THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH SA ĐÉC ĐẾN NĂM 2020 (Trang 60 - 66)

8 BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI:

2.2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP

PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH SA ĐÉC:

2.2.1 Hoạt động tín dụng:

Qua quá trình tổ chức triển khai hoạt động từ năm 2001, Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Sa đéc đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, thách thức, kinh doanh gặp nhiều khó khăn, hiệu quả không cao, dƣ nợ bình quân đầu ngƣời thấp, nợ xấu chiếm tỷ lệ cao. Trong giai đoạn 2012-2014 tốc độ tăng trƣởng tín dụng trung bình khoảng 10%/năm, hoạt động tín dụng tăng trƣởng theo đúng định hƣớng kế hoạch đề ra. Năm 2012 là mức tăng trƣởng tín dụng cao nhất, sang năm 2013, 2014 là giai đoạn tăng cƣờng kiểm tra, kiểm soát, nâng cao chất lƣợng tín dụng nên dƣ nợ cho vay có xu hƣớng tăng chậm nhƣng vẫn đạt kế hoạch đề ra. Môi trƣờng kinh doanh ổn định, nhu cầu vốn tăng cao, tại chi nhánh áp dụng các chính sách chăm sóc thu hút khách hàng, các chính sách cho vay đƣợc mở rộng, mở rộng cho vay đối với các ngành kinh tế mũi nhọn, các mặt hàng có thị trƣờng tiêu thụ ổn định từ đó đã góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ ổn định.

Bên cạnh đó việc duy trì cơ cấu đầu tƣ hợp lý giữa trung, dài hạn và ngắn hạn cũng đƣợc thực hiện tốt. Cơ cấu tín dụng trong giai đoạn 2010-2014 tín dụng trung dài hạn chiếm tỷ lệ trung bình khoản 20% trong tổng dƣ nợ, năm 2010 cho vay trung dài hạn là 257.194 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 28,69% tổng dƣ nợ, tỷ lệ này là tƣơng đối cao so với tính chất vốn huy động. Trong giai đoạn 2011-2014, tại ngân hàng đã có sự điều chỉnh, tăng tỷ lệ cho vay ngắn hạn, giảm dần dƣ nợ cho vay trung dài hạn cho phù hợp với tính chất vốn huy động.

Theo loại hình khách hàng: tại đơn vị, trong giai đoạn 2010-2014 cho vay chủ yếu là đối tƣợng khách hàng cá nhân, chƣa quan tâm đến cho vay đối với đối tƣợng khách hàng doanh nghiệp. Năm 2010 dƣ nợ cho vay doanh nghệp là 81.256 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 22,54% trên tổng dƣ nợ. Qua các giai đoạn thì tỷ lệ này càng giảm và đến

48

năm 2014 thì tỷ lệ này giảm chỉ còn 17,8% tổng dƣ nợ. Nhìn chung, tại đơn vị đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đƣợc tiếp cận nguồn vốn để phát triển sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, mặc dù đƣợc hỗ trợ từ những chính sách, các doanh nghiệp còn gặp nhiều hạn chế khó khăn do phần lớn doanh nghiệp có quy mô nhỏ, cơ sở vật chất còn lạc hậu, trình độ quản lý hạn chế, năng lực cạnh tranh thấp đã ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh, cho nên doanh nghiệp không tiếp cận đƣợc nguồn vốn ngân hàng do bản thân doanh nghiệp chƣa đáp ứng các điều kiện vay, nhiều doanh nghiệp chƣa chủ động xây dựng chiến lƣợc lâu dài, thiếu liên kết hỗ trợ làm giảm khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng, tại đơn vị đã tiến hành rà soát và hạn chế cho vay đối với đối tƣợng khách hàng doanh nghiệp. Bên cạnh đó với số lƣợng ngày càng có nhiều ngân hàng cùng hoạt động trên địa bàn Thành phố Sa đéc, nên mức độ cạnh tranh trong việc tìm kiếm khách hàng doanh nghiệp là tƣơng đối cao làm cho cơ cấu vốn cho vay theo loại hình khách hàng chƣa cân đối.

