Phƣơng pháp tiếp cận căn cứ vào xếp loại nội bộ:

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH SA ĐÉC ĐẾN NĂM 2020 (Trang 39)

8 BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI:

1.2.4.2 Phƣơng pháp tiếp cận căn cứ vào xếp loại nội bộ:

Phƣơng pháp IRB khác về cơ bản so với phƣơng pháp chuẩn hóa ở chỗ những đánh giá nội bộ của một ngân hàng về những yếu tố rủi ro, chủ yếu là những số liệu đầu vào và quan trọng cho việc tính toán vốn. Vì phƣơng pháp này dựa vào những đánh giá nội bộ của ngân hàng, cần có những yêu cầu cao hơn nữa về vốn nhạy cảm với rủi ro. Tuy nhiên phƣơng pháp này không cho phép ngân hàng tự quyết định tất cả những thành phần cần thiết để tính toán yêu cầu về vốn của mình. Thay vào đó, các tỷ lệ rủi ro và từ đó là số vốn phải có đƣợc xác định thông qua sự kết hợp các số liệu đầu vào định lƣợng do các ngân hàng cung cấp với những công thức do Ủy ban Basel quy định. Những công thức hoặc những hàm số tỷ lệ rủi ro sẽ chuyển hóa các số liệu đầu vào thành một yêu cầu về vốn cụ thể. Chúng dựa trên kỷ thuật quản lý rủi ro hiện đại gắn liền với đánh giá thống kê định lƣợng của rủi ro. Các phƣơng pháp IRB bao trùm hàng loạt các cơ cấu đầu tƣ với những cơ chế tính toán vốn khác nhau đối với các loại rủi ro.

27

- Phân loại rủi ro: Trong phƣơng pháp tiếp cận IRB, các ngân hàng phải phân loại rủi ro theo sổ kế toán ngân hàng với các đặc điểm rủi ro căn bản khác nhau theo định nghĩa dƣới đây. Các loại tài sản là: công ty, chính phủ, ngân hàng, bán lẻ và cổ phiếu. Loại tài sản công ty chia thành 5 tiểu loại cho các loại cho vay riêng và đƣợc định nghĩa. Loại tài sản bán lẻ chia thành 3 tiểu loại. Trong các loại tài sản công ty và bán lẻ, có thể áp dụng xử lý khác nhau đối với các loại phải thu đƣợc mua với điều kiện phải đáp ứng những điều kiện nhất định. Việc phân loại rủi ro theo cách này là nhất quán với thông lệ hiện nay của ngân hàng. Tuy nhiên ngân hàng có thể sử dụng các định nghĩa khác nhau trong hệ thống quản lý và đo lƣờng rủi ro nội bộ. Ủy ban không có yêu cầu các ngân hàng thay đổi cách quản lý kinh doanh và rủi ro của mình nhƣng ngân hàng phải áp dụng các xử lý phù hợp cho từng khoản rủi ro tiềm năng với xác định yêu cầu về vốn tối thiểu.

- Kiểm soát rủi ro tín dụng: phải có hệ thống kiểm soát tín dụng độc lập chịu trách nhiệm thiết kế, thực hiện hoạt động các hệ thống xếp loại nội bộ. Các đơn vị này phải độc lập về chức năng đối với các bộ phận quản lý, phải chịu trách nhiệm về việc tạo nên những khoản rủi ro tiềm năng. Các lĩnh vực phải kiểm soát bao gồm: kiểm tra và theo dõi xếp loại nội bộ. Lập và phân tích các báo cáo tóm lƣợc từ hệ thống xếp loại của ngân hàng, bao gồm dữ liệu lịch sử và các trƣờng hợp không trả nợ đƣợc phân loại vào thời điểm không trả nợ xảy ra và một năm trƣớc khi xảy ra, biện pháp giảm nhẹ rủi ro, theo dõi xu hƣớng trong các tiêu chí xếp loại chủ yếu. Thực hiện các quy trình để thẩm tra xem những định nghĩa xếp loại có đƣợc sử dụng thống nhất hay không. Đánh giá và lập hồ sơ mọi thay đổi trang quy trình xếp loại, lý do thay đổi. Xem xét các tiêu chí xếp loại để đánh giá xem chúng còn có tác dụng dự báo rủi ro hay không. Những thay đổi của quá trình xếp loại, các tiêu chí hoặc các thông số xếp loại phải đƣợc lập thành văn bản và lƣu trữ để các giám sát viên xem xét.

- Kiểm toán nội bộ: hàng năm kiểm toán nội bộ phải xem xét hệ thống xếp loại nội bộ của ngân hàng và các hoạt động của nó bao gồm các hoạt động của chức năng tín dụng và các ƣớc tính xác suất không trả nợ, không trả nợ do tổn thất, rủi ro tiềm năng do không trả nợ. Các lĩnh vực xem xét còn bao gồm sự tuân thủ các yêu cầu tối thiểu đƣợc áp dụng.

28

- Sử dụng các kết quả xếp loại nội bộ: phải có hồ sơ thông tin đáng tin cậy khi sử dụng các thông tin xếp loại nội bộ, do đó ngân hàng phải chứng minh rằng đã sử dụng một hệ thống xếp loại bám sát các yêu cầu tối thiểu đƣợc quy định trong tài liệu này tối thiểu 3 năm trƣớc khi đủ tiêu chuẩn.

- Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ: Phải có chính sách rõ rang về việc tính số ngày quá hạn nợ, đặc biệt là đối với việc điều chỉnh thời hạn trả nợ của các khoản tín dụng và việc gia hạn nợ, hoãn trả nợ. Tối thiểu chính sách điều chỉnh thời hạn trả nợ phải bao gồm: thẩm quyền phê duyệt và báo cáo, thời hạn tối thiểu của khoản tín dụng trƣớc khi đƣợc điều chỉnh, các mức độ vi phạm của các khoản tín dụng đƣợc xem xét điều chỉnh thời hạn, số lần điều chỉnh thời hạn nợ tối đa đối với khoản tín dụng và đánh giá lại khả năng trả nợ của ngƣời vay. Các chính sách này phải đƣợc áp dụng thống nhất và phải hỗ trợ cho việc kiểm tra sử dụng tức là nếu xử lý một khoản rủi ro có tiềm năng có vi phạm khác vƣợt mức giới hạn cho phép, thì khoản rủi ro tiềm năng này phải đƣợc hạch toán nhƣ trong tình trạng không trả nợ vì các mục đích của phƣơng pháp tiếp cận hệ thống đánh giá xếp hạng nội bộ của mình.

1.2.5 Những yếu tố ảnh hƣởng đến quản trị rủi ro tín dụng: 1.2.5.1Nhân tố con ngƣời:

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH SA ĐÉC ĐẾN NĂM 2020 (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)