Quan điểm chỉ đạo tín dụng:

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH SA ĐÉC ĐẾN NĂM 2020 (Trang 85 - 86)

8 BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI:

3.1.2 Quan điểm chỉ đạo tín dụng:

- Tuân thủ chính sách quản lý rủi ro tín dụng là nhiệm vụ cao nhất trong lĩnh vực quản lý rủi ro tín dụng của Chi nhánh. Trong việc thực hiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng, chi nhánh phân định rõ trách nhiệm quản lý rủi ro tín dụng; áp dụng chính sách quản lý tín dụng đối với khách hàng; chính sách phân bổ tín dụng; chính sách về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng; thẩm quyền phán quyết; quy định về báo cáo và kiểm tra giám sát rủi ro. Đây là những cơ sở quan trọng cho Chi nhánh trong thực hiện tốt chính sách quản lý rủi ro tín dụng.

- Không tập trung cấp tín dụng quá cao cho một khách hàng, một ngành nghề, lĩnh vực; các nhóm khách hàng, ngành nghề, lĩnh vực có liên quan với nhau và tại một địa bàn.

- Đề cao trách nhiệm cá nhân: tại chi nhánh đề cao trách nhiệm cá nhân nhằm nâng cao tính minh bạch và chất lƣợng trong hoạt động tín dụng. Các cá nhân đƣợc giao quyền quyết định phải tự chịu trách nhiệm trƣớc hết đối với quyết định của mình.

- Quan điểm bình đẳng và hƣớng tới khách hàng: trong cấp tín dụng, tại Chi nhánh thực hành thống nhất chính sách khách hàng, không phân biệt thành phần kinh tế, hình thức sở hữu (ngoại trừ trƣờng hợp cấp tín dụng theo chỉ định của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nƣớc) phù hợp với hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trƣờng. Các ƣu đãi trong tín dụng chỉ căn cứ vào năng lực tài chính, uy tín, mức độ rủi ro và thiện chí trả nợ của bản thân khách hàng.

73

- Thực hiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng phù hợp với chiến lƣợc hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong từng thời kỳ: mở rộng và phát triển tín dụng phải dựa trên cơ sở chiến lƣợc, định hƣớng kinh doanh tại từng thời kỳ và có sự kết hợp với các bộ phận khác trong toàn chi nhánh.

- Tất cả cán bộ, nhân viên có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động tín dụng và các quy định liên quan. Việc cấp tín dụng cho khách hàng dựa trên cơ sở lợi ích chính đáng và hợp pháp không đƣợc lợi dụng tài sản và uy tín của ngân hàng vì mục đích cá nhân trong hoạt động tín dụng.

- Tăng khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động của Chi nhánh thông qua nâng cao chất lƣợng thẩm định và tăng cƣờng kiểm soát, giám sát liên tục, toàn diện và kịp thời trong quá trình cấp tín dụng.

- Giảm thiểu rủi ro tín dụng trên cơ sở nâng cao chất lƣợng tín dụng nhƣng đảm bảo tăng trƣởng theo chính sách và định hƣớng tín dụng đã đề ra. Mục tiêu về chất lƣợng tín dụng là tỷ lệ nợ xấu dƣới 3%, tăng trƣởng tín dụng đạt mức 15 -20%/năm.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH SA ĐÉC ĐẾN NĂM 2020 (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)