8 BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI:
1.2.5 Những yếu tố ảnh hƣởng đến quản trị rủi ro tín dụng:
Nhân tố con ngƣời trong mọi vấn đề luôn là nhân tố quan trọng có tính chất quyết định. Do vậy công tác quản trị rủi ro tín dụng rất cần thiết phải đặt nhân tố con ngƣời bao gồm cán bộ ngân hàng và ngƣời đi vay. Do vậy việc tuyển dụng các bộ phải công khai minh bạch, phải tuyển dụng cán bộ có đầy đủ trình độ, đạo đức. Trình độ và năng lực của cán bộ tín dụng yếu kém, đây cũng là một nhân tố gây ra rủi ro trong tín dụng. Một ngƣời cán bộ yếu kém về năng lực, khi tiếp nhận hồ sơ của khách hàng thì khả năng phân tích và thẩm định dự án không đúng về dự án. Trong trƣờng hợp này nhân viên tín dụng có thể bị khách hàng lừa gạt, hoặc lựa chọn dự án tài trợ không chính xác. Nhƣ vậy khả năng mất vốn rất cao. Điều đó đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải có năng lực cao.
Việc đánh giá ngƣời vay cũng hết sức quan trọng. Ngân hàng có thể đánh giá khách hàng thông qua biện pháp chấm điểm khách hàng và phân loại tín dụng. Đó là quá trình trong đó xác định cấp độ rủi ro tín dụng cho một khách hàng, một món vay hoặc một loại tài sản đƣợc khách hàng dùng để thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Nói chung
29
mọi khách hàng vay, mọi khoản vay đều phải đƣợc đánh giá, phân loại kỹ càng. Đối với các doanh nghiệp kinh nghiệm và năng lực kinh doanh đang còn ờ trình độ thấp, thì hầu hết các doanh nghiệp này đều không nắm bắt đƣợc thông tin kịp thời, thiếu thích nghi với cạnh tranh. Khi đƣợc vay vốn kinh doanh thì dự án này sẽ gặp nhiều khó khăn, khả năng xảy ra rủi ro là rất cao. Nhƣ vậy rủi ro tín dụng đối với ngân hàng sẽ rất lớn.Chấm điểm khách hàng và phân loại tín dụng là một công cụ quan trọng của quản trị rủi ro tín dụng. Khách hàng vay và các khoản cho vay đƣợc chấm điểm và phân loại tại thởi điểm ban đầu còn phải đƣợc đánh giá lại sau một thời gian tùy thuộc vào thời hạn, thực tế sử dụng vốn của ngƣời đƣợc cấp tín dụng. Nhân tố không lành mạnh từ phía khách hàng là việc khách hàng lừa đảo, sử dụng vốn sai mục đích, trốn tránh trách nhiệm uỷ quyền và bảo lãnh. Khi mà khách hàng lừa đảo họ lợi dụng các điểm yếu và kẽ hở của ngân hàng. Họ lập các phƣơng án kinh doanh giả, cùng các giấy tở thế chấp giả mạo hoặc đi vay ở nhiều ngân hàng với cùng một bộ hồ sơ. Đối với trƣờng hợp bảo lãnh và uỷ quyền xảy ra chủ yếu đối với các công ty lớn. Một số công ty, công ty lớn đứng ra bảo lãnh uỷ quyền cho các chi nhánh trực thuộc thực hiện vay vốn của ngân hàng để tránh sự kiểm tra giám sát của ngân hàng vào hoạt động và kinh doanh. Tuy nhiên khi đơn vị chi nhánh không trả đƣợc nợ thì đơn vị bảo lãnh không chịu đứng ra thực hiện nghĩa vụ của mình.
