0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (198 trang)

CHƯƠNG THỨ HAI MƯƠI BỐN CHƠN NHƠN VÀ SỰ ĐẦU THA

Một phần của tài liệu THUONG TRI NTHAI (Trang 164 -170 )

CHƠN NHƠN VÀ SỰ ĐẦU THAI

Chúng ta hiện nay quan sát tư cách của Chơn Nhơn đối với sự đầu thai của nó trong một Phàm nhơn.

Bởi vì sự tiến triển những đức tính tiềm tàng của Chơn Nhơn, sở dĩ thực hiện được, là nhờ ở sự chung đụng với bên ngoài, cho nên Chơn Nhơn phải xuống tận cõi thấp nhất để tìm sự đụng chạm ấy. Muốn thực hành mục đích đó, thì chỉ có phương cách là ‘đi đầu thai’. Chơn Nhơn mới tự phóng ra một tia sáng xuống các cõi dưới để tìm kinh nghiệm, rồi lại tự rút về với những kết quả của sự rán sức nầy.

Tuy nhiên, ta chớ tưởng rằng Chơn Nhơn làm như vậy là đánh bất cứ một vòng nào trong không gian đâu. Nó chỉ tập trung tâm thức nơi cõi dưới, để được tự biểu lộ trong nhiều mực độ khác nhau của cõi vật chất nặng nề.

Sự phóng tia của Chơn Nhơn trong lúc đầu thai, thường được gọi là “sự cho vay” (placement d’argent). Nếu đâu đó im xuôi, thì Chơn Nhơn mong đòi lại, chẳng phải chỉ cái “vốn” không, mà còn số tiền lời vĩ đại nữa, theo thường lệ, thì nó sẽ có đủ. Nhưng trong các cuộc cho vay, đôi khi người ta mất cả vốn lẫn lời! Có lúc một phần “vốn” mà Chơn Nhơn đưa ra bị kẹt, vương vào chất thấp cho nên không rút ra được. Trong chương kế, chúng ta sẽ giải thích từ chi tiết cách xem sự đầu thai như là “sự cho vay” .

Đọc giả biết rằng: mỗi lần Chơn Nhơn đi xuống đầu thai thì nó đều bị hạn chế: vì lẽ không có sự biểu lộ nào của Chơn Nhơn - ở các cõi dưới – mà được hoàn toàn cả. Những đức tánh của Chơn Nhơn được biểu lộ dưới trần rất kém khuyết, nó ví như một bức họa có ba bề đo, mà vẽ trên một bề mặt có hai bề đo! Cũng y như thế, cái đức tánh thật sự, có trong Chơn Nhơn, không thể nào biểu lộ ra được trong chất khí của bất cứ cõi thấp nào. Sự rung động của chất khí đó rất chậm chạp, rất mềm mại không thể diễn tả nó ra được: sợi dây không đủ căng thẳng để lập lại cái âm điệu phát ra từ cõi trên. Tuy nhiên, người ta có thể đồng nhịp hóa nó với một âm giai thứ tám, thấp kém hơn, cũng tỷ như tiếng hát của một người lớn hòa thanh với tiếng hát của một đứa con nít, tạo ra cũng một âm thanh với một khả năng của một cơ quan thấp kém.

Không thể dùng ngôn ngữ trần gian để diễn tả sự đi xuống của Chơn Nhơn, trừ phi khi nào chúng ta đưa tâm thức của chúng ta lên đến mức ấy, và xem rõ điều gì đã xảy ra. Cái ý niệm tốt nhất về sự nầy là chúng ta thấy Chơn Nhơn thò ra như một cái lưỡi lửa trong những cõi có chất khí trọng trược hơn cõi của nó.

Chơn Nhơn ở cõi cao hơn: vậy nó cao thượng và thanh bai hơn những sự biểu lộ của nó. Người ta ví nó với những Phàm nhơn (tự nó biểu lộ) như là một hình vuông. Dù số hình vuông có nhiều cho thế mấy đi nữa chúng nó cũng không thể làm ra một hình lập thể vuông đặng: bởi vì hình vuông chỉ có hai bề đo, còn hình lập thể vuông có tới ba bề đo. Cũng y như thế mọi biểu lộ của một cõi thấp không bao giờ vói tới được sự huy hoàng của Chơn Nhơn. Dù Chơn Nhơn có dùng cả ngàn Phàm nhơn đi nữa, nó cũng không thể biểu lộ được tất cả cái gì trong nó ở các cõi dưới đặng. Điều mà Chơn Nhơn mong mỏi nhiều nhất là Phàm nhơn đừng chứa đựng cái gì trái nghịch với nó, và Phàm nhơn phải biểu lộ Chơn Nhơn hết sức mình ở cõi trần nầy.

Chơn Nhơn chỉ có một xác thân, đó là định luật. Nhưng nó có thể làm linh động mọi hình tư tưởng do các bằng hữu của nó phát ra vì thương nó, và nó rất đổi vui mừng có dịp may bổ túc để tự biểu lộ: bởi vì nhờ những hình tư tưởng đó mà nó mở mang được những đức tánh bên trong của nó.

Cũng như người kia, trong trạng thái tâm thức hồng trần, đã tri thức một cách phân minh sự va chạm hồng trần, tình cảm và lý trí, thì giống y như vậy. Chơn Nhơn lần lượt trí thức và tác động, (xuyên qua Phàm nhơn của nó), mọi hình tư tưởng liên quan đến nó, do những bằng hữu của nó phát ra vì tình thương của nó.

Vậy, người minh triết biết rằng: con người thật, chính là “Chơn Nhơn” chớ không phải Phàm nhơn cũng không phải là xác thân nữa. Y tự biết rằng đời sống của Chơn Nhơn là quan trọng hơn hết, và tất cả cái gì liên hệ đến xác thân phải chắc chắn là điều phụ thuộc cho sự lợi lộc tinh thần. Người ấy biết rằng: đời sống trần gian cốt để giúp cho Chơn Nhơn tiến hóa, và sự tiến hóa nầy là mục đích cao cả của con người. Sự phát triển những quan năng của Chơn Nhơn và những tánh tình của nó chính là cái lý do đầu thai xuống trần. Y hiểu rằng: Sự phát triển đó tùy thuộc ở y và y đến gần sự hoàn thiện chừng nào, thì y càng sung sướng và hữu ích chừng nấy.

Sự kinh nghiệm sẽ dạy y rằng: “Không có cái chi hữu ích cho Chơn Nhơn y hay cho Chơn Nhơn kẻ khác, nếu nó không hữu ích cho tất cả mọi người. Nhơn đó mà y quên mình trọn vẹn và chỉ mong sao cả nhơn loại được hạnh phúc”.

Vậy, sự phát triển Chơn Nhơn là cái lý do chánh đáng của sự đầu thai, nghĩa là Điểm linh quang nhập vào vật chất. Chơn Nhơn tự bao bọc mình bằng lớp vỏ vật chất bên ngoài, khi đi xuống, là vì nhờ lớp vỏ bên ngoài ấy, nó mới tiếp nhận được những làn rung động phản ứng đến với nó. Nhờ những làn rung động phản ứng nầy, quan năng của nó mới nẩy nở được. Chơn Nhơn, vì mục đích ấy, mới hạ mình xuống thấp, mới tự hạn chế trong một việc làm đặc biệt. Các đức tánh khác tốt đẹp, còn bên trong nó, chưa có cơ hội biểu lộ ra. Tất cả kiếp Luân Hồi của Chơn Nhơn đều có mục đích làm cho nó có được như đức tánh đúng đắn và chắc chắn. Nhơn đó, mà con đường tiến hóa là sự minh thị (spécialisation). Trong mỗi giống dân mà Chơn Nhơn đầu thái, và là để hoạch đắc được những đức tánh của giống dân ấy đang xây dựng đến mức độ hoàn toàn. Phần tử của Chơn Nhơn đang đầu thai trong Phàm nhơn là bị đặc thị rõ rệt. Một khi có được đức tánh nào rồi, thì Chơn Nhơn đồng hóa nó và cứ như vậy mãi.

Trong quyển “ La cles de la Théosophie”, Bà H.P. Blavatsky có diễn tả một cách linh động về sự đầu thai như vầy:

“Bạn hãy tưởng tượng một linh hồn, một người Trời với danh hiệu nào cũng được, có tánh chất thiêng liêng, nhưng không đủ trong sạch để hiệp một với “Tất Cả” và muốn được vậy, thì linh hồn ấy phải lọc trong bản chất mình cho đến độ đạt được mục đích. Y chỉ thành công là khi nào y tự mình, tự cá nhân mình, nghĩa là lấy vật chất và tinh thần mình mà trải qua mọi kinh nghiệm, mọi tình, mọi lý đã có sẵn trong vũ trụ bất đồng và phức tạp nầy. Vậy, sau khi đã kinh nghiệm trong những loài thấp kém rồi, thì y luôn luôn lên cao nữa, Y phải trải qua tất cả mọi nấc thang của cuộc đời và cam chịu những điều kiện của cõi con người. Người ta gọi y, trong cái tinh ba thật sự (là tư tưởng) làm ra đa số Mânasaputra là “những người con tinh than” (hay võ trụ). Cái tư tưởng cá tính đó, chúng ta là người Thông Thiên Học gọi là Chơn Nhơn thật sự của con người, tức là linh hồn biết suy nghĩ, nằm trong xương trong thịt (của chúng ta). Nó chính là một sinh linh tinh thần chớ không phải vật chất (như chúng ta biết trên cõi

khách quan của võ trụ). Và những sinh linh đó là những Chơn Nhơn đang đầu thai, chúng nó làm bằng chất khí thú vật mà người ta gọi là: “NHƠN LOẠI”, tên của chúng nó là MÂNASA hay Trí “KHÔN NGOAN” .

( Clé de la Théosophie p . 257 ) .

Danh từ MÂNASA dịch theo sát nghĩa là “các người con tinh thần”. Người ta dùng nó theo nghĩa đặc biệt trong khi diễn ngữ trên. Danh từ nầy có rất nhiều ý nghĩa, nó bao gồm nhiều hạng trí khôn từ các con của chính