8 BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI:
1.2.5.2 Nhân tố cơ chế, chính sách, môi trƣờng, mô hình tổ chức:
Chính sách cho vay chƣa đầy đủ, các tiêu chuẩn áp dụng còn mang tính khuôn mẫu, chƣa phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, đặc trƣng của vùng miền. Việc cấp tín dụng quá tập trung, thiếu sự kiểm soát chặc chẽ, khoa học thì công tác quản trị rủi ro tín dụng sẽ không có hiệu quả. Việc kiểm tra trƣớc, trong và sau khi cho vay là cần thiết và đặc biệt quan trọng. Việc xây dựng quy trình cho vay dựa trên việc phân chia cấp phê duyệt sẽ đảm bảo các quyết định đƣợc đƣa ra một cách thận trọng, hiệu quả. Cần thiết phải có các qui định giải quyết các vấn đề của các khoản vay có vấn đề, bị rủi ro không thực hiện đƣợc nghĩa vụ trả nợ. Hệ thống thông tín báo cáo của ngân hàng phải thông báo kịp thời, chính xác, trạng thái tín dụng của khách hàng, đồng thời duy trì việc thu thập thông tin chi tiết về khách hàng một cách thƣờng xuyên, liên tục để bảo đảm cho việc đánh giá trang thái rủi ro đƣợc chính xác. Các quy chế cho vay hiện tại áp dụng tại các ngân hàng thƣờng qui định rằng tổng mức giá trị một ngân hàng
30
đƣợc phép đầu tƣ, cho vay hoặc cung cấp tín dụng khác đối với một khách hàng cá nhân, pháp nhân, một nhóm pháp nhân có liên quan nào vƣợt hơn một tỷ lệ nhất định tính trên tổng số vốn và dự phòng của ngân hàng đó. Việc này có thể giúp các nhà quản trị ngân hàng có thể kiểm soát đƣợc rủi ro tín dụng của cả ngân hàng để đảm bảo quyền lợi cho ngƣời gửi tiền và ngăn chặn các tình huống rủi ro có thể xảy ra làm ảnh hƣởng đến cả hệ thống ngân hàng. Hầu hết các ngân hàng đều hạn chế mức cho vay tối đa đối với một khách hàng trong khoản từ 15% đến 25% tổng vốn tự có. Đối với một nhóm khách hàng thì 50% đến 60% vốn tự có. Khi đó các nhà quản trị có thể kiểm soát đặc biệt những khoản vay vƣợt hoặc tỷ lệ cho vay cao và có biện pháp phòng ngừa trƣớc khi nó trở thành nguy cơ rủi ro.
Trong bất cứ hoạt động ngành nghề nào thì do đặc trƣng hoạt động đều phải chịu ít nhiều rủi ro, do vậy các ngân hàng đều có chính sách giới hạn mức dƣ nợ cho vay cao nhất đối với một ngành nghề kinh tế hoặc cho một địa bàn hẹp. Ngoài ra mỗi ngân hàng đều phải xây dựng hệ thống kiểm soát các rủi ro này một cách tốt nhất và đánh giá tác động do sự thay đổi theo chiều hƣớng xấu của khoản vay và cân đối lỗ, lãi. Các ngân hàng cần có một cơ chế tổ chức để đối phó với các rủi ro tăng lên. Ngoài ra cần trích lập dự phòng rủi ro một cách nghiêm túc và phù hợp với tình hình dƣ nợ tại ngân hàng. Bên cạnh đó việc tổ chức bộ máy quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng bởi nếu một mô hình quản trị rủi ro thiếu khoa học, lạc hậu sẽ dẫn tới những rủi ro tiềm ẩn rất lớn.
Tuy nhiên ngoài các yếu tố trên về mặt pháp lý, cũng là một nhân tố ảnh hƣởng tới vấn đề rủi ro trong tín dụng. Khi mà các quy định về quy trình trong hoạt động tín dụng không đƣợc quy định chặt chẽ và hợp lý. Nó sẽ không chỉ gây khó khăn cho hoạt động tín dụng, mà còn tạo khả năng rủi ro xảy ra. Khi mà quy định hợp lý và chặt chẽ nó sẽ hạn chế đƣợc những trƣờng hợp xấu trong hợp đồng tín dụng.
Các nhân tố trên vừa có tính độc lập tƣơng đối vừa có quan hệ chặc chẽ và chi phối lẫn nhau, có thể làm cho công tác quản trị rủi ro tín dụng đạt đƣợc hiệu quả cao, giảm thiểu rủi ro, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả tín dụng ngân hàng. Nhƣng nó cũng có thể gây ra tổn thất dẫn tới mất khả năng thu hồi các khoản nợ của ngân hàng. Nhƣ sự yếu kém, thiếu nhất quán, thiếu đồng bộ trong cơ chế, chính sách cho vay dẫn tới
31
tình trạng cán bộ quản lý lợi dụng những yếu kém đó mà làm tổn hại đến hoạt động tín dụng của ngân hàng.