1.2.5.2Nhân tố cơ chế, chính sách, môi trƣờng, mô hình tổ chức:
Chính sách cho vay chƣa đầy đủ, các tiêu chuẩn áp dụng còn mang tính khuôn mẫu, chƣa phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, đặc trƣng của vùng miền. Việc cấp tín dụng quá tập trung, thiếu sự kiểm soát chặc chẽ, khoa học thì công tác quản trị rủi ro tín dụng sẽ không có hiệu quả. Việc kiểm tra trƣớc, trong và sau khi cho vay là cần thiết và đặc biệt quan trọng. Việc xây dựng quy trình cho vay dựa trên việc phân chia cấp phê duyệt sẽ đảm bảo các quyết định đƣợc đƣa ra một cách thận trọng, hiệu quả. Cần thiết phải có các qui định giải quyết các vấn đề của các khoản vay có vấn đề, bị rủi ro không thực hiện đƣợc nghĩa vụ trả nợ. Hệ thống thông tín báo cáo của ngân hàng phải thông báo kịp thời, chính xác, trạng thái tín dụng của khách hàng, đồng thời duy trì việc thu thập thông tin chi tiết về khách hàng một cách thƣờng xuyên, liên tục để bảo đảm cho việc đánh giá trang thái rủi ro đƣợc chính xác. Các quy chế cho vay hiện tại áp dụng tại các ngân hàng thƣờng qui định rằng tổng mức giá trị một ngân hàng
30
đƣợc phép đầu tƣ, cho vay hoặc cung cấp tín dụng khác đối với một khách hàng cá nhân, pháp nhân, một nhóm pháp nhân có liên quan nào vƣợt hơn một tỷ lệ nhất định tính trên tổng số vốn và dự phòng của ngân hàng đó. Việc này có thể giúp các nhà quản trị ngân hàng có thể kiểm soát đƣợc rủi ro tín dụng của cả ngân hàng để đảm bảo quyền lợi cho ngƣời gửi tiền và ngăn chặn các tình huống rủi ro có thể xảy ra làm ảnh hƣởng đến cả hệ thống ngân hàng. Hầu hết các ngân hàng đều hạn chế mức cho vay tối đa đối với một khách hàng trong khoản từ 15% đến 25% tổng vốn tự có. Đối với một nhóm khách hàng thì 50% đến 60% vốn tự có. Khi đó các nhà quản trị có thể kiểm soát đặc biệt những khoản vay vƣợt hoặc tỷ lệ cho vay cao và có biện pháp phòng ngừa trƣớc khi nó trở thành nguy cơ rủi ro.
Trong bất cứ hoạt động ngành nghề nào thì do đặc trƣng hoạt động đều phải chịu ít nhiều rủi ro, do vậy các ngân hàng đều có chính sách giới hạn mức dƣ nợ cho vay cao nhất đối với một ngành nghề kinh tế hoặc cho một địa bàn hẹp. Ngoài ra mỗi ngân hàng đều phải xây dựng hệ thống kiểm soát các rủi ro này một cách tốt nhất và đánh giá tác động do sự thay đổi theo chiều hƣớng xấu của khoản vay và cân đối lỗ, lãi. Các ngân hàng cần có một cơ chế tổ chức để đối phó với các rủi ro tăng lên. Ngoài ra cần trích lập dự phòng rủi ro một cách nghiêm túc và phù hợp với tình hình dƣ nợ tại ngân hàng. Bên cạnh đó việc tổ chức bộ máy quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng bởi nếu một mô hình quản trị rủi ro thiếu khoa học, lạc hậu sẽ dẫn tới những rủi ro tiềm ẩn rất lớn.
Tuy nhiên ngoài các yếu tố trên về mặt pháp lý, cũng là một nhân tố ảnh hƣởng tới vấn đề rủi ro trong tín dụng. Khi mà các quy định về quy trình trong hoạt động tín dụng không đƣợc quy định chặt chẽ và hợp lý. Nó sẽ không chỉ gây khó khăn cho hoạt động tín dụng, mà còn tạo khả năng rủi ro xảy ra. Khi mà quy định hợp lý và chặt chẽ nó sẽ hạn chế đƣợc những trƣờng hợp xấu trong hợp đồng tín dụng.
Các nhân tố trên vừa có tính độc lập tƣơng đối vừa có quan hệ chặc chẽ và chi phối lẫn nhau, có thể làm cho công tác quản trị rủi ro tín dụng đạt đƣợc hiệu quả cao, giảm thiểu rủi ro, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả tín dụng ngân hàng. Nhƣng nó cũng có thể gây ra tổn thất dẫn tới mất khả năng thu hồi các khoản nợ của ngân hàng. Nhƣ sự yếu kém, thiếu nhất quán, thiếu đồng bộ trong cơ chế, chính sách cho vay dẫn tới
31
tình trạng cán bộ quản lý lợi dụng những yếu kém đó mà làm tổn hại đến hoạt động tín dụng của ngân hàng.
