ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH SA ĐÉC ĐẾN NĂM 2020 (Trang 77)

8 BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI:

2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

- Việc sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng: tại đơn vị đƣợc sử dụng quỹ dữ phòng rủi ro để xử lý các khoản nợ thuộc các đối tƣợng khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật, cá nhân bị chết hoặc mất tích, các khoản nợ thuộc nhóm 5.

65

- Việc sử dụng thông tin phòng ngừa rủi ro đƣợc quan tâm sử dụng nhiều hơn, việc khai thác thông tin khách hàng thông qua trung tâm thông tin CIC đƣợc sử dụng nhiều hơn.

- Trình độ nhận thức về rủi ro tín dụng của các bộ công nhân viên ngày càng đƣợc nâng cao, thông qua việc thực hiện các mô hình, các quy định về rủi ro tín dụng làm cho ý thức tự giác của cán bộ ngày càng đƣợc nâng cao. Bên cạnh đó việc thực hiện các quy chế, quy định và tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ mới cho cán bộ công nhân viên ngày càng chuyên nghiệp hơn.

- Công tác trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro đƣợc thực hiện nghiêm túc, các khoản nợ rủi ro có vấn đề đã đƣợc phân loại nợ kịp thời và trích lập dự phòng theo đúng tỷ lệ quy định. Ý thức đƣợc vay trò quan trọng của việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, tại chi nhánh ngày càng có trách nhiệm hơn trong việc trích lập dự phòng cho chi nhánh. Do đó số dƣ trích lập dự phòng rủi ro ngày càng phản ánh chính xác chất lƣợng nợ tại chi nhánh.

- Công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng ngày càng đƣợc tăng cƣờng: các văn bản quy định đƣợc tổ chức thực hiện tốt, các bộ đƣợc bố trí phù hợp hơn về số lƣợng và chất lƣợng, lựa chọn cán bộ có phẩm chất đạo đức, vững vàng về nghiệp vụ, có phƣơng pháp làm việc hiệu quả, tổ chức kiểm tra thƣờng xuyên, khoa học theo quy định và theo các chuyên đề.

- Số lƣợng các bộ làm công tác tín dụng ngày càng đƣợc tăng cao, làm giảm áp lực một cán bộ phản quản lý nhiều khoản vay dẫn tới chƣa có sự quan tâm theo dõi thƣờng xuyên đến từng khoản vay.

2.3.2 Những mặt còn yếu kém

- Về đào tạo cán bộ: Trong thời gian gần đây, tại chi nhánh đã chú trọng đến việc phát triển mở rộng nhân sự phòng Kinh doanh nhằm giảm bớt áp lực cho cán bộ kinh doanh khi phải quản lý rất nhiều khoản vay. Tuy nhiên, công tác đào tạo nguồn nhân lực chƣa đƣợc chuẩn bị kịp thời, số lƣợng cán bộ để đáp ứng cho hoạt động kinh doanh thiếu khá nhiều thêm vào đó, hầu hết cán bộ làm công tác tín dụng tuổi đời còn trẻ, dƣới 30 tuổi, phần lớn công tác trong lĩnh vực tín dụng từ 1 – 2 năm nên kinh nghiệm còn hạn chế. Khác với các nghiệp vụ khác tại Ngân hàng, cán bộ làm công tác tín dụng ngoài yêu cầu về trình độ chuyên môn còn đòi hỏi phải có kinh nghiệm thực

66

tiễn, đạo đức và bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng. Điều này cho thấy với lực lƣợng cán bộ còn ít kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn cũng nhƣ công tác đào tạo, quy hoạch nguồn nhân lực chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, khả năng hạn chế rủi ro tín dụng sẽ rất khó khăn.

- Sự tuân thủ quy trình tín dụng của chi nhánh có những thời điểm chƣa nghiêm và thiếu thận trọng. Nhiều khoản tín dụng bị phê duyệt một cách vội vàng, chạy theo yêu cầu của khách hàng và đƣợc chỉ định của cấp phê duyệt từ trên xuống mà thiếu đi sự phân tích, thẩm định tín dụng của cán bộ quản lý khoản vay. Việc cấp tín dụng mang tính cảm tính, không dựa vào quá trình thu thập thông tin, phân tích và xử lý thiếu thận trọng và chính xác. Quá trình giải ngân và giám sát sau khi cho vay rất lỏng lẻo, có nhiều khoản giải ngân bằng tiền mặt theo sự lý giải của khách hàng một cách bất hợp lý và đã thực sự trở thành nợ xấu, giám sát kiểm tra sau khi cho vay thực hiện qua loa. Tại chi nhánh còn thực hiện đầu tƣ tín dụng ngoài địa bàn hoạt động của Chi nhánh nên việc kiểm tra tình hình kinh doanh, năng lực tài chính, tính trung thực trong sử dụng vốn vay và kiểm soát nguồn tiền của khách hàng không đảm bảo tính chính xác và kịp thời. Tất cả những điều đó đã làm cho khả năng phòng ngừa, chống đỡ rủi ro tín dụng của chi nhánh còn hạn chế, chất lƣợng tín dụng giảm sút.

