Hoàn thiện chính sách khách hàng:

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH SA ĐÉC ĐẾN NĂM 2020 (Trang 91 - 92)

8 BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI:

3.2.2.4 Hoàn thiện chính sách khách hàng:

- Về chính sách khách hàng: phát triển cơ cấu tổ chức theo định hƣớng hƣớng đến khách hàng đã đƣợc Chi nhánh thực hiện trên thực tế nhƣng lại chƣa có một chính sách khách hàng rõ ràng và mang tính pháp lý cao nên việc áp dụng còn lung túng và mang tính cảm tính cao. Chính sách khách hàng sẽ bao gồm chính sách tiếp thị, chính sách về cấp tín dụng, chính sách lãi suất cho vay, chính sách bảo đảm tiền vay, chính sách về dịch vụ, phí dịch vụ.

- Về định hƣớng khách hàng: Chú trọng đầu tƣ tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, khối doanh nghiệp đang đƣợc sự hỗ trợ của nhà nƣớc và các tổ chức nƣớc ngoài. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, coi phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế -xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Nhà nƣớc khuyến khích thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng cơ chế thành lập và hoạt động của các quỹ bảo lãnh tín dụng trình Thủ tƣớng Chính phủ quyết định và hƣớng dẫn thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngân hàng Nhà nƣớc chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trình Thủ tƣớng Chính phủ ban hành cơ chế khuyến khích và dành một số dự án hỗ trợ kỹ thuật để tăng cƣờng năng lực cho các tổ chức tài chính phù hợp mở rộng tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với doanh nghiệp nhỏ và vừa, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ về tƣ vấn tài chính, quản lý đầu tƣ và các dịch vụ hỗ trợ khác cho khách hàng là đối tƣợng doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thông qua các chƣơng trình trợ giúp đào tạo, Nhà nƣớc hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao năng lực lập dự án, phƣơng án kinh doanh nhằm đáp ứng yêu cầu của tổ chức tín dụng khi thẩm định hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do đó các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ có khả năng phát triển mạnh mẽ về chất và lƣợng trong tƣơng lai, là điều kiện thuận lợi cho đầu tƣ tín dụng. Tuy nhiên đầu tƣ tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Chi nhánh còn thấp chiếm tỷ lệ 18% trên tổng dƣ nợ, mặt khác kinh tế Việt Nam có sự phát triển khá trong thời gian gần đây nhƣng

79

đầu tƣ tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khá nhiều rủi ro do những lợi thế trong cạnh tranh của các doanh nghiệp không lớn, nguồn nhân lực chƣa đáp ứng đƣợc các yêu cầu cho sự phát triển, do đó tính bền vững trong hoạt động kinh doanh không cao. Đồng thời, sự xuất hiện của rất nhiều ngân hàng trên địa bàn Thành phố Sa đéc hiện nay thì chức năng cấp tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhƣ hiện nay của chi nhánh sẽ rất hạn chế. Do đó lựa chọn phát triển phân khúc thị trƣờng doanh nghiệp nhỏ và vừa là một lựa chọn hợp lý và phù hợp với điều kiện kinh tế ở địa bàn, phù hợp với năng lực và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ, đặc biệt càng có ý nghĩa khi các quy định về trích lập dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nƣớc càng nghiêm ngặt làm gia tăng chi phí nên phân tán rủi ro vào doanh nghiệp nhỏ và vừa trở nên quan trọng do đối tƣợng này thƣờng có tài sản bảo đảm đủ, đồng thời khoản cấp tín dụng giá trị nhỏ, rủi ro xảy ra sẽ có ảnh hƣởng không lớn. Mục tiêu cần đạt đƣợc trong đầu tƣ tín dụng đối với phân khúc này là dƣ nợ chiếm 40% tổng dƣ nợ trong đến năm 2020.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH SA ĐÉC ĐẾN NĂM 2020 (Trang 91 - 92)