Mô hình định tính về rủi ro tín dụng – Mô hình 6C

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH SA ĐÉC ĐẾN NĂM 2020 (Trang 34 - 35)

8 BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI:

1.1.7.2 Mô hình định tính về rủi ro tín dụng – Mô hình 6C

Character (Thái độ, sự thể hiện của khách hàng). Là ấn tƣợng chung khách

hàng để lại đối với ngân hàng. Ấn tƣợng này có thể là khá chủ quan. Tuy nhiên, trong nhiều trƣờng hợp, đối với nhiều ngân hàng, thái độ của khách hàng quyết định liệu một khoản vay nhỏ có đƣợc phê duyệt hay không. Các vấn đề chủ yếu liên quan đến thái độ đáng ngờ bao gồm: sự kém hợp tác với ngân hàng, lừa dối, các vụ kiện tụng và thua lỗ. Thời gian, chi phí kiện tụng và chi phí cơ hội có thể phát sinh do khoản vay gặp vấn đề có thể lớn hơn nhiều so với thu nhập dự tính (Vấn đề này, tuy nhiên, trở nên kém quan trọng hơn đối với các khoản vay cho công ty lớn đƣợc điều hành bởi một nhóm cá nhân). Ngoài ra, một số yếu tố định tính khác nhƣ trình độ học vấn, kinh nghiệm điều hành kinh doanh, phẩm chất cá nhân của khách hàng cũng đƣợc xem xét.

Capacity (Năng lực). Yếu tố đƣợc coi là quan trọng nhất trong số năm yếu tố.

Năng lực đề cập đến khả năng điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh và hoàn trả khoản vay thành công của khách hàng. Ngân hàng muốn biết chính xác khách hàng sẽ trả nợ bằng cách nào. Đánh giá năng lực đƣợc dựa trên việc đánh giá các yếu tố: kinh nghiệm điều hành, báo cáo tài chính quá khứ, sản phẩm, tình hình hoạt động trên thị trƣờng và khả năng cạnh tranh. Từ đó, ngân hàng dự tính đƣợc luồng tiền sẽ đƣợc sử dụng để trả nợ, thời gian trả nợ và xác suất trả nợ thành công của khách hàng. Việc đánh giá lịch sử các khoản vay và thanh toán các khoản vay, dù là của cá nhân hay các khoản vay thƣơng mại cũng đƣợc coi là chỉ báo cho khả năng chi trả trong tƣơng lai.

Cash (Tiền mặt). Ngƣời đi vay có đủ lƣợng tiền để hỗ trợ cho việc hoàn trả

khỏa vay hay không. Một trong những mục đích chính của việc phân tích báo cáo tài chính là nhằm xem liệu bên vay có đủ dòng tiền để hoàn trả nợ vay hay không. Thông thƣờng thì sử dụng các hệ số tài chính nhƣ tỷ lệ thanh toán hiện hành, vòng quay hàng tồn kho, tỷ lệ lợi nhuận ròng trên doanh thu, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu.

Collateral (Tài sản thế chấp). Ngân hàng có thể xử lý tài sản thế chấp của

khách hàng khi khách hàng bị phá sản hoặc mất khả năng chi trả nợ. Ngân hàng đƣợc đảm bảo quyền ƣu tiên xử lý tài sản thế chấp của khách hàng trƣớc các chủ nợ khác. Ngân hàng cũng có thể yêu cầu khách hàng sử dụng các tài sản cá nhân khác ngoài công ty làm tài sản thế chấp. Đối với ngân hàng, đây là sự đảm bảo và là nguồn trả nợ thay thế ngoài dòng tiền trả nợ dự tính. Một số ngân hàng có thể yêu cầu có bảo lãnh

22

cùng với tài sản đảm bảo. Bảo lãnh là hình thức bên thứ ba ký bảo lãnh cam kết thanh toán nếu ngƣời vay không trả đƣợc nợ.

Conditions (Các điều kiện khác). Liệu khoản vay sẽ đƣợc sử dụng để đáp ứng

nhu cầu vốn lƣu động, mua sắm máy móc hay dự trữ nguyên vật liệu, hàng tồn kho? Ngân hàng sẽ đánh giá tình hình kinh tế trong và ngoài nƣớc, phân tích ngành kinh doanh doanh nghiệp đang hoạt động cũng nhƣ các ngành hoạt động liên quan có thể ảnh hƣởng đến doanh nghiệp.

Việc sử dụng mô hình này tƣơng đối đơn giản, song hạn chế của mô hình này là nó phụ thuộc vào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập, khả năng dự báo cũng nhƣ trình độ phân tích, đánh giá của cán bộ kinh doanh.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH SA ĐÉC ĐẾN NĂM 2020 (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)