CHƯƠNG THỨ BẢY

Một phần của tài liệu THUONG TRI NTHAI (Trang 51 - 56)

1.-ĐỊNH NGHĨA VỀ SỰ THAM THIỀN:

Trước khi nói về định nghĩa sự tham thiền, chúng ta hãy lắng nghe nhà thần nhãn hiện đại là ông Geoffrey Hodson thuật lại câu chuyện của các nhà Đạo sĩ nước Hy Lap thời cổ, trong lúc các vị nầy tìm cách để đoạt sự giác ngộ bằng sự tham thiền. Ông nói rằng:

“Từ nghìn xưa, có người đã được thành công trên đường giác ngộ. Nếu ta đi ngược dòng lịch sử, trở về cổ Hy Lạp, hồi đời xưa thì ta sẽ tìm thấy có những nhà Đạo sĩ nước ấy đã trải qua con đường tham thiền để đi đến sự giác ngộ.

Đây là câu chuyện nói về nước Hy Lạp thời cổ. Hồi đời ấy, 600 năm trước Chúa Giáng Sinh, ở Hy Lạp có một nhà triết học gia tên là Thales, sống một nơi trong thành phố. Một ngày nọ có người hỏi ông 9 câu hỏi. Ông trả lời tất cả. Những câu hỏi và những câu trả lời đều được ghi giữ cho tới ngày nay. Đó là một diễm phúc cho chúng ta.

1)- Câu thứ nhứt: mà người ta hỏi nhà triết học gia Thales như vầy” “ Cái gì cũ nhứt trên đời ? “

-Đáp: Đức Thượng Đế là cũ nhứt trên đời, vì Ngài đã có tự bao giờ 2)- Hỏi: Cái gì đẹp nhứt trên đời?

-Đáp: Vũ Trụ là đẹp nhứt trên đời, bởi vì đó là công trình của Thượng Đế. 3)- Hỏi: Cái gì lớn nhứt trên đời?

- Đáp: Không gian là lớn nhứt trên đời, bởi vì không gian chứa đựng tất cả vạn vật. 4)- Hỏi: Cái gì là vững chắc nhứt, hơn hết thảy mọi vật?

- Đáp: Cái vững chắc nhứt và vẫn tồn tại nhứt là Hy Vọng, bởi vì hy vọng vẫn tồn tại mãi mãi, dầu cho dến sau khi người ta chết.

- Đáp: Sự tự do là tốt hơn tất cả vạn vật, bởi vì nếu không có tự do thì không có gì tốt đẹp hết.

6)- Hỏi: Cái gì mau hơn tất cả mọị vật.

Đáp: Đó là tư tưởng, bởi vì trong khoảnh khắc đồng hồ, tư tưởng có thể vượt không gian để đi đến tận cùng trong vũ trụ.

7)- Hỏi: Cái gì mạnh hơn tất cả mọi vật?

- Đáp: Sự cần dùng mạnh hơn tất cả mọi vật, bởi vì sự cần dùng làm cho người ta có đủ can đảm để đối phó với tất cả mọi sự khó khăn ở đời.

8)- Hỏi: Cái gì là dễ nhứt trên đời?

- Đáp: Cái dễ nhứt trên đời là đem cho người khác những lời khuyên bảo. 9)- Hỏi: Cái gì là khó nhứt trên đời ?

- Đáp: Tự biết mình là khó nhứt trên đời.

Vả lại, biết đặng cái bản ngã vô thường của mình, biết đặng cái Chơn Ngã trường tồn, vĩnh cữu của mình, và sự hiệp nhứt cái bản ngã với cái Chơn Ngã cùng sự hiệp nhứt mình với tất cả mọi loài, mọi vật là Mục Đích của sự Tham Thiền vậy.

ĐỊNH NGHĨA THAM THIỀN Tham thiền có hai nghĩa: nghĩa cạn và nghĩa rộng.

Nghĩa cạn : Tham thiền có hai chữ ghép lại là Tham và Thiền.

THAM : Có nghĩa là chen, dự vào để cứu xét (tham cứu) để khảo nghiệm (Tham khảo, tham nghiệm ), v.v…

THIỀN : Có nghĩa là yên lặng, lắng lòng để lìa xa các điều vọng niệm, những tư tưởng đảo điên, để dùng tư duy (tư tưởng) quan sát những luật ẩn vi trong vũ trụ và những quyền năng còn tiềm tàng trong con người, v.v…

Vậy, tham thiền là để tâm trí yên lặng hầu suy cứu tận tường những điều trên đây, hoặc tập trung tư tưởng để nghiên cứu kỹ lưỡng một vấn đề gì. Tỷ như suy nghĩ chính chắn về một bài luận văn nào để xem xét, phân tách minh bạch để thấy các khía cạnh, trong mọi hình thức, mọi liên quan, cũng gọi là tham thiền nữa.