1.3 KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG TRONG NƢỚC VÀ NGOÀI NƢỚC: TRONG NƢỚC VÀ NGOÀI NƢỚC:
1.3.1 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng ngoài nƣớc:
Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu của hệ thống Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam, mang lại 80-90% thu nhập của mỗi ngân hàng, tuy nhiên rủi ro của nó cũng rất lớn. Rủi ro tín dụng cao quá mức sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Cùng với những thời cơ và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là diễn biến phức tạp và nguy cơ khủng hoảng tín dụng và kinh tế thế giới đang tăng cao, vấn đề nâng cao khả năng quản lý rủi ro tín dụng, hạn chế đến mức thấp nhất có thể những nguy cơ tiềm ẩn gây nên rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thƣơng mại đang và ngày càng trở nên cấp thiết…
Trong cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng khu vực châu Á thời kỳ 1997- 1998, và cuộc khủng hoảng tài chính-ngân hàng toàn cầu khởi đầu từ Mỹ những năm gần đây đã và đang cho thấy ngày càng nhiều ngân hàng trên thế giới công bố các khoản nợ xấu và thua lỗ lớn kỷ lục, trong đó có rất nhiều ngân hàng trong khu vực và trên thế giới bị phá sản, kể cả những ngân hàng lớn tầm cỡ thế giới với bề dày hoạt động hàng trăm năm.
Đến nay đã có tới 117 ngân hàng Mỹ thuộc diện “có vấn đề” (theo công bố của Federal Deposit Insurance Corporation – Công ty Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ FDIC) và hơn 10 ngân hàng Mỹ bị phá sản. Nguyên nhân là do các ngân hàng mất khả năng thanh khoản do danh sách các khoản nợ khó thu hồi tăng cao, dùng huy động tiền gửi cho vay bất động sản đồng nghĩa với việc lấy ngắn nuôi dài, không thẩm định nguồn trả nợ, cho vay dƣới chuẩn, đến khi giá bất động sản tụt dốc không phanh, các khoản nợ không thu hồi đƣợc, ngân hàng mất khả năng chi trả các khoản tiết kiệm đến hạn, tình hình kinh tế khủng hoảng, các doanh nghiệp Mỹ rơi vào tình cảnh khó khăn phá sản, các khoản đầu tƣ của ngân hàng cũng từ đó thua lỗ,…
Vì vậy, các kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng ở các nƣớc trên thế giới sẽ là hữu ích để học hỏi sẵn sàng đối phó với khủng hoảng tín dụng thế giới.
32
1.3.1.1Ngân hàng ở Trung Quốc
Khác với các quốc gia châu Á khác nhƣ Nhật Bản và Thái Lan, nợ xấu là kết quả của những vụ sụp đổ thị trƣờng tài chính và bong bóng tài sản thì nguyên nhân gây ra nợ xấu của Trung Quốc chính là cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, khi hoạt động của các NHTM Nhà nƣớc lớn chỉ nhƣ những cơ quan hành chính Nhà nƣớc, có nhiệm vụ cho vay theo chỉ định cho các công ty và dự án Nhà nƣớc vốn làm ăn kém hiệu quả, thậm chí thua lỗ. Những khoản vay này cũng không qua quy trình phân tích tín dụng chặt chẽ nên rủi ro tín dụng là điều không tránh khỏi. Vì thế, quá trình xử lý nợ xấu ở Trung Quốc gắn trực tiếp với các biện pháp cải cách đƣợc thực hiện bởi Chính phủ nhằm chuyển đổi nền kinh tế Trung Quốc từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế kinh tế thị trƣờng cũng nhƣ quá trình tái cấu trúc các doanh nghiệp Nhà nƣớc (DNNN) và hệ thống tài chính. Quá trình xử lý nợ xấu của Trung Quốc có thể chia thành ba giai đoạn chính.
Giai đoạn thứ nhất, giữa những năm 1990 diễn ra quá trình tái cấu trúc tài
chính nhằm chuyển đổi hệ thống ngân hàng, cụ thể là tách cho vay chính sách khỏi cho vay thƣơng mại bằng cách thành lập 3 ngân hàng chính sách chịu trách nhiệm xử lý các khoản vay chính sách. 4 NHTM Nhà nƣớc lớn của Trung Quốc bắt đầu sử dụng cách phân loại nợ thành 5 nhóm theo cách chia của BIS, thay vì 4 nhóm nhƣ trƣớc đây, thực hiện phê duyệt tín dụng một cách độc lập với ít can thiệp hành chính từ phía chính quyền địa phƣơng hơn.
Giai đoạn thứ hai, bắt đầu từ năm 1999 đến năm 2003, đánh dấu bằng sự thành lập của 4 công ty quản lý tài sản đƣợc Chính phủ tài trợ (Asset Management Corporation- AMC), mỗi công ty tƣơng ứng với một trong số 4 NHTM Nhà nƣớc lớn (chiếm tới 70% tổng tài sản của hệ thống ngân hàng), nhằm giải quyết những khoản nợ xấu của 4 ngân hàng này từ trƣớc năm 1996 có tổng giá trị lên tới 1,4 nghìn tỷ NDT (169 tỷ USD), chiếm 19% GDP của Trung Quốc năm 1999 (Bing Wang and Richard Peiser, 2007). Các khoản nợ xấu đƣợc chuyển giao tại mức giá trị sổ sách trực tiếp từ 4 NHTM cho 4 AMC tƣơng ứng đƣợc thực hiện suốt năm 1999 và 2000 và trách nhiệm của 4 AMC này là phải xử lý hết các khoản nợ xấu này trong vòng 10 năm.