Theo loại hình cho vay: phƣơng án kinh doanh khả thi, có hiệu quả là tiêu chí quyết định trong việc xét cho vay, tuy nhiên những rủi ro tín dụng rất đa dạng nằm ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng do đó việc áp dụng các biện pháp đảm bảo tiền vay sẽ nâng cao trách nhiệm và chia sẻ rủi ro, do đó tại chi nhánh rất chú trọng thực hiện cho vay có tài sản đảm bảo. Tỷ lệ cho vay không có tài sản đảm bảo tƣơng đối thấp, năm 2010 là 43.879 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 13,86%, sang các năm tiếp theo thì tỷ lệ này càng giảm xuống, đến năm 2014 thì tỷ lệ cho vay không có tài sản đảm bảo chỉ còn 11,87% tổng dƣ nợ, thể hiện khả năng an toàn trong cho vay của ngân hàng. Tuy nhiên các khoản cho vay không có tài sản đảm bảo này tập trung chủ yếu là cho vay quỹ lƣơng đối với các tổ chức, cơ quan hành chánh sự nghiệp nên rủi ro mất khả năng thu hồi nợ là cũng tƣơng đối thấp.

49 Bảng 2.2: Số liệu dƣ nợ tín dụng từ 2010-2014 ĐVT: tỷ lệ % và triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 Theo thời hạn 360,566 366,599 416,040 465,790 501,785 - Ngắn hạn 257,194 284,758 331,525 361,353 375,941 - Trung, dài hạn 103,372 81,841 84,515 104,437 125,844 Theo loại hình cho vay 360,566 366,599 416,040 465,790 501,785 - Có tài sản đảm bảo 316,687 336,171 383,580 424,277 448,549 - Không có tài sản đảm bảo 43,879 30,428 32,460 41,513 53,236 Tổng dƣ nợ tín dụng 360,566 366,599 416,040 465,790 501,785

Tốc độ tăng trƣởng 1.82 1.67 13.49 11.96 7.73

Kết quả đạt đƣợc

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

của chi nhánh NH TMCP Phát triển Nhà ĐBSCL chi nhánh Sa đéc)

Tóm lại: hoạt động tín dụng trong những năm qua có những đặc điểm nhƣ sau: - Tốc độ tăng trƣởng tƣơng đối thấp nhƣng vẫn ổn định và tăng trƣởng thƣờng xuyên qua các năm đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

- Cơ cấu cho vay phù hợp với tính chất vốn huy động.

- Tỷ trọng dƣ nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp có xu hƣớng giảm dần, tỷ trọng cho vay của nhóm khách hàng cá nhân, hộ gia đình ngày càng tăng.

- Tỷ lệ cho vay không có tài sản đảm bảo thấp, thể hiện sự an toàn trong hoạt động kinh doanh.

2.2.1.1 Qui trình tín dụng

Quy trình cấp tín dụng cho một khoản vay bao gồm 6 bƣớc cơ bản sau

Sơ đồ 2.1 Quy trình tín dụng - Phỏng vấn, đánh giá sơ bộ thông tin KH - Xem hồ sơ thăm KH, ktra chéo TT - Phê duyệt cấp TD - Các điều kiện kèm theo - HĐTD, TSBĐ, . . . - Hoàn chỉnh hồ sơ thủ tục đầy đủ - Giải ngân đúng quy định - Đi thăm KH để đánh giá TC và TSBĐ - Giám sát tình hình sd vv, SXKD, DV và các biến động KH - Thu nợ, cơ cấu nợ - Đề ra biện pháp xử lý nếu là nợ xấu: Bán TSBĐ; khởi kiện, … - Thẩm định: PA/DA của khách hàng, TSBĐ & các vấn đề liên quan - Lập Báo cáo thẩm định Thẩm định tín dụng Quyết định Giải ngân Quản lý Giám sát Thu nợ xử lý nợ vấn đề Sơ tuyển Đánh giá

50

Qui trình này phải thực hiện theo nguyên tắc, chuẩn mực để loại trừ dần các khách hàng không đủ điều kiện, nằm trong danh sách hạn chế hoặc nằm trong tiêu chí từ chối cho vay nhằm cắt giảm thời gian xem xét. Tất cả các thông tin từ chối phải đƣợc lƣu trữ đầy đủ để tham khảo khi cần thiết.

