Công tác phòng ngừa, phát hiện, phân tán rủi ro tín dụng:

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH SA ĐÉC ĐẾN NĂM 2020 (Trang 72 - 74)

8 BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI:

2.2.2.6 Công tác phòng ngừa, phát hiện, phân tán rủi ro tín dụng:

Kiểm tra và phát hiện các dấu hiệu rủi ro là công việc không chỉ của các cán bộ tham gia vào quy trình cấp tín dụng mà còn đƣợc quán triệt đến từng cán bộ của chi nhánh. Thực tế những năm qua cho thấy, công tác phát hiện rủi ro tín dụng của chi nhánh mang tính thụ động, chủ yếu là xử lý khi những dấu hiệu rủi ro đã xuất hiện (không trả đƣợc nợ đúng hạn, khách hàng có liên quan đến các vụ án, kinh doanh thua lỗ, kết quả phân kết quả phân loại nợ không tốt…), khả năng dự báo và phòng ngừa từ

60

xa chƣa tốt do sự hạn chế về trình độ, kinh nghiệm của cán bộ; hệ thống thông tin thị trƣờng và xử lý thông tin qua các phân tích, dự báo chƣa tốt; công tác kiểm tra sử dụng vốn còn hời hợt, chủ yếu dựa vào báo cáo do khách hàng cung cấp, đặc biệt là các khách hàng ở xa.

Để phân tán rủi ro nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh thực hiện chia nguồn vốn của mình vào nhiều loại hình đầu tƣ tín dụng, nhiều ngành nghề khác nhau cũng nhƣ nhiều khách hàng ở những địa bàn khác nhau. Điều này vừa mở rộng đƣợc phạm vi hoạt động tín dụng của ngân hàng, khuếch trƣơng thanh thế, vừa đạt đƣợc mục đích phân tán rủi ro. Đầu tƣ vào nhiều ngành nghề kinh tế khác nhau để tránh đƣợc sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng khác trong việc dành giật thị phần trong phạm vi hẹp của một số ngành đang phát triển cũng nhƣ tránh gặp phải rủi ro do những chính sách của Nhà nƣớc với mục đích hạn chế hoạt động của một số ngành nghề nhất định trong kế hoạch cơ cấu lại một số ngành nghề kinh tế. Đầu tƣ vào nhiều đối tƣợng sản xuất kinh doanh, nhiều loại hàng hóa khác nhau, tránh tập trung cho vay sản xuất một số loại sản phẩm, đặc biệt là những loại sản phẩm không thiết yếu mà Nhà nƣớc không khuyến khích hay những sản phẩm đã xuất hiện quá nhiều trên thị trƣờng. Tránh cho vay quá nhiều đối với một khách hàng, luôn đảm bảo một tỷ lệ cho vay nhất định trong tổn số vốn hoạt động của khách hàng để tránh sự ỷ lại và rủi ro bất ngờ của khách hàng đó. Hiện nay, ngân hàng Nhà nƣớc cũng đã ban hàng quy chế cho vay theo QĐ số 1627/2001/QĐ-NHNN trong đó có nêu rõ “Tổng dƣ nợ cho vay đối với một khách hàng không đƣợc vƣợt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trừ trƣờng hợp đối với những khoản cho vay từ các nguồn vốn uỷ thác của Chính phủ, của các tổ chức và cá nhân. Trƣờng hợp nhu cầu vốn của một khách hàng vƣợt quá 15% vốn tự có cuả tổ chức tín dụng hoặc khách hàng có nhu cầu huy động vốn từ nhiều nguồn thì các tổ chức tín dụng cho vay hợp vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam”. Cho vay với nhiều loại thời hạn khác nhau đảm bảo sự cân đối giữa số vốn cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, đảm bảo sự phát triển vững chắc và tránh rủi ro tín dụng do sự thay đổi lãi suất thị trƣờng. Biện pháp đa dạng hóa danh mục đầu tƣ nhƣ đã nói ở trên có ƣu điểm là giúp chi nhánh phân tán rủi ro tín dụng một cách chủ động nhất, tuy nhiên, việc đa dạng hóa danh mục đầu tƣ tín dụng quá mức cũng sẽ có những nhƣợc điểm nhƣ là: làm cho việc quản lý trở nên khó khăn, tốn

61

nhiều công sức điều tra, thẩm định, phân tích, đánh giá khách hàng, làm tăng chi phí kiểm tra, giám sát…và làm giảm bớt cơ hội đạt lợi nhuận cao.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH SA ĐÉC ĐẾN NĂM 2020 (Trang 72 - 74)