Cập nhật, bổ sung thƣờng xuyên sổ tay Quản lý Rủi ro

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH SA ĐÉC ĐẾN NĂM 2020 (Trang 100 - 101)

8 BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI:

3.1.1.2 Cập nhật, bổ sung thƣờng xuyên sổ tay Quản lý Rủi ro

Sổ tay Quản lý Rủi ro hƣớng dẫn cho cán bộ những vấn đề cơ bản trong tác nghiệp. Bởi đặc thù của hoạt động quản trị rủi ro là dựa vào các quy định của pháp luật, sự phát triển của các sản phẩm tín dụng, do đó nó luôn luôn biến động và cần cập nhật một cách kịp thời. Nhiệm vụ của công tác Quản trị rủi ro là đảm bảo tất cả các loại rủi ro tiềm tàng mà nhất là rủi ro tín dụng đối với Ngân hàng đƣợc nhận diện, đo lƣờng, giám sát và kiểm soát ở mức độ chấp nhận đƣợc. Mục tiêu cuối cùng là thiết lập một môi trƣờng Quản lý rủi ro phù hợp; hoạt động trong khuôn khổ một quy trình cấp tín dụng lành mạnh; duy trì công tác quản lý tín dụng, đo lƣờng và giám sát rủi ro phù hợp; đảm bảo có các biện pháp kiểm soát đầy đủ các rủi ro; đảm bảo các biện pháp kiểm soát phù hợp với các rủi ro đặc thù (rủi ro thị trƣờng, rủi ro hoạt động, rủi ro thanh khoản, rủi ro pháp lý và rủi ro uy tín). Hiện nay Chi nhánh đang áp dụng sổ tay Quản lý Rủi ro đƣợc ban hành theo quyết định số 51/QĐ-NHN ngày 08/09/2009. Tuy nhiên từ thời áp dụng đến nay, mặc dù đã có nhiều thay đổi về quy trình tín dụng, văn bản pháp lý, sự phát triển ngày càng đa dạng của các sản phẩm tín dụng dẫn tới phát sinh nhiều loại rủi ro khác nhau nhƣng vẫn chƣa có sự cập nhật và thay đổi, bổ sung kịp thời. Điều này đã làm hạn chế khả năng hệ thống và nắm bắt các vấn đề mới trong

88

nghiệp vụ, của cán bộ làm công tác quản lý rủi ro. Do đó cần thực hiện việc rà soát, điều chỉnh sổ tay Quản lý Rủi ro, có thể tái bản hai năm một lần đáp ứng các yêu cầu về đào tạo và nghiên cứu chuyên môn.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH SA ĐÉC ĐẾN NĂM 2020 (Trang 100 - 101)