Các chỉ tiêu đo lƣờng

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH SA ĐÉC ĐẾN NĂM 2020 (Trang 28 - 30)

8 BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI:

1.1.6.2 Các chỉ tiêu đo lƣờng

Tỷ lệ nợ quá hạn= [Dƣ nợ quá hạn/ Tổng dƣ nợ]*100%.

Khoản nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã

quá hạn. Tỷ lệ này thông thƣờng ở mức an toàn là dƣới 5%.

Tỷ lệ nợ xấu = [Dƣ nợ xấu/ Tổng dƣ nợ]*100%

Nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 và có các đặc trƣng sau:

+ Khách hàng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi các cam kết này đã đến hạn.

+ Tình hình tài chính của khách hàng đang có chiếu hƣớng xấu dẫn đến có khả năng ngân hàng không thu đƣợc đầy đủ gốc và lãi.

+ Tài sản đảm bảo đƣợc đánh giá là giá trị phát mãi không đủ trang trải nợ gốc và lãi.

Một tổ chức tín dụng có tỷ lệ nợ xấu < 3% đƣợc coi là nằm trong giới hạn cho phép, khi tỷ lệ nợ xấu vƣợt quá tỷ lệ 3% thì tổ chức đó cần phải xem xét, ra soát lại danh mục đầu tƣ của mình một cách đầy đủ, chi tiết và thận trọng hơn

Hai chỉ tiêu này có liên quan chặt chẽ với nhau và phản ánh các mức độ rủi ro tín dụng khác nhau. Các quan điểm khác nhau, các cách tính toán khác nhau về kì hạn nợ và nợ quá hạn có thể làm các chỉ tiêu này bị biến dạng. Kì hạn nợ không phù hợp với chu kì thu nhập của ngƣời vay. Khi đến hạn, ngƣời vay sẽ không thể trả nợ đƣợc, gây nợ quá hạn. Những khoản nợ ngƣời vay không có khả năng hoàn trả có thể đƣợc đảo nợ làm giảm nợ quá hạn so với thực tế. Những hành vi này làm chỉ tiêu nợ quá hạn và nợ khó đòi không phản ánh đúng tình hình rủi ro tín dụng.

Tỷ lệ dự phòng rủi ro đã trích = [Dự phòng rủi ro đã trích/ Tổng dƣ nợ]*100%

Dự phòng rủi ro là khoản tiền đƣợc trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chứ tín dụng không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo cam kết. Dự phòng rủi ro đƣợc tính theo dƣ nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng. Sử dụng dự phòng để bù đắp tổn thất đối với các khoản nợ.

16

Số tiền dự phòng cụ thể phải trích đối với từng khách hàng đƣợc tính theo công thức sau:

Trong đó:

- R: Tổng số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng;

- là tổng số tiền dự phòng cụ thể của từng khách hàng từ số dƣ nợ thứ 1 đến thứ n.

- Ri: là số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng đối với số dƣ nợ gốc của khoản nợ thứ i. Ri đƣợc xác định theo công thức:

Ri = (Ai - Ci) x r Trong đó:

Ai: Số dƣ nợ gốc thứ i;

Ci: giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm, tài sản cho thuê tài chính (sau đây gọi

chung là tài sản bảo đảm) của khoản nợ thứ i;

r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể

Trƣờng hợp Ci > Ai thì Ri đƣợc tính bằng 0.

Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ nhƣ sau: Nhóm 1: 0%;

Nhóm 2: 5%; Nhóm 3: 20%; Nhóm 4: 50%; Nhóm 5: 100%.

Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ rủi ro càng cao vì dự phòng trích lập sẽ làm tăng chi phí của Ngân hàng dẫn đến lợi nhuận giảm thậm chí có thể dẫn tới thua lỗ cho Ngân hàng.

Tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo = [ Tổng dƣ nơ ̣ có TSBĐ / Tổng dƣ nơ ̣ ]* 100%

Đây là chỉ tiêu phản ánh mức độ an toàn về vốn vay , trƣờng hợp khách hàng không có khả năng trả đƣợc nợ thì ngân hàng tiến hành xƣ̉ lý tài sản thế chấp để thu

17

hồi nơ ̣ vay cả gốc và lãi . Nếu tài sản có giá tri ̣ càng lớn (so với nợ vay ) thì việc xử lý tài sản càng dễ . Vì vậy ngân hàng cho vay luôn luôn mong muốn thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay . Nói cách khác cho vay có tài sản bảo đảm theo mức độ an toàn về vốn là đều tốt nhất . Tuy nhiên trong thƣ̣c tế cho vay món nào cũng có hoă ̣c không có đủ tài sản bảo đảm theo mong muốn của ngân hàng . Mô ̣t số trƣờng hợp cho vay theo chỉ định của Chính phủ không cần có tài sản bảo đảm hoặc cho vay tín chấp bằng quỹ lƣơng…

1.1.7 Các mô hình đo lƣờng đã và đang sử dụng: 1.1.7.1Chấm điểm tín dụng:

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH SA ĐÉC ĐẾN NĂM 2020 (Trang 28 - 30)