Những thách thức

Một phần của tài liệu QHTTTS Vinh Long In chinh thuc (Trang 74 - 77)

V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1.2. Những thách thức

Thủy sản Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức sau:

(1) Đối với khai thác:

- Nguồn lợi thủy sản nội đồng cĩ xu hướng suy giảm, do sức ép của nhu cầu mưu sinh dẫn đến các biểu hiện đánh bắt mang tính hủy diệt nguồn lợi đã và đang và vẫn cịn diễn biến phức tạp.

- Sự tác động của hiện tượng biến đổi, thay đổi của nhiệt độ, khí hậu, mùa nước nổi… đã làm ảnh hưởng tới nguồn lợi thủy sản nĩi chung, gây khĩ khăn cho nhiều hộ làm khai thác thủy sản nội đồng vốn đã quen cuộc sống dựa vào nguồn lợi thủy sản phong phú này.

68

- Do vùng ĐBSCL là phần hạ nguồn của dịng sơng Mê Kơng, mà nhiều quốc gia ở thượng nguồn và trung nguồn như Trung Quốc, Myanma, Lào, Thái Lan đã và đang xây dựng các cơng trình thủy lợi nhằm phục vụ tưới tiêu cho nơng nghiệp, các đập thủy điện. Chính điều này đã làm dịng chảy của sơng sẽ bị chặn lại hoặc thay đổi hướng, dẫn đến trữ lượng và sản lượng khai thác thủy sản nội địa sẽ sụt giảm đáng kể.

(2)Đối với nuơi trồng thủy sản:

Với vấn đề biến đổi khí hậu

- Vấn đề biến đổi khí hậu (climate change) ảnh hưởng về lâu dài tới NTTS là khá rõ nét nhưng trong giai đoạn 2010 đến 2020 thì mức độ ảnh hưởng khơng lớn. Theo kịch bản biến đổi khí hậu của Bộ Tài Nguyên và mơi trường Việt Nam, đến năm 2020 nhiệt độ khu vực Nam Bộ sẽ tăng khoảng 0.4 oC; lượng mưa cĩ thể tăng vào mùa mưa (1-2,6%)và giảm vào mùa khơ (2-3%);. Với kịch bản này nguồn nước sơng Cửu Long cĩ thể tăng hơn vào mùa mưa và giảm thấp vào mùa khơ; Mức thay đổi về nhiệt độ và chế độ mưa là chưa nghiêm trọng. Tuy nhiên, việc thay đổi các điều kiện khí hậu thời tiết phần nào sẽ làm cho khả năng đề kháng, chống chịu với các loại bệnh dịch của các loại thủy sản nuơi giảm sút, nguy cơ về bệnh dịch thủy sản tăng cao.

- Đến năm 2020 nước biển cĩ thể dâng cao 11-12 cm, một số vùng của Vĩnh Long (Trà Ơn, Vũng Liêm) cĩ thể bị nước mặn xâm nhập, độ mặn cĩ thể lên tới 3 - 5‰, tuy nhiên đây là mức nhiễm mặn mà hầu hết các loài thủy sản được nuơi ở đây vẫn cĩ thể sinh trưởng tốt mà khơng bị ảnh hưởng nhiều.

Với vấn đề xây dựng các đập thủy điện:

- Theo báo cáo của Chương trình Mơi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) và Viện Cơng nghệ châu Á (AIT) về lưu vực sơng Mekong cĩ cảnh báo rằng kế hoạch của Trung Quốc xây dựng 8 đập trên sơng Mekong (phần chảy qua Trung Quốc, cĩ 3 đập đã hoàn thành, đập thứ 4 sẽ hoàn thành vào năm 2012) và 12 đập thủy điện mà các nước Campuchia (2 đập) và Lào (10 đập) muốn xây dựng trên dịng chính của sơng Mekong thời gian tới cĩ thể đe dọa đáng kể tới bản thân con sơng cũng như tài nguyên tự nhiên của nĩ.

- Việt Nam và Campuchia là hai nước sẽ bị tác hại nặng nề nhất. Khi các cơng trình thủy điện đi vào hoạt động. Các hồ thủy điện của Trung Quốc sẽ giữ lại 50% lượng phù sa của sơng Mekong, cịn các con đập hạ lưu của Lào và Campuchia cũng chặn thêm 25% khác.

- ĐBSCL đứng trước nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu quá nhiều đập thủy điện được xây dựng. Khả năng giảm dịng chảy trong mùa khơ, kết hợp với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng sẽ làm gia tăng sự xâm nhập mặn gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt cũng như sản xuất nơng nghiệp và nuơi trồng thủy sản của ĐBSCL. Lượng phù sa về ĐBSCL hiện khoảng 26 triệu tấn/năm sẽ giảm cịn 7 triệu tấn/năm, chất dinh dưỡng từ trên 4.150 tấn/năm xuống cịn trên 1.000 tấn/năm; Việc thay đổi dịng chảy tự nhiên và nước biển dâng sẽ làm thay đổi hầu hết mơi trường sống

69

thủy sinh, làm giảm 12-27% năng lực tái sinh của hệ sinh thái; Các con đập sẽ chặn đường di cư của các loài cá nước ngọt, việc thay đổi chu kỳ lũ lụt và hạn hán sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lợi thủy sinh, sản lượng đánh bắt cá sẽ giảm từ 200-400 nghìn tấn/năm; Ngoài ra, cịn nhiều tác động đến mơi trường nước, giao thơng đường thủy, gây sạt lở bờ sơng…

- Các con đập ở Lào và Campuchia về cơ bản đã thống nhất lùi thời điểm xây dựng lại 10 năm để tiếp tục nghiên cứu các tác động của chúng với mơi trường. Vì vậy, ảnh hưởng của kế hoạch xây dựng các đập thủy điện giai đoạn 2010 đến 2020 chủ yếu là từ 04 đập thủy điện của Trung Quốc khi chúng đi vào hoạt động. Điều này cĩ thể cĩ những ảnh hưởng nhất định đến nguồn nước và chế độ dịng chảy của các con sơng chảy qua Vĩnh Long, ảnh hưởng đến lưu lượng và chất lượng nước cấp cho NTTS; làm giảm lượng chất dinh dưỡng qua đĩ ảnh hưởng đến nguồn thức ăn tự nhiên cho các loài thủy sản nuơi.

Vấn đề nguyên liệu đầu vào:

- Hầu hết các nguyên liệu đầu vào cho NTTS sẽ cĩ xu hướng tăng cao (thức ăn, hĩa chất, nhiên liệu) do việc khan hiếm nguồn cung nguyên liệu cho các nhà máy sản suất. Nguồn nguyên liệu bột cá ngày càng giảm thấp; các loại háo chất, nhiên liệu ngày càng khan hiếm, giá cả tăng cao.

(3)Đối với chế biến thủy sản:

- Việt Nam là nước đang phát triển nên khả năng cạnh tranh của hàng thủy sản cịn yếu, trình độ quản lý cịn nhiều bất cập, trong khi các yêu cầu về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm của các nước thường xuyên thay đổi và ngày càng địi hỏi khắt khe.

- Sự hiểu biết của các doanh nghiệp về luật pháp quốc tế, nhất là hiểu rõ về pháp luật trong tranh chấp thương mại cịn rất hạn chế, điều này ảnh hưởng khá lớn tới năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.

- Sự mất cân đối giữa khu vực sản xuất nguyên liệu và khu vực chế biến xuất khẩu, cụ thể hơn là khu vực sản xuất nguyên liệu chưa đáp ứng được nhu cầu của khu vực chế biến xuất khẩu cả về số lượng cũng như chất lượng sản phẩm.

- Cơng tác quản lý nguồn lợi, quản lý tàu thuyền trên biển, cơng tác thống kê nghề cá cịn lạc hậu và chưa đáp ứng được các yêu cầu về hội nhập.

- Cơng tác đào tạo cán bộ quản lý và cơng nhân kỹ thuật tuy đã được quan tâm nhưng do hạn chế về kinh phí và kinh nghiệm nên chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng khi gia nhập WTO.

- Năng lực, kinh nghiệm quản lý và trang thiết bị phục vụ cho kiểm tra, kiểm sốt chất lượng, kiểm dịch hàng thủy sản nhập khẩu cịn hạn chế - là thách thức lớn đối với việc bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng cũng như sức khoẻ và mơi trường sống của các loài thủy sản, đồng thời đĩ cũng là thách thức đối với những cạnh tranh khơng lành mạnh sẽ diễn ra đối với thủy sản Việt Nam.

70

rất nhiều khĩ khăn về vốn, cơng nghệ và kinh nghiệm, bên cạnh đĩ kỹ năng và trình độ quản trị của nhiều doanh nghiệp thủy sản chưa đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế và cịn rất thấp so với các đối thủ.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng cho sản xuất kinh doanh thủy sản (hệ thống thủy lợi, các chợ thủy sản đầu mối, các trung tâm thương mại thủy sản) chưa cĩ hoặc cịn yếu, cộng với khả năng cạnh tranh thấp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ là thách thức lớn trong việc giữ được thị trường trong nước.

- Vấn đề thương hiệu của thủy sản Việt Nam cũng được coi là một thách thức lớn, vì hiện nay các mặt hàng thủy sản Việt Nam được xuất khẩu thơng qua các nhà nhập khẩu và được phân phối dưới nhiều thương hiệu khác nhau, vừa khơng quảng bá được sản phẩm, vừa cĩ thể gây ra những rắc rối như vụ “cá Basa” thành “cá Mú” ở thị trường Mỹ vừa qua.

- Khả năng cạnh tranh của sản phẩm thủy sản Việt Nam đang là mối lo ngại nhất trong giai đoạn hiện nay. Nếu khơng nâng cao được sức cạnh tranh, thì ngành thủy sản Việt Nam khơng những sẽ đuối sức trong cuộc đua xuất khẩu với những đối thủ mạnh của Châu Á và Châu Mỹ, mà cịn bị cạnh tranh ngay chính trên “sân nhà”. Mục tiêu phát triển nghề cá bền vững chỉ cĩ thể đạt được trên nền tảng sản xuất hiệu quả và sức cạnh tranh cao.

- Việc EU đưa ra qui định IUU về truy xuất nguồn gốc hải sản khai thác (cĩ hiệu lực từ ngày 01/01/2010), theo đĩ, các lơ hàng thuỷ sản phải cĩ thơng tin từ tên tàu khai thác, tên chủ tàu, phương tiện đánh bắt, vùng biển khai thác, loại sản phẩm và trọng lượng, giấy khai báo chuyển hàng trên biển, trong khu vực cảng, tàu tiếp nhận hoặc đơn vị tiếp nhận trong cảng,... sẽ cĩ tác động lớn đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam, đặc biệt là trong giai đoạn đầu thực hiện qui định này.

Một phần của tài liệu QHTTTS Vinh Long In chinh thuc (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)