- Xác định giới hạn tín dụng cấp cho một khách hàng còn hạn chế: xác định giới hạn tín dụng là một bƣớc vô cùng quan trọng trong quản trị rủi ro tín dụng. Trong hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp, nói chung có hai cấp độ rủi ro chính: rủi ro tổng thể của khách hàng và rủi ro của bản thân các giao dịch. Xác định giới hạn tín dụng nhằm xác định rủi ro tổng thể (đƣợc hiểu là doanh nghiệp thua lỗ, mất khả năng trả nợ). Trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp thực hiện rất nhiều giao dịch. Rủi ro của một giao dịch không nhất thiết dẫn đến rủi ro hệ thống, nhƣng nếu xảy ra rủi ro hệ thống thì mọi giao dịch sẽ chịu rủi ro. Do đó xác định giới hạn tín dụng cần đƣợc một bộ phận độc lập và chuyên môn hóa thực hiện để đảm bảo tính khách quan và hƣớng đến các chuẩn mực quốc tế về quản lý nợ xấu đã đề ra.

- Thông tin về khách hàng chƣa câ ̣p nhâ ̣t thƣờng xuyên chính xác nhƣ : thông tin thị trƣờng , thông tin sản phẩm sản xuất của khách hàng vay , hiệu quả kinh tế của ngành nghề , uy tín và đa ̣o đƣ́c của khách hàng…Hi ện tại thông tin khách hàng chi nhánh chủ yếu còn phụ thuộc vào trung tâm thông tin tín dụng CIC mà chƣa cập nhật

67

nhiều từ các mối quan hệ bên ngoài của khách hàng . Nếu cập nhâ ̣t thông tin không chính xác sẻ ảnh hƣởng rất lớn đến họat động kinh doanh.

- Hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng chƣa đánh giá đúng khả năng của khách hàng, chỉ mang tính hình thức: Việc chấm điểm xếp hạng tín dụng tại chi nhánh thực hiện theo quyết định số 62/QĐ-NHN ngày 22/09/2008 về việc ban hành hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ thực hiện với các tiêu chí hết sức đơn giản, chƣa tính đến các yếu tố định tính, do đó việc đánh giá khách hàng vay vốn nhiều khi chƣa đúng với thực lực của khách hàng.

- Chƣa qui định việc nhận tài sản đảm bảo là nhà xƣởng, máy móc thiết bị, tại chi nhánh bắt buộc phải mua bảo hiểm tài sản để đảm bảo khả năng thu hồi nợ khi rủi ro xảy ra.

2.3.3 Nguyên nhân:

2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan từ cơ chế xử lý nợ xấu:

- Vƣớng mắc trong cơ chế xử lý tài sản đảm bảo: Tài sản đảm bảo thƣờng là bất động sản. Khi khách hàng mất khả năng thanh toán, ngân hàng đƣợc phép đứng ra bán tài sản thế chấp để thu hồi nợ, nhƣng theo quy định hiện hành thì không thể sang tên bất động sản đƣợc nếu chủ tài sản không đồng ý. Nếu mang ra tòa thì thời gian xử lý rất dài, mất nhiều năm, thủ tục rƣờm rà, phức tạp, qua nhiều khâu, nhiều cấp, quá trình bàn giao tài sản chậm... làm cho tài sản hƣ hỏng, giá trị thu hồi nhỏ hơn dự kiến ban đầu. Bên cạnh đó, trƣờng hợp mà bị đơn cố tình rời khỏi địa phƣơng thì nhƣng có một số Toà án không đồng ý thụ lý vụ án, trả lại đơn khởi kiện theo quy định Điều 169 Bộ luật Tố tụng dân sự vì cho rằng ngƣời khởi kiện không cung cấp đƣợc địa chỉ của ngƣời bị kiện, trƣờng hợp này thì cho thấy việc áp dụng pháp luật ở các Toà án đối với trƣờng hợp trên chƣa thống nhất, ảnh hƣởng đến tính nghiêm minh của pháp luật và gây ra nhiều khó khăn cho ngân hàng về thời gian xử lý tài sản, thu hồi nợ dẫn tới phát sinh các khoản nợ có khả năng thu hồi không đủ nợ do thời gian xử lý tài sản lâu.

