8 BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI:
1.3.4 Rút ra bài học kinh nghiệm đối với Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Đồng
Đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Sa đéc:
Vì mỗi chính sách quản trị rủi ro tín dụng đều có những ƣu và nhƣợc điểm, mặt khác các chính sách này không loại trừ lẫn nhau, nên thông thƣờng tại chi nhánh thƣờng kết hợp sử dụng nhiều chính sách để phân tích đánh giá mức độ rủi ro tín dụng. Từ kinh nghiệm từ các chính sách quản trị rủi ro của một số ngân hàng trong và ngoài nƣớc, rút ra một số kinh nghiệm cho chi nhánh Sa đéc:
Thứ nhất, trong điều kiện thực tế ở chi nhánh thƣờng sử dụng mô hình định tính để đánh giá khoản vay từ khâu thẩm định đến việc quản lý, theo dõi, kiểm tra và giám sát các khoản nợ vay, thẩm định cho vay tại chi nhánh cần có quy định về quy trình thẩm định khoản vay bao gồm các yếu tố cơ bản nhƣ kiểm tra tƣ cách pháp nhân, năng lực pháp luật của khách hàng vay, hồ sơ vay vốn, kiểm tra mục đích vay vốn của khách hàng có hợp pháp không, thẩm tra uy tín của khách hàng vay vốn, năng lực quản lý điều hành của khách hàng, về phẩm chất đạo đức, thiện chí, uy tín trong giao dịch, năng lực quản lý điều hành, hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ, thẩm tra về khả năng tài chánh, năng lực hoạt động thông qua các chỉ số nhƣ khá năng thanh toán, tỷ trọng vốn tự có, vòng quay hàng tồn kho, hiệu suất sử dụng tài sản, tỷ suất lợi nhuận. Thẩm tra về tính hiệu quả của phƣơng án vay vốn: về khả năng thực hiện phƣơng án kinh doanh, nguồn cung cấp nguyên vật liệu, thị trƣờng tiêu thụ, về nguồn vốn tài trợ cho phƣơng án, về vốn vay từ ngân hàng có hợp lý không.
Thứ hai, chi nhánh nên chủ động trong việc đánh giá một khách hàng có tiềm năng rủi ro trong tƣơng lai gần và xa, từ đó có biện pháp xử lý càng sớm càng tốt.
41
Thứ ba, nhấn mạnh việc thẩm định khoản vay hơn là việc kiểm soát khoản vay Thứ tƣ, chi nhánh cần đề xuất đúng lối ra cho các khoản nợ xấu là quan trọng hơn việc thu hồi nợ.
Tóm lại, để có thể kiểm soát đƣợc rủi ro tín dụng, thì chức năng cho vay của ngân hàng phải đƣợc thực hiện một cách chặt chẽ nhằm tuân thủ chính sách và thực hành tín dụng của ngân hàng. Ngoài ra, để kiểm soát rủi ro tín dụng, Chi nhánh cần xây dựng một chính sách tín dụng phù hợp với từng đối tƣợng khách hàng. Cuối cùng, khi một khoản tín dụng trở nên có vấn đề, thì cần đến sự xử lý nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng. Cán bộ ngân hàng phải tìm ra đƣợc nguyên nhân của các khoản tín dụng có vấn đề và hợp tác cùng khách hàng để tìm ra giải pháp để ngân hàng thu hồi vốn.
42
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong chƣơng 1 với mục tiêu chủ yếu là hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản trị rủi ro tín dụng, đề tài đã hoàn thành các nội dung chính sau:
Làm rõ và khẳng định rằng rủi ro tín dụng là rủi ro lớn nhất trong hoạt động ngân hàng, rủi ro tín dụng do nhiều nguyên nhân khác nhau mang lại và tác hại của nó ảnh hƣởng lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bởi vậy việc không ngừng nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng là tất yếu đảm bảo cho sự phát triển ổn định, bền vững của bất kỳ ngân hàng nào.
Phân tích các chức năng, vai trò, các nhân tố ảnh hƣởng đến quản trị rủi ro tín dụng và đi đến kết luận là quản trị rủi ro tín dụng là trọng tâm trong hoạt động điều hành của ngân hàng, nó bao gồm một hệ thống chiến lƣợc, chính sách và biện pháp trong hoạt động tín dụng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng, nó có một hệ thống các chỉ tiêu định tính và định lƣợng nhằm đánh giá hiệu quả của công tác quản trị rủi ro tín dụng.
Nghiên cứu kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng ở một số ngân hàng trong và ngoài nƣớc và rút ra đƣợc bài học kinh nghiệm cho Việt Nam và cho ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Sa đéc.
43
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH SA ĐÉC
2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG: