0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (198 trang)

CHƯƠNG MƯỜI BA ĐỂ TIẾN LÊN ÁNH SÁNG.

Một phần của tài liệu THUONG TRI NTHAI (Trang 73 -75 )

ĐỂ TIẾN LÊN ÁNH SÁNG.

Định luật cho rằng: “Không có sự sống nào phát hiện ra được, nếu nó không ở trong một hình thể thích nghi với những sự hoạt động cần thiết”. Và mục đích của sự tham thiền là tạo ra những hình thể càng ngày càng tinh vi, đủ sức phát biểu những năng lực của sự sống càng ngày càng tiến triển. Tham thiền là cố ý làm cho thể xác, thể vía và thể trí càng ngày càng trở nên trong sạch hơn, tinh tấn hơn.

Nếu không có sự tham thiền mỗi ngày, thì ba hạ thể nầy cũng theo thời gian mà tiến hóa lên, nhưng một cách chậm chạp. Tuy nhiên nếu biết cách tham thiền, đào luyện những sự đòi hỏi của xác thịt, những sự ham muốn của cái vía và những tư tưởng viển vông của cái trí, thì người ta sẽ đạt được kết quả tinh thần mau lẹ vô cùng. Cái kết quả tinh thần nầy, người thường nhơn phải tốn vô số kiếp mới mong chiếm được,

Vậy ta phải làm gì để thể hiện những kết quả khả quan ấy?

Chúng nó có thể rất lâu mới thấy được: vì tùy theo trình độ của hành giả, tùy theo công phu tham thiền của mấy kiếp trước, và tùy theo nghị lực và chân thành trong sự tham thiền ở kiếp nầy. Nhưng dù sao, hễ tham thiền đúng cách là có kết quả. Ta hãy tin nơi luật bất di bất dịch của Trời Đất.

Điều tối quan trọng hiện nay là: phải biết rõ những then chốt áp dụng trong sự tham thiền. Những then chốt đó như sau:

1.- Những làn rung động của ý thức Chơn Ngã .

Chơn Ngã có một ý thức thiêng liêng khác biệt với ý thức tầm thường của phàm ngã là xác, vía và trí. Ý chí của Chơn Ngã được phát sinh là do nơi tư tưởng tốt lành hay tình cảm thanh cao lay chuyển. Hễ cái Vía, cái Trí rung động tốt đẹp, thì chúng nó mới lay chuyển đặng ý thức thiêng liêng của Chơn ngã. Ta biết rằng: làn rung động của Chơn Ngã rất thanh cao và tốt đẹp, nếu nó không thích ứng với làn rung động của các hạ thể, thì nó tống làn nầy ra ngoài, và có chất khí xung quanh vô thế chỗ trống đó: vì có sự thích hợp. Chính nhờ vậy mà thể trí và thể vía được thay đổi và trở thành thanh cao hơn. Hễ ý thức của Chơn Ngã làm lay động đặng thể trí và thể vía, thì chúng nó được đổi ngay ra tốt.

Sự thất bại của sự tham thiền chẳng phải lỗi ở luật tâm lý, mà lỗi ở chỗ công phu của hành giả còn khuyết điểm.

Nếu hành giả bền chí và sản xuất những loại tư tưởng và tình cảm vô tư, vị tha, hy sanh và bác ái, thì y phóng ra những làn rung động tái tạo và kiến thiết. Bây giờ, thể trí và thể vía của y mới đẹp lành cho.

Vậy, chúng ta hãy bền chí và kiên nhẩn để đạt sự thành công: vì tái tạo và kiến thiết các hạ thể của chúng ta không phải là một việc làm hấp tấp và thành tựu ngay được.

2.- Sự tham thiền không chừng không đổi sẽ không đem lại kết quả nào cả.

Tham thiền nhiều năm mà gián đoạn, rồi tham thiền trở lại sẽ vô ích và không tiến tới một bước nào. Tham thiền một hai giờ trong ngày, rồi ngày mai lại nghỉ, không bằng tham thiền năm phút mỗi ngày mà đều đều. Thí dụ ta có một tư tưởng tốt, tư tưởng đó làm giảm bớt chất khí thô kệch trong thể trí đôi chút. Nếu ta cứ tiếp tục lập đi lập lại như thế đều đều, thì chung qui nó sẽ đuổi chất khí thô kệch của thể trí ra ngoài, và đồng thời nó làm cho thể nầy rút chất khí trong lành xung quanh vào thay thế chỗ trống. Nếu ta không kiên cố và chỉ lay chuyển những làn rung động tốt có vài lần, rồi không làm nữa. Bây giờ chất khí thô kệch kia sẽ trở lại chỗ cũ, nối liên lạc với chất khí xấu xung quanh. Rồi vài ngày sau, ta mới lập lại tư tưởng tốt, như thế công việc sẽ xảy ra như lần đầu. Và nếu cứ như vậy mãi, thì ví như công dã tràng xe cát biển Đông. 3. Hãy đương đầu với mọi nỗi khó khăn.