- Một số nguyên nhân pháp lý đến từ hệ thống pháp luật và các cơ quan quản lý, tƣ pháp cũng gây khó khăn cho việc xử lý tài sản bảo đảm tại ngân hàng. Tài sản bất động sản mặc dù đƣợc thế chấp tại ngân hàng đầy đủ giấy tờ, công chứng tài sản đầy đủ nhƣng khi cần ngân hàng không thể tự bán bất động sản. Lý do là nghị định 163 về giao dịch bảo đảm cho phép, nhƣng theo Bộ luật dân sự quy định rõ hợp đồng mua bán

68

phải là chủ tài sản hay đại diện luật pháp đƣợc ủy quyền. Do đó, tài sản đã đƣợc công chứng thế chấp nhƣng bên công chứng vẫn không thể thực hiện thủ tục sang tên đổi chủ cho bất động sản đó nếu nhƣ chủ tài sản không đồng ý, không ủy quyền rõ ràng và thậm chí còn phản đối việc xử lý tài sản bảo đảm của ngân hàng gây khó khăn cho công quản trị rủi ro tín dụng đơn vị.

2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng

- Nhận thức về quản trị rủi ro tín dụng có hạn chế nhất định. Nguyên nhân của hạn chế này do nhiều yếu tố: nhƣ nhận thức sai lầm trong mối quan hệ và tầm quan trọng giữa rủi ro, kinh doanh và nguồn vốn, xem xét chƣa đầy đủ về những khả năng mất vốn do những rủi ro tiềm ẩn gây ra, chủ quan về mở rộng kinh doanh, tăng trƣởng cho vay phụ thuộc chủ yếu vào huy động tiền gửi, phát triển kinh doanh thiếu căn cứ.

- Thiếu kinh nghiệm và hạn chế trong kỹ năng quản lý, thiếu biện pháp hiệu quả để xác định, định hƣớng và kiểm soát rủi ro trong từng lĩnh vực, số liệu quá khứ không đầy đủ, hệ thống thông tin không cập nhật, kinh nghiệm cá nhân nhiều khi lạm dụng có thể để lại hậu quả cho hoạt động.

- Công tác quản lý rủi ro không diễn ra xuyên suốt, công tác thẩm định không kỹ lƣỡng, nghiêm ngặt: trong quá trình thẩm định trƣớc khi cho vay, có trƣờng hợp quan hệ cá nhân có ảnh hƣởng nhất định, vì vậy có hiện tƣợng buông lỏng công tác thẩm định, không đánh giá một cách toàn diện, chính xác những rủi ro của khoản vay, thiếu hiểu biết đầy đủ về tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong thời điểm hiện tại cũng nhƣ tƣơng lai, đánh giá quá lạc quan, thiếu phân tích ảnh hƣởng tiềm ẩn biến động bất ngờ của môi trƣờng xung quanh.

- Hạn chế trong vận dụng quy định của pháp luật trong nƣớc liên quan đến nghiệp vụ cấp tín dụng ngân hàng làm phát sinh những tranh chấp kinh tế ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động ngân hàng.

- Quá trình kiểm tra, giám sát sau cho vay còn nhiều thiếu sót, không thực hiện thƣờng xuyên liên tục nên không thể giám sát đƣợc việc sử dụng vốn vay của khách hàng cũng nhƣ không kịp thời thu hồi vốn vay khi khách hàng có nguồn thu nhập. Do không kiểm soát thƣờng xuyên nên nhiều khi một số phƣơng án vay vốn có hiệu quả, khách hàng có lợi nhuận nhƣng khách hàng không trả nợ vay ngân hàng mà dùng để sử dụng vào mục đích khác không hiệu quả và bị tổn thất. Việc kiểm tra, giám sát sau

69

cho vay không thực hiện trên thực tế mà chỉ thể hiện trên giấy tờ, kiểm tra một cách chiếu lệ nên không kịp thời phát hiện rủi ro làm cho công tác quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh còn yếu kém.