Nghĩa rộng của sự Tham Thiền: Tham thiền là danh từ đạo lý thuần túy để chỉ nghĩa sự tập trung tư tưởng vào đường tinh thần để cho tia sáng thần minh có sẵn trong lòng người đốc xuất, đưa mình lên cõi thiêng liêng hầu nhập tâm cùng vũ trụ. Hay nói cách khác: tham thiền là tập trung tư tưởng vào một đối tượng, đặng phá tan bức màn bao phủ nó, để đạt đến sự sống bên trong của nó, rồi đem sự sống ấy mà phối hợp với sự sống của mình hầu hai sự sống đó hòa tan làm một dòng suối “đào nguyên” duy nhứt có thể ban rải ân lành cho thế gian.

Từ cổ chí kim, các bậc hiền triết, các nhà tôn giáo trứ danh đều có tham thiền để thấu hiểu sự đời, lý Đạo, hầu cảm đặng một cách cao thượng và trực tiếp những tư tưởng siêu việt, đạo đức thâm sâu.

Phàm bí quyết của trời đất, hễ nghiền ngẫm mãi rồi cũng có thể thấu triệt được lẽ phải, và giải quyết được nhiều bí ẩn.

Tham thiền cũng có nghĩa là cố gắng làm cho một phần nào của cái tâm thức siêu linh được thâm nhập vào cai tâm thức hồng trần – (là cái tâm thức của ta lúc ta thức) – để tạo ra con kinh giữa Chơn Nhơn và Phàm Nhơn hầu soi sáng Phàm Nhơn.

Người ta còn giải Tham Thiền như vầy: tham thiền là lẵng lặng gẫm xét, dùng Tư Tưởng Thượng Trí để quán soi cho thấu tận nguồn gốc của mọi sự vật.

Nó cũng là một pháp môn tập trung tư tưởng để khám phá huyền linh của vũ trụ, và đồng thời điều ngự tâm viên, ý mã – (là cái tâm, cái trí vọng động lao xao như con ngựa, con vượn) – của mình trở thành tịch tịnh, an nhiên, không còn tự do phóng túng, tán loạn nữa.

Tham thiền cũng có nghĩa là quan sát mọi loài mọi vật trong thế gian và xuất thế gian bằng con mắt sáng suốt của trí lực, chớ chẳng phải nhận xét bằng nhục nhãn của phàm nhơn. Người tham thiền (gọi là tu thiền) quán xét với chơn tâm bình đẳng, vô tư trên công lý và chơn lý một cách minh triết vậy.

Cho nên tham thiền là một pháp môn “thậm thâm vi diệu pháp”’ chí cực, chí linh, tối vi, tối thắng. Người biết qua sự vi diệu của nó mà không thực hành thật là uổng vậy; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bây giờ, ta hãy lần dò kinh điển để xem qua các bậc hiền triết giải nghĩa tham thiền như thế nào?

Bà Annie Besant, nguyên Chánh Hội Trưởng Hội Thông Thiên Học thế giới có cắt nghĩa tham thiền như vầy.

“Người ta có thể nói rằng: “Tham thiền là phương pháp khoa học và xác định, để chỉnh đốn cùng mở mang các thể vía, trí bằng cách cố suy nghĩ và nhằm mục đích nhứt định” [1].

Bà còn giải thêm rằng: Sở dĩ công việc ở các cõi cao chỉ thực hiện được là nhờ Chơn Nhơn bao phủ mình bằng một thể tinh vi (cấu tạo với chất khí của cảnh giới mà Nó đang hoạt động) vì lẽ: không có một sự sống nào biểu lộ được, nếu nó không có một hình thể tương xứng với cảnh ấy. Mục đích của sự tham thiền là tạo ra những hình thể đó, càng ngày càng tinh vi, đủ sức phát triển những năng lực của sự sống cứ mãi tăng cường”.

Ông J. J. Wedgwood, tác giả quyển “La méditation à l’usage des commencants” có giải nghĩa tham thiền như vầy:

“Tham thiền là sự rán sức đem vào tâm thức mình, lúc mình tỉnh táo (là lúc cái trí đang hoạt động như thường) một vài tri giác siêu linh và lấy lòng nhiệt vọng tạo ra

[1] Nguyên văn: On peut dire que la méditation est la méthode dèfinie e’scientifique d’organiser et de développer les corp astral et mantal d’une facon délibérée et avec un but défini.

Giải nghĩa: Nếu để hai thể vía, trí tự nhiên, thì theo thời gian chúng nó cũng sẽ phát triển vậy; nhưng rất chậm chạp. Song nếu biết cách tham thiền, thì chúng nó mở mang mau lẹ vô cùng.

một con kinh để rút cái ảnh hưởng của nguyên lý thiêng liêng (là Chơn Nhơn) có thể làm cho Phàm Tâm sáng tỏ”. [1]

Bà Blavatsky [2] có nói rằng: “Tham thiền là lòng hoài bão nồng nàn khó tả của tâm hồn hướng về cõi vô cùng, vô tận:

Ông Pythagore nói: “Tham thiền là một động cơ rất mạnh cho sự tiến bộ về đường tinh thần, tri thức và đạo lý.” Bởi những sức mạnh cao siêu, những ý nghĩa huyền mặc và những sự phát minh to tác về tinh thần cần phải được tưởng niệm đến luôn, nghiền ngẫm đến luôn. Và ta cần phải bình tỉnh để tham thiền, thì chúng nó mới có thể xuất hiện ra được.

Nhà tu, Đại Đức Swami Sivananda Sarasvati nói rằng: “Tham thiền là để dòng tâm thức thiêng liêng cứ mãi cuồn cuộn chảy xuống không ngừng. Cái dòng tâm thức nầy hướng về một hình thức hay một đề mục có tính cách cao thượng. Trong lúc tham thiền, những tư tưởng phàm tuc, những dục tình đều phải tắt hẳn. Cái trí chỉ thấm nhuần những tư tưởng từ bi, bác ái và thanh cao. Tất cả tâm hồn đều tràn ngập ánh sáng vinh quang của Thượng Đế.

Theo Na Tiên Tỳ Kheo, thì tham thiền là làm cho thần định lại, để thông hiểu và đạt lý hầu diệt những điều xấu xa ô trược của lòng mình.

Thánh Alphonse de Ligore đã nói rằng: “Đạt được trung tâm an lạc của linh hồn là đến tận trung tâm ân huệ, nơi mà linh hồn được nhuần gội lòng Bác Ái của Chúa”. Tham thiền là rán sức đem vào tâm thức hồng trần (nghĩa là tâm thức của con người trong trạng thái thức) một phần hiểu biết sáng suốt của tâm thức cao siêu, để tạo ra một con kinh, xuyên qua đó, ảnh hưởng của Chơn Nhơn có thể tuôn xuống cho phàm nhơn. Người ta cho đó là sự phóng tư tưởng đến một lý tưởng cao siêu, để khai quang cho tâm thức hồng trần, làm cho nó hưởng ứng đặng với cái lý tưởng cao siêu ấy.

Vậy nói một cách tổng quát: tham thiền là để dòng tư tưởng hướng về một đối tượng nào hay một đề mục nào cứ mãi tuôn tràn, miễn ta thành công trong việc định trí. Trong lúc tham thiền, ta phóng dòng tư tưởng như con tằm nhả tơ làm ra ổ kén, ta ở trong đó, để rồi khi chấm dứt tham thiền, ta trở thành con bướm.

II.- BÌNH LUẬN VỀ THAM THIỀN :

Khi học giả đã định trí khá giỏi rồi, thì có thể khởi tập tham thiền.

Trong đời sống hằng ngày của chúng ta lúc hoạt động hay suy nghĩ, chúng ta đều đi lẩn quẩn giữa hai cực đoan: ấy là “ra bên ngoài” và “rút vào bên trong”. Tại hai cực đoan ấy, chúng ta thấy mình sống nhiều hơn và linh hoạt nhiều hơn, bao giờ chúng ta chưa có đủ yếu tố để phối hiệp đôi đàng.

[1] Pháp văn: La méditation consiste en l’effort de faire pênétrer dans la conscience à l’état de veille (c’est-à-dire dans l’intellect en son état normal d’activité,) quelque peude la conscience hyperphysique de créer, par la ferveur de son aspiration, un canal à travers lequel l’influence du principe divin, qui est l’homme vẻritable, puisse illuminer la personnalité inférieure.

[2] Bà Blavatsky và Đại Tá Olcott, là hai nhà đạo đức cao thâm, đã sáng lập Hội Thông Thiên Học thế giới ngày 17 tháng 11 năm 1875.

RA BÊN NGOÀI:

Tôi có thể nhìn một đóa hoa, khi tôi đi ngang qua. Tôi, vì bước lẹ, nên không thấy rõ những đặc điểm của nó; nhưng tôi biết đó là một đóa hoa. Tôi bèn dừng bước lại, nhìn kỹ và nói rằng:

“Hoa màu vàng. Màu vàng nầy thật đẹp, Đẹp làm sao ấy! Hình dáng đóa hoa xinh tuyệt diệu! Tai hoa xoay bên nầy, rồi xoay bên kia. Nhụy hoa lại lấm tấm vàng sậm. Mùi hoa lại nồng nàn, thơm dịu. Cuốn hoa, đài hoa, nho nhỏ, xinh xinh. Cách sắp xếp của hoa thật tài tình tuyệt diệu! Chỉ có trời mới làm đặng mà thôi! Ôi Hoa! Ta thương mi lắm!

Thế là. Khi tôi dừng lại, tôi đã cho hoa cái gì của tôi rồi. Trong lúc đó, tôi với hoa đồng hóa với nhau. Chúng tôi quấn quít bên nhau; tư tưởng của chúng tôi thông đồng với nhau; chúng tôi cùng sống bên nhau; không có gì chia cách tôi và hoa đặng. Tôi đã trao sự sống của người tôi cho hoa; và tôi tin tưởng rằng: sự sống của hoa đã được tăng cường trong lòng tôi, mặc dầu mắt tôi không thấy được. Còn tôi, tôi thấy tôi vui vẻ thêm lên, tôi tin cậy nhiều hơn trước. Tôi muốn sống vui trong giờ phút ấy, và không muốn mất sự vui mừng đó, dù là một tí nào. Tôi xóa bỏ tất cả sự ưu phiền của thế gian để giữ mãi sự vui mừng tuyệt diệu nầy trong lòng tôi. Nhưng tôi không sợ mất cái giây phút thần tiên ấy đâu, và tôi cũng không cần sợ phải cho ra cái gì nữa; bởi vì càng cho ra, tôi càng thấy tôi sống mạnh hơn. Trong khi tôi cho “tôi”, cho “hoa”, tôi cảm thấy tôi thức tỉnh hơn và linh hoạt hơn trước.

Nhưng . . . . dù sao đi nữa, sự chết chóc vẫn còn đó! Trái đất vẫn quây. Giờ phút vẫn lặng trôi. Và ngày cuối cùng cũng phải đến! . . . . Đóa hoa mà ta thương yêu cho thế mấy cũng sẽ héo tàn! . . .

RÚT VÀO NÊN TRONG:

Nhưng sự sống của hoa không chết. Nó sẽ trở lại với lớp hình khác. Giờ phút êm đềm của hoa cho tôi cũng không chết! . . . Nơi góc an tịnh nhứt của nhà tôi, nơi yên lặng nhứt của tâm hồn tôi, sự kinh nghiệm vui đẹp ấy vẫn còn mãi còn hoài! Tôi gọi nó một lần nữa. Nó đến. Nhưng cái buổi vui êm đềm đó lại phai nhạt làm sao! Song có sao đâu. Tôi cố làm cho nó sống lại. Tôi tập trung tư tưởng. Mắt từ từ nhắm lại. Tôi rán nhớ sự hiện diện của đóa hoa trong lòng tôi, trong cõi uyên thâm của tư tưởng tôi. Rồi tôi nói rằng! “Tôi đây nè; hỡi Tiểu Hoa Nhi! Tiểu Hoa Nhi ơi, hãy lại với tôi, ngự trong trí vắng lặng của tôi”. Rồi tôi tham thiền chung với hoa. Trong lúc tham thiền, tôi thấy đóa hoa vàng của tôi biến thành đóa “Hoa Thần”, kỳ công của Thượng Đế, đem Tình Thương và sự an ủi cho loài người. Tâm hồn tôi bổng nhẹ nhàng, và tôi nói rằng: “Hỡi đóa “Hoa Thần” của Thượng Đế ơi! Tôi và Hoa tuy hai mà một. Chúng ta đồng thiêng liêng và cao quí như nhau. Chúng ta đồng có Thiên Trách như nhau”. Đến đây tôi thấy đóa hoa cười . . . và chúng tôi cùng thương nhau và cùng chìm trong an lạc . . . .

Đó là một mẫu tham thiền; ở hai cực đoan của đời sống, ai nấy đều sống như nhau, một đời sống rất tầm thường … Nhưng nhờ lấy cái của mình, cái mật thiết của lòng mình đưa ra để hiệp nhứt với cái mật thiết của lòng người khác, mà sự sống của mình trở thành dồi dào và linh hoạt hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ấy vậy, sự tham thiền đem đến cho ta nhiều sức sống, nhiều quyền năng để kinh nghiệm đời.

Sau khi tham thiền rồi, tôi có thể tìm lại đóa hoa vàng hồi nảy. Bây giờ, tôi thấy nó mật thiết với tôi hơn trước. Tôi cảm thấy nó chia xẻ với tôi, màu sắc, hình dáng và mùi hương của nó. Tôi cảm thấy nó với tôi là một, cũng như tôi và vạn vật là Một vậy. Thế thì, ai còn dám nói tham thiền là không cảm và là chỉ tưởng tượng suông ?

Một phần của tài liệu THUONG TRI NTHAI (Trang 51 - 56)