Trong quy trình có một số vấn đề quan trọng là:

- Tập trung đánh giá các khía cạnh rủi ro chính, thu thập và kiểm tra chéo thông tin;

- Rút ngắn quy trình cho vay đến mức có thể để xử lý yêu cầu xin vay của khách hàng đƣợc hiệu quả hơn, nhất là các khoản vay cầm cố chiết khấu giấy tờ có giá do chính Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long phát hành, các khoản vay nhỏ hoặc khoản vay của khách hàng đang có quan hệ tín dụng;

- Sử dụng các công cụ hiện đại nhằm giúp cho công tác cấp tín dụng hiệu quả hơn;

- Đặc biệt việc chăm sóc khách hàng thƣờng xuyên là mối quan quan tâm hàng đầu: luôn sẵn sàng với tinh thần phục vụ khách hàng thật chu đáo, công bằng, nhiệt tình, đồng cảm và thể hiện tính chuyên nghiệp; Đồng thời phải luôn đảm bảo rằng sau khi kết thúc giao dịch, khách hàng hoàn toàn yên tâm và hài lòng;

2.2.1.2 Tình hình nợ quá hạn:

Bảng 2.3 Số liệu nợ quá hạn, nợ xấu

ĐVT: tỷ lệ % và triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng dƣ nợ tín dụng 360,566 366,599 416,040 465,790 501,785 Các khoản nợ quá hạn 50,748 74,773 97,588 117,183 49,242 - Tỷ lệ NQH/tổng dƣ nợ 14.07 20.40 23.46 25.16 9.81 Các khoản nợ xấu 5,208 11,622 12,562 20,810 23,322 - Tỷ lệ nợ xấu/tổng dƣ nợ 1.44 3.17 3.02 4.47 4.65 Kết quả đạt đƣợc

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

của chi nhánh NH TMCP Phát triển Nhà ĐBSCL chi nhánh Sa đéc)

Tỷ lệ nợ xấu tại chi nhánh có xu hƣớng ngày càng tăng. Năm 2010 là 1,44% tổng dƣ nợ, sang năm 2011 tỷ lệ này là 3,17%, năm 2012 tỷ lệ này giảm còn 3,02% sang năm 2013, 2014 tỷ lệ này tăng mạnh trở lại, nợ xấu tăng cao là do ảnh hƣởng mạnh của chính sách lãi suất của ngân hàng Nhà nƣớc từ năm 2008, trong thời điểm

51

này lãi suất cho vay cao nhất có thời điểm lên tới 18%/năm đối với hộ sản xuất kinh doanh, chính mức lãi suất cho vay cao đã ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh làm mất khả năng thanh toán của khách hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn tại chi nhánh qua các năm cũng tăng lên rất nhiều, năm 2010 tỷ lệ này là 14,07% tổng dƣ nợ sang năm 2011 tỷ lệ này tăng lên 20,4% và tỷ lệ này trong 2 năm tiếp theo tiếp tục tăng lên lần lƣợt là 23,46% và 25,16%. Năm 2014 do tại chi nhánh đã thực hiện chính sách cơ cấu lại nợ theo Thông tƣ 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014, qua đó chi nhánh đánh giá lại toàn bộ phƣơng án kinh doanh, định lại kỳ hạn trả nợ theo tình hình hoạt động kinh doanh, cho nên tỷ lệ nợ quá hạn trong đó phần lớn là lãi quá hạn lãi đã giảm đi rất nhiều chỉ còn 9,81% tổng dƣ nợ.

Cũng trong năm 2014, thực hiện theo chính sách bán nợ của ngân hàng Nhà Nƣớc Việt Nam cho công ty Quản lý Tài sản đã làm giảm một phần tỷ lệ nợ xấu nhƣng tỷ lệ này vẫn còn rất cao so với quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc.

2.2.1.3 Tình hình phân loại nợ

Bảng 2.4 Số liệu phân loại nợ

ĐVT: tỷ lệ % và triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng dƣ nợ tín dụng 360,566 366,599 416,040 465,790 501,786 - Nhóm 1 351,497 343,894 393,871 424,571 475,292 - Nhóm 2 3,861 11,083 9,607 20,409 3,172 - Nhóm 3 2,793 9,792 674 2,467 14,985 - Nhóm 4 1,536 270 1,510 2,730 1,209 - Nhóm 5 879 1,560 10,378 15,613 7,128 Tổng dƣ nợ xấu 5,208 11,622 12,562 20,810 23,322 - Tỷ lệ nợ xấu/tổng dƣ nợ 1.44 3.17 3.02 4.47 4.65 Kết quả đạt đƣợc

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

của chi nhánh NH TMCP Phát triển Nhà ĐBSCL chi nhánh Sa đéc)

Kết quả phân loại nợ trong 5 năm qua cho thấy chất lƣợng tín dụng đang giảm sút, tỷ lệ nợ xấu có xu hƣớng tăng cao qua từng năm. Tổng dƣ nợ xấu năm 2010 là 5.208 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 1,44% tổng dƣ nợ. Và tỷ lệ này ngày càng tăng lên qua các năm, năm 2011 là 3,17%, năm 2012 là 3,02%, năm 2013 là 4,47%, đến năm 2014 số dƣ nợ xấu là 23.322 triệu đồng chiếm tỷ lệ 4,65% tổng dƣ nợ. Tỷ lệ nợ xấu trong 5 năm qua tăng liên tục cả về số tƣơng đối và tuyệt đối cho thấy công tác quản

52

trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh đang có vần đề, cần phải nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng để hạn chế tỷ lệ nợ xấu tiếp tục tăng nhanh.

2.2.1.4 Tình hình trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro:

Tổng dự phòng đã trích lập trong năm 2010 là 3.264 triệu đồng, sang năm 2011 là 3.838 triệu đồng, sang năm 2012 số trích lập dự phòng tăng lên 7.254 triệu đồng trong đó phần lớn là trích lập dự phòng cụ thể chiếm hơn 50% tổng dự phòng, sang năm 2013 số trích lập là 7.557 triệu đồng. sang năm 2014 số trích lập dự phòng giảm xuống chỉ còn 4.498 triệu đồng do chí nhánh đã tiến hành sử dụng nguồn dự phòng để xử lý rủi ro với số tiền 4.043 triệu đồng. Qua kết quả trích lập và sử dụng dự phòng qua các năm cho thấy công tác trích lập và sử dụng dự phòng đƣợc chi nhánh quan tâm thực hiện tốt, bên cạnh đó công tác thu hồi các khoản nợ đã xử lý rủi ro bằng nguồn dự phòng cũng đƣợc chi nhánh thực hiện tốt.

Năm 2014 tại chi nhánh đã thu đƣợc 3.684 triệu đồng nợ đã xử lý rủi ro. Có đƣợc kết quả khả quan này là do công tác thu hồi nợ sau xử lý rủi ro đã đƣợc chi nhánh quan tâm thƣờng xuyên, thực hiện bằng nhiều biện pháp nhƣ trên cơ sở phân loại, đánh giá điều kiện, khả năng thu hồi nợ định kỳ hàng tháng, quý, năm, giao chỉ tiêu kế hoạch cho từng cán bộ quản lý nợ, tiến hành khởi kiện, phát mại tài sản khi cần thiết, thực hiện chính sách miễn giảm lãi trong điều kiện tài chính cho phép để động viên khách hàng, ngƣời thân trả nợ.

Bảng 2.5 Tình hình trích lập và sử dụng dự phòng ĐVT: tỷ lệ % và triệu đồng 2010 2011 2012 2013 2014 Dự phòng cụ thể 575 1,130 4,228 4,181 788 Dự phòng chung 2,689 2,708 3,026 3,376 3,710 Tổng dự phòng 3,264 3,838 7,254 7,557 4,498 Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro 0 25 0 3,118 4,043 Thu nợ xử lý rủi ro 0 0 0 59 3,684 Kết quả đạt đƣợc Chỉ tiêu

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

53

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH SA ĐÉC ĐẾN NĂM 2020 (Trang 60 - 66)