- Tập trung quá cao mục tiêu tăng trƣởng tín dụng trong điều kiện cạnh tranh gay gắt tất yếu dẫn đến việc nới lỏng cho vay, giảm thấp điều kiện cung cấp tín dụng làm công tác quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh chƣa tốt.

Nhận xét:

- Chất lƣợng tín dụng của đơn vị đang có dấu hiệu giảm sút và tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn ngày càng tăng cao ảnh hƣởng không tốt đến hoạt động kinh doanh.

- Nguyên nhân quản trị rủi ro tín dụng yếu kém chủ yếu phát sinh từ tâm lý chủ quan của cán bộ ngân hàng.

- Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh đang ngày càng tăng cao, cùng với sự giám sát đặc biệt từ Hội sở, chi nhánh đã thận trọng hơn trong công tác cho vay, tuy nhiên những dấu hiệu rủi ro vẫn còn tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng khi mà tình hình kinh tế phức tạp với sự gia tăng các vụ lừa đảo tinh vi đã gây nên rủi ro cho công tác tính dụng, thông tin bất cân xứng mà chƣa có một hệ thống thông tin hữu hiệu để hạn chế những rủi ro, sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng trong việc tìm kiếm khách hàng dẫn tới nới lỏng các thủ tục cho vay dẫn tới phát sinh rủi ro.

- Đội ngũ cán bộ công nhân viên làm công tác quản trị tín dụng còn trẻ, kinh nghiệm công tác chƣa nhiều, chƣa có sự tự chủ trong công tác quản lý thẩm định, đề xuất cho vay làm tìm ẩn nguy cơ rủi ro cao.

70

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong chƣơng 2, đề tài đã hoàn thành một số nội dung sau:

Nêu lên khái quát về hoạt động của ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Sa đéc và khẳng định quản trị rủi ro tín dụng là nhiệm vụ quan trọng nhất trong hoạt công tác quản trị điều hành tại đơn vị.

Nêu lên thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Sa đéc trên nhiều gốc độ khác nhau từ quy trình, chính sách, phƣơng thức cho đến phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng và một số nội dung khác có liên quan.

Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Sa đéc nên lên các kết quả đạt đƣợc, những mặt yếu kém và nguyên nhân của những yếu kém.

71

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG Ở NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH SA ĐÉC

ĐẾN NĂM 2020 3.1 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020:

3.1.1 Định hƣớng chung:

Xuất phát tƣ̀ thƣ̣c tra ̣ng nền kinh tế cả nƣớc nói chung và kinh tế của Tỉnh nói riêng tiếp tu ̣c phát t riển với tốc đô ̣ tăng trƣởng cao đã ta ̣o môi trƣờng kinh doanh cho các doanh nghiệp cũng nhƣ các ngân hàng , trong đó có ngân hàng TMCP Phát tri ển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Sa đéc , nhiều cơ chế liên quan đến hoạt đô ̣ng tín du ̣ng và quản tri ̣ điều hành ,…đƣợc chỉnh sƣ̉a cho phù hợp với thông lê ̣ nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng dẫn đến nâng cao chất lƣợng tín dụng . Hơn nƣ̃a, Chi nhánh cũng phải đối mặt với một khó khăn nữa là sự cạnh tranh ngày càn g quyết liê ̣t giƣ̃a các tổ chƣ́c tín du ̣ng về thi ̣ phần tín du ̣ng và thi ̣ phần về lãi suất . Tƣ̀ nhƣ̃ng thuâ ̣n lơ ̣i và khó khăn , tại chi nhánh đã đề ra nhƣ̃ng đi ̣nh hƣớng cho hoa ̣t đô ̣ng tín du ̣ng trong nhƣ̃ng năm tới, cụ thể nhƣ:

- Tăng cƣờng huy đô ̣ng vốn : nguồn vốn là thế ma ̣nh , là động lực chủ động cho viê ̣c thƣ̣c hiê ̣n chiến lƣơ ̣c phát triển của Chi nhánh trong thời gian tới . Mục tiêu chính sách nguồn vốn huy động đối với các tổ chức kinh tế , đoàn thể, cá nhân nguồn vốn rẻ Chi nhánh chủ đô ̣ng thƣ̣c hiê ̣n chiến lƣợc hoa ̣t đô ̣ng tín du ̣ng.

- Nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng. Mục tiêu chính của Chi nhánh là hạn

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH SA ĐÉC ĐẾN NĂM 2020 (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)