Giai đoạn thứ ba, Trung Quốc tập trung vào tái cấu trúc các NHTM Nhà nƣớc
33
và niêm yết ra công chúng nhằm tăng tính minh bạch và nâng cao năng lực quản trị của 4 NHTM Nhà nƣớc lớn này.
1.3.1.2Ngân hàng ở Nhật Bản:
Hoạt động của ngân hàng và nền kinh tế Nhật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Khi nền kinh tế có vấn đề thì ngành kinh doanh ngân hàng cũng không thể hoạt động tốt đƣợc. Cho dù ngân hàng đóng vai trò hỗ trợ đối với các ngành công nghiệp sản xuất và dịch vụ, nhƣng hệ thống ngân hàng cũng có thể làm tình hình xấu hơn và trì trệ sự ổn định của nền kinh tế nếu bản thân ngân hàng cũng gặp khó khăn. Nếu nhƣ phần lớn các khoản cho vay của ngân hàng cấp cho các doanh nghiệp không khỏe mạnh, thì không chỉ ngân hàng hoạt động không hiệu quả, mà nền kinh tế cũng sẽ bị ảnh hƣởng. Thực tế hoạt động tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại Nhật Bản cho thấy việc cho vay không chặt chẽ cùng với chính sách mở rộng quá tham vọng càng đƣợc kích thích thêm do cạnh tranh trên thị trƣờng là kết quả gây ra thua lỗ của ngân hàng.
Mặt khác, do không có kinh nghiệm với những khoản vay bị thất thoát nghiêm trọng trƣớc đây nên các ngân hàng Nhật không biết cách quản lý khi có phát sinh lãi lỗ tín dụng. Các ngân hàng không hiểu rõ hậu quả nghiêm trọng của việc trì hoãn những biện pháp dứt khoát đối với các khách hàng vay có rủi ro, do đó mức lỗ lãi của ngân hàng không thể đƣợc giải quyết nhanh chóng và với phí tổn thấp hơn. Nói cách khác, ngân hàng nên chủ động trong việc đánh giá một khách hàng có tiềm năng rủi ro trong tƣơng lai gần và xa, từ đó có biện pháp xử lý càng sớm càng tốt.
Ngoài ra, ở Nhật cũng cho thấy, nếu mức lỗ của ngân hàng vƣợt quá khả năng của các ngân hàng thƣơng mại, Nhà nƣớc sẽ dùng các nguồn quỹ quốc gia để can thiệp và tất yếu Ban điều hành các ngân hàng cũng phải đƣợc thay thế. Hiện nay các ngân hàng Nhật đã xử lý thành công các vấn đề liên quan đến tài sản không thu hồi đƣợc. Tổ chức dịch vụ tài chính (The Financial Service Agency) đóng vai trò quan trọng trong việc thúc ép các ngân hàng thực hiện công tác dự phòng cần thiết cũng nhƣ xử lý những khoản nợ xấu mà trƣớc đây đã từng gây ra các khoản lỗ lớn kéo dài trong nhiều năm đối với hầu hết các ngân hàng.
34
1.3.1.3Ngân hàng ở Mỹ:
Hoạt động tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại ở Mỹ cho thấy, để việc kiểm soát rủi ro tín dụng hiệu quả cần:
Nuôi dƣỡng một mối quan hệ lâu dài và tổng hợp với bên đi vay và phục vụ
mọi nhu cầu về tài chính của họ. Kết quả là những ngƣời cho vay sẽ hiểu nhiều hơn về tình hình tài chính của khách hàng và có đƣợc lợi nhuận khi bán các sản phẩm tài chính đa dạng, trong khi đó bên vay sẽ có đƣợc một nguồn hỗ trợ lâu dài cùng với dịch vụ tín dụng.
Nhấn mạnh việc thẩm định khoản vay hơn là việc kiểm soát khoản vay. Việc cắt giảm hoặc làm tắt trong quá trình thẩm định sẽ dẫn đến khoản nợ xấu. Thêm vào đó, cho vay các khoản nợ có rủi ro sẽ không đáng nếu tính đến khối lƣợng công việc phải thực hiện để khoản vay không bị quá hạn. Hơn nữa, cần đánh giá đúng tình trạng của từng bên vay hơn là câu nệ vào các phƣơng pháp và công thức tự động, ví dụ nhƣ