Cái khó khăn thứ nhứt đã thắng, thì cái khó khăn thứ nhì sẽ thắng theo. Nhờ công phu kiên cố, nhờ tánh lãnh đạm, ta tự thắng lần lần thể trí: vì Hạ trí quả thật không yên nghỉ phút nào, nó hung hăng mãnh liệt và khó mà chế phục được. Nhưng nhờ sự lập đi lập lại hằng ngày, không gián đoạn, mà ta từ từ thắng đặng Hạ trí. Ngoài ra, các điều trên đây, không còn có con đường nào khác hơn nữa. Phải bền gan chiến đấu ngày nầy sang ngày khác, bất kể sự khó khăn, lòng quả quyết, kiên nhẫn, chí cương cường, thành thật, can đảm vượt qua các trở ngại vì hoàn cảnh, Đó là những điều làm cho thắng đặng mọi trở ngại trên con đường tu tập.

Nhiều người cho rằng: trong lúc tham thiền, thân trí náo động hơn. Thực sự, chẳng phải nó náo động hơn, mà tại ta biết rõ sự náo động nầy. Tỷ như ta đứng trên địa cầu, nó mang ta đi trên không gian, nhưng ta không thấy đặng sự lưu chuyến nầy. Song nếu ta tách mình ra khỏi địa cầu và đứng yên một chỗ, trong lúc nó vận chuyển thì kết quả là ta rất kinh ngạc. Ngày nào ta còn bị cái trí lôi cuốn trong châu vi riêng biệt của nó, thì ngày đó, ta chưa nhận thức được sự vận chuyển nầy: nó kéo ta quây cuồng với nó, mà ta ngở rằng ta đang yên tịnh. . . . Ta đồng hóa với sự quay cuồng của cái trí. Nhưng khi ta tự tách mình ra khỏi cái trí, thì bây giờ ta sẽ nhận ra là ta bị điều khiển. . . . Lần đầu tiên, ta mới hiểu quyền lực của cái trí ta và sự ương ngạnh của nó. Nó chạy tứ tung. Chỗ nào cũng đến, trừ ra chỗ mà ta muốn nó phải đi. Nó giống như con ngựa rừng, cần phải hành hạ, roi vọt mới làm cho nó qui phục đặng. Mà làm cho nó qui phục rồi mới mong dùng nó vào một việc gì.

Vậy, trước khi tham thiền, ta phải cần định trí, để cho nó được thuần thuộc đi một phần nào, hầu nó chịu làm theo ý muốn của ta. Và khi mà ta chưa sai khiến được nó, thì sự tham thiền của ta chưa có hiệu lực. Nếu ta muốn thực hành theo Đạo pháp Yoga, thì ta phải tập cho quen những phương pháp xác định, nhắm vào những kết quả xác định.

Khi ta muốn tiến hóa mau, ta phải tự mình giúp mình sống một cách xứng đáng. Ta không thể có cách sống bừa bãi, độc ác và chia rẽ. Trái lại, ta phải luôn luôn mở tâm, để đời sống tinh thần được biểu lộ một cách sáng tỏ. Để thấu đáo điều nầy, ta phải tham thiền hằng ngày và đều đều, ta phải coi sự tham thiền là một sự cần thiết tối thượng và đem những tư tưởng tham thiền đó ra mà thực hành. Như thế, ta làm nẩy nở

tâm thức, ta tạo sự liên lạc giữa Phàm nhơn và Chơn Nhơn xuyên qua bộ óc. Chúng ta sẽ cảm được các Đấng Thiêng Liêng và sẽ được các Ngài giúp đỡ.

Mỗi người chúng ta đều có hai đời sống: một đời sống vật chất thuộc về bản ngã và một đời sống tâm linh thuộc về linh hồn. Cả hai đều khác biệt nhau. Khi ta sống theo tâm linh, thì ta không còn sống theo phàm ngã, và ta tự thấy mình nhẹ nhàng phơi phới và dũng cảm hơn trước.

Sự tham thiền hằng ngày của ta sẽ giúp ta sống đầy đủ theo Chơn Ngã. Khi ta chủ trị đặng thể vía và thể trí khá hơn trước, thì ta tăng gia năng lực của luồng Hỏa Hậu (Kundalini) và các Luân xa (Chakras). Có thể ta khó thấy sự thay đổi bên ngoài, nhưng bên trong, thì sự kết quả lại rõ rệt hơn. Nhờ vậy mà con người của ta có nhiều khả năng trong mọi phương diện. Đó có phải là ta tiến lần đến Ánh Sáng chăng? .

Một phần của tài liệu THUONG TRI NTHAI (Trang 73 -75 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×