Rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam:

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH SA ĐÉC ĐẾN NĂM 2020 (Trang 52 - 53)

8 BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI:

1.3.3 Rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam:

Từ kinh nghiệm quan lý rủi ro của một số nƣớc trên thế giới, rút ra bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam:

Thứ nhất, Các ngân hàng thƣơng mại bắt buộc phải sử dụng dự phòng để xử lý những khoản vay đối với các doanh nghiệp tƣ nhân mà không có tài sản bảo đảm hoặc có tài sản bảo đảm nhƣng sụt giảm nghiêm trọng giá trị hoặc tranh chấp pháp lý quá phức tạp, bắt buộc phải thành lập công ty quản lý nợ để tách hoạt động xử lý nợ xấu khỏi hoạt động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại. Các ngân hàng thƣơng mại sẽ nhóm toàn bộ các khoản nợ xấu này lại và bán cho các công ty quản lý nợ trực thuộc ngân hàng thƣơng mại. Các công ty quản lý nợ của ngân hàng thƣơng mại sẽ căn cứ theo mức độ rủi ro của các khoản nợ, giá trị thực của tài sản bảo đảm để phát hành ra các loại trái phiếu (đây là một dạng của phƣơng thức chứng khoán hóa các khoản vay có bảo đảm). Chẳng hạn, công ty quản lý nợ có thể chia trái phiếu thành 3 hạng ứng với 3 nhóm nợ là nhóm 3, 4 và 5. Mỗi loại này sẽ có mức lãi suất khác nhau nhƣng tối thiểu phải cao hơn lãi suất tiền gửi cùng kỳ hạn. Số tiền thu hồi này sẽ đƣợc chuyển cho ngân hàng thƣơng mại để phục vụ việc cho vay các hoạt động kinh doanh, sản xuất.

Thứ hai, Chính phủ nên thực hiện bảo lãnh với các trái phiếu trên đồng thời

thành lập cơ quan quản lý bất động sản trực thuộc Chính phủ để quản lý các bất động sản trong trƣờng hợp Chính phủ phải thực hiện chi trả bảo lãnh cho các trái phiếu. Chỉ với sự bảo lãnh của Chính phủ thì các nhà đầu tƣ trong nƣớc và quốc tế mới thấy đƣợc sự hấp dẫn từ các loại trái phiếu trên. Hơn thế, sự trầm lắng của bất động sản cũng nhƣ hoạt động tín dụng bất động sản chỉ là tạm thời ở Việt Nam nếu nhìn toàn bộ chu kỳ phát triển của thị trƣờng này tại Việt Nam từ năm 1991 đến nay. Khi thị trƣờng phục hồi thì mọi thứ sẽ trở lại quỹ đạo tích cực. Vấn đề là cơ chế phải tạo điều kiện cho các ngân hàng thƣơng mại và thị trƣờng vƣợt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.

Thứ ba, Chính phủ nên giao nhiệm vụ rõ ràng cho ngân hàng nhà nƣớc trong việc ban hành quy chế về hoạt động công ty quản lý nợ cũng nhƣ hoạt động chứng khoán hóa. Đồng thời xác định rõ trách nhiệm của ngân hàng nhà nƣớc trong việc giám sát hoạt động trên, tránh tối đa các ngân hàng thƣơng mại sử dụng nghiệp vụ chứng khoán hóa trên để làm gia tăng rủi ro hệ thống.

40

Thứ tƣ, Các nhà quản trị ngân hàng nên xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro tín dụng đảm bảo tính độc lập trong xử lý các khoản cho vay giữa cán bộ kinh doanh cán bộ quản lý nợ với cán bộ quản lý rủi ro tín dụng, cán bộ thẩm định. Tùy theo quy mô của chi nhánh, cấp chi nhánh cũng cần phải có đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro tín dụng chuyên trách.

Thứ năm, Các nhà quản trị ngân hàng nên nhận thức đƣợc rằng đổi mới luôn là một yêu cầu để theo kịp với thực tiễn; thông qua đổi mới dần từng bƣớc tiến tới cải tổ toàn diện đối với các yếu tố có ảnh hƣởng tác động đến năng lực quản trị rủi ro bao gồm hoạch định và xây dựng chiến lƣợc, mục tiêu và chính sách quản trị rủi ro.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH SA ĐÉC ĐẾN NĂM 2020 (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)