó có thể gây ra hậu quả tiêu cực đối với mọi tầng lớp trong xã hội, làm giảm lòng tin đối với sự vững chắc, lành mạnh của hệ thống tài chính, cũng nhƣ hiệu lực của các chính sách tài chính tiền tệ của Chính Phủ.

Khi mà khách hàng mất lòng tin vào ngân hàng, thì tình trạng khách hàng đến tranh nhau rút tiền để tránh khả năng mất tiền của họ khi gửi vào ngân hàng. Tình trạng này khiến cho ngân hàng lâm vào chỗ phá sản. Điều này vô cùng nguy hiểm, nó kéo theo sự bất an của dân chúng vào cả hệ thống ngân hàng, khả năng sụp đổ của cả ngành ngân hàng là hoàn toàn có thể.Thực tế là giữa các ngân hàng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, một khi ngân hàng bị khủng hoảng nó sẽ ảnh hƣởng ngay tức thì tới các ngân hàng khác, và gây mất ổn định đến thị trƣờng tiền tệ.

1.1.5.2 Đối với bản thân ngân hàng:

Ngân hàng là đối tƣợng trực tiếp chịu các thiệt hại khi ruủi ro tín dụng xảy ra. Trƣớc hết là ngân hàng sẽ bị thiệt hại về tài chính. Ngoài ra ngân hàng còn chịu các thiệt hại về uy tín của ngân hàng. Đánh mất lòng tin của những ngƣời gửi tiền vào ngân hàng, điều này vô cùng quan trọng nó gần nhƣ quyết định đến cả sự nghiệp của ngân hàng. Khi ngƣời vay không trả đƣợc nợ thì ngân hàng bị mất khoản lợi nhuận, thu nhập và thậm chí còn mất một khoản tiền để bù đắp các khoản cho vay bị mất vốn. Nó làm giảm khả năng thanh khoản của ngân hàng, đánh mất lòng tin của khách hàng. Khả năng huy động vốn của ngân hàng sẽ giảm đi, nhƣ vậy nguồn tài trợ cho các hoạt động cho vay của ngân hàng giảm đi kéo theo giảm lợi nhuận. Và nhƣ vậy có thể dẫn đến ngân hàng rơi vào tình trạng phá sản. Rủi ro về tín dụng có thể làm đảo lộn thành

13

quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhiều năm, thậm chí nó ảnh hƣởng đến khả năng sống còn của ngân hàng.

1.1.5.3Đối với khách hàng:

Khi ngân hàng gặp rủi ro thì khả năng khách hàng bị mất vốn, do ngân hàng không thu lại đƣợc các khoản cho vay. Khi ngân hàng mất khả năng thanh khoản nó tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nếu ngân hàng hoàn toàn không thể chi trả cho khách hàng điều đó có thể khiến cho nhiều khách hàng trở thành những ngƣời trắng tay.

Tuy nhiên không chỉ những ngƣời gửi tiền chịu ảnh hƣởng mà bản thân những ngƣời đi vay cũng chịu ảnh hƣởng. Khi mà ngân hàng mất vốn thì khả năng tài trợ của ngân hàng giảm sút, điều đó có thể làm cho ngân hàng không đáp ứng đƣợc nhu cầu vay vốn của khách hàng. Do đó khách hàng phải tìm ngân hàng khác đảm bảo đƣợc khả năng tài trợ cho hoạt động đầu tƣ của họ.

1.1.6 Tiêu chí đánh giá rủi ro tín dụng:

Chất lƣợng của hoạt động tín dụng trong kinh doanh ngân hàng là yếu tố quan trọng hàng đầu và cũng là yếu tố phức tạp nhất khi phân tích hoạt động ngân hàng. Ngoài ra khi đánh giá chất lƣợng của hoạt động tín dụng thƣờng chứa đựng yếu tố chủ quan. Trƣờng hợp ngân hàng sụp đổ do chất lƣợng hoạt động tín dụng thấp xảy ra rất nhiều. Nhƣng thực tế các ngân hàng thƣờng không thừa nhận, đôi khi che giấu những vấn đề về hoạt động tín dụng của mình. Nếu chỉ căn cứ vào bảng cân đối tài sản thì khó mà nhận định đƣợc về tình hình yếu kém của hoạt động tín dụng, cứ thế tích tụ dần và hậu quả cuối cùng là sự sụp đổ của ngân hàng.

Tóm lại muốn đánh giá một các chính xác tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng thì cẩn phải có sự phối kết hợp đồng bộ nhiều chỉ tiêu trên nhiều góc độ. Có nhƣ vậy mới làm tính chủ quan trong đánh giá chất lƣợng tín dụng đối với một ngân hàng. Thông thƣờng để đánh giá chất lƣợng tín dụng, thƣờng dùng chỉ tiêu nợ quá hạn và kết quả phân loại nợ

14

1.1.6.1Phân loại nợ:

Theo quy định của NHNN trong Thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc NHNN thì thực hiện phân loại nợ thành 5 nhóm nhƣ sau:

Theo phƣơng pháp định tính

Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ đƣợc đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.

Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ đƣợc đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhƣng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.

Nhóm 3 (Nợ dƣới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ đƣợc đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này đƣợc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đánh giá là có khả năng tổn thất.

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ đƣợc đánh giá là có khả năng tổn thất cao.

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ đƣợc đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.

Theo phƣơng pháp định lƣợng

Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Nợ quá hạn dƣới 10 ngày và đƣợc đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn;

Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu;

Nhóm 3 (Nợ dƣới tiêu chuẩn) bao gồm: Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; Nợ gia hạn nợ lần đầu; Nợ đƣợc miễn hoặc giảm lãi do khách hàn không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dƣới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Nợ quá hạn trên 360 ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ

15

đƣợc cơ cấu lại lần thứ hai; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chƣa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;

1.1.6.2Các chỉ tiêu đo lƣờng

Tỷ lệ nợ quá hạn= [Dƣ nợ quá hạn/ Tổng dƣ nợ]*100%.

Khoản nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã

quá hạn. Tỷ lệ này thông thƣờng ở mức an toàn là dƣới 5%.

Tỷ lệ nợ xấu = [Dƣ nợ xấu/ Tổng dƣ nợ]*100%

Nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 và có các đặc trƣng sau:

+ Khách hàng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi các cam kết này đã đến hạn.

+ Tình hình tài chính của khách hàng đang có chiếu hƣớng xấu dẫn đến có khả năng ngân hàng không thu đƣợc đầy đủ gốc và lãi.

+ Tài sản đảm bảo đƣợc đánh giá là giá trị phát mãi không đủ trang trải nợ gốc và lãi.

Một tổ chức tín dụng có tỷ lệ nợ xấu < 3% đƣợc coi là nằm trong giới hạn cho phép, khi tỷ lệ nợ xấu vƣợt quá tỷ lệ 3% thì tổ chức đó cần phải xem xét, ra soát lại danh mục đầu tƣ của mình một cách đầy đủ, chi tiết và thận trọng hơn

Hai chỉ tiêu này có liên quan chặt chẽ với nhau và phản ánh các mức độ rủi ro tín dụng khác nhau. Các quan điểm khác nhau, các cách tính toán khác nhau về kì hạn nợ và nợ quá hạn có thể làm các chỉ tiêu này bị biến dạng. Kì hạn nợ không phù hợp với chu kì thu nhập của ngƣời vay. Khi đến hạn, ngƣời vay sẽ không thể trả nợ đƣợc, gây nợ quá hạn. Những khoản nợ ngƣời vay không có khả năng hoàn trả có thể đƣợc đảo nợ làm giảm nợ quá hạn so với thực tế. Những hành vi này làm chỉ tiêu nợ quá hạn và nợ khó đòi không phản ánh đúng tình hình rủi ro tín dụng.

Tỷ lệ dự phòng rủi ro đã trích = [Dự phòng rủi ro đã trích/ Tổng dƣ nợ]*100%

Dự phòng rủi ro là khoản tiền đƣợc trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chứ tín dụng không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo cam kết. Dự phòng rủi ro đƣợc tính theo dƣ nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng. Sử dụng dự phòng để bù đắp tổn thất đối với các khoản nợ.

16

Số tiền dự phòng cụ thể phải trích đối với từng khách hàng đƣợc tính theo công thức sau:

Trong đó:

- R: Tổng số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng;

- là tổng số tiền dự phòng cụ thể của từng khách hàng từ số dƣ nợ thứ 1 đến thứ n.

- Ri: là số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng đối với số dƣ nợ gốc của khoản nợ thứ i. Ri đƣợc xác định theo công thức:

Ri = (Ai - Ci) x r Trong đó:

Ai: Số dƣ nợ gốc thứ i;

Ci: giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm, tài sản cho thuê tài chính (sau đây gọi

chung là tài sản bảo đảm) của khoản nợ thứ i;

r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể

Trƣờng hợp Ci > Ai thì Ri đƣợc tính bằng 0.

Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ nhƣ sau: Nhóm 1: 0%;

Nhóm 2: 5%; Nhóm 3: 20%; Nhóm 4: 50%; Nhóm 5: 100%.

Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ rủi ro càng cao vì dự phòng trích lập sẽ làm tăng chi phí của Ngân hàng dẫn đến lợi nhuận giảm thậm chí có thể dẫn tới thua lỗ cho Ngân hàng.

Tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo = [ Tổng dƣ nơ ̣ có TSBĐ / Tổng dƣ nơ ̣ ]* 100%

Đây là chỉ tiêu phản ánh mức độ an toàn về vốn vay , trƣờng hợp khách hàng không có khả năng trả đƣợc nợ thì ngân hàng tiến hành xƣ̉ lý tài sản thế chấp để thu

17

hồi nơ ̣ vay cả gốc và lãi . Nếu tài sản có giá tri ̣ càng lớn (so với nợ vay ) thì việc xử lý tài sản càng dễ . Vì vậy ngân hàng cho vay luôn luôn mong muốn thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay . Nói cách khác cho vay có tài sản bảo đảm theo mức độ an toàn về vốn là đều tốt nhất . Tuy nhiên trong thƣ̣c tế cho vay món nào cũng có hoă ̣c không có đủ tài sản bảo đảm theo mong muốn của ngân hàng . Mô ̣t số trƣờng hợp cho vay theo chỉ định của Chính phủ không cần có tài sản bảo đảm hoặc cho vay tín chấp bằng quỹ lƣơng…

1.1.7 Các mô hình đo lƣờng đã và đang sử dụng: 1.1.7.1Chấm điểm tín dụng: 1.1.7.1Chấm điểm tín dụng:

Hiện nay các ngân hàng thƣờng chấm điểm tính dụng khách hàng thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là hệ thống xếp hạng khách hàng. Hệ thống chấm điểm tín dụng là một công cụ đo lƣờng rủi ro tín dụng thông qua phƣơng pháp đánh giá khách hàng bằng thang điểm thống nhất dựa vào các thông tin tài chính và phi tài chính của khách hàng

Hệ thống sẽ trợ giúp đánh giá chất lƣợng của toàn bộ danh mục tín dụng; xác định một cách hợp lý, chính xác tổn thất tín dụng theo từng dòng sản phẩm hoặc lĩnh vực hay ngành kinh tế; phân tích đƣợc rủi ro và lợi nhuận của các dòng sản phẩm. Đây là điều kiện quan trọng để phát triển chiến lƣợc marketing nhằm hƣớng tới các khách hàng có ít rủi ro hơn để có thể xây dựng danh mục tín dụng có chất lƣợng cao. Các mức xếp hạng là cơ sở để các ngân hàng xây dựng các quy trình tín dụng và chính sách khách hàng (xác định lãi suất, thủ tục tín dụng….) đồng bộ, rõ ràng, hiệu quả và nhất quán trên toàn Hệ thống Ngân hàng.

Hệ thống chấm điểm này nhằm phục vụ quản lý tín dụng tại đơn vị: Kết quả xếp hạng khách hàng đƣợc sử dụng làm một trong các căn cứ quan trọng để đƣa ra quyết định tín dụng. Đây là giai đoạn xem xét đánh giá rủi ro tín dụng từ các đơn xin vay để từ đó xác định hạn mức tín dụng, thời hạn, lãi suất, biện pháp bảo đảm tiền vay, phê duyệt hay không phê duyệt. Giám sát và đánh giá khách hàng tín dụng khi khoản tín dụng đang còn dƣ nợ; Hạng khách hàng cho phép các ngân hàng lƣờng trƣớc những dấu hiệu cho thấy khoản vay đang có chất lƣợng xấu đi và có những biện pháp đối phó kịp thời nó còn góp phần đo lƣờng đƣợc hợp lý mức độ rủi ro của danh mục

18

tín dụng tại đơn vị, do đó sẽ là cơ sở để kiểm soát rủi ro tín dụng đạt hiệu quả hơn. Xây dựng cơ chế đánh giá khen thƣởng đối với cán bộ tín dụng chính xác hơn thông qua việc đánh giá quá trình sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của cán bộ tín dụng.

Hệ thống này phục vụ cho việc quản quản lý đầu tƣ tài chính tại ngân hàng: Kết quả xếp hạng khách hàng đƣợc sử dụng làm môt trong các căn cứ quan trọng để đƣa ra quyết định đầu tƣ (gửi vốn, ủy thác, góp vốn, mua cổ phần). Giám sát, đánh giá khách hàng và danh mục đầu tƣ nhằm lƣờng trƣớc những dấu hiệu cho thấy khoản đầu tƣ đang có chất lƣợng xấu đi nhằm có những biện pháp đối phó kịp thời. Phân tích rủi ro, đánh giá chất lƣợng theo từng dòng sản phẩm hoặc lĩnh vực hay ngành kinh tế của toàn bộ danh mục đầu tƣ để đƣa ra chiến lƣợc đầu tƣ.

Nguyên tắc chấm điểm:

Trong quá trình chấm điểm tín dụng, cán bộ kinh doanh sẽ thu đƣợc điểm ban đầu và điểm tổng hợp để xếp hạng khách hàng. Điểm ban đầu là điểm của từng tiêu chí chấm điểm tín dụng mà cán bộ tín dụng xác định đƣợc sau khi phân tích tiêu chí đó. Điểm tổng hợp để xếp hạng khách hàng bằng điểm ban đầu nhân với trọng số. Trọng số là mức độ quan trọng của từng tiêu chí chấm điểm tín dụng (chỉ tiêu tài chính hoặc yếu tố phi tài chính) xét trên góc độ tác động đến rủi ro tín dụng.

Thông thƣờng một chỉ tiêu tài chính hoặc phi tài chính sẽ có 5 khoảng giá trị chuẩn tƣơng ứng với 5 mức điểm là 20, 40, 60, 80, 100 (điểm ban đầu). Nhƣ vậy đối với mỗi chỉ tiêu, điểm ban đầu của khách hàng là một trong 5 mức kể trên, tuỳ thuộc vào mức thực tế khách hàng đạt đƣợc nằm trong khoảng giá trị chuẩn nào trong 5 khoảng giá trị chuẩn đã đƣợc xác định.

Điểm tổng hợp để xếp hạng khách hàng sẽ là tích số giữa điểm ban đầu nhân với trọng số, đồng thời có tính đến các nhân tố ảnh hƣởng là: loại hình sở hữu và báo cáo tài chính của khách hàng có đƣợc kiểm toán hay không đƣợc kiểm toán.

Căn cứ vào tổng số điểm đạt đƣợc, khách hàng sẽ đƣợc phân vào một trong các mức xếp hạng sau:

19

Bảng 1.1 Bảng chấm điểm xếp hạng tín dụng

STT Mức xếp hạng Ý nghĩa

Tổ chức Hộ KD, cá nhân

1 AAA AAA Đây là mức xếp hạng khách hàng cao nhất. Khả năng hoàn trả khoản vay của khách hàng đƣợc xếp hạng này là đặc biệt tốt.

2 AA AA Khách hàng đƣợc xếp hạng này có năng lực trả nợ không kém nhiều so với khách hàng đƣợc xếp hạng cao nhất. Khả năng hoàn trả khoản nợ của khách hàng đƣợc xếp hạng này là rất tốt.

3 A A Khách hàng đƣợc xếp hạng này có thể có

nhiều khả năng chịu tác động tiêu cực của các yếu tố bên ngoài và các điều kiện

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH SA ĐÉC ĐẾN NĂM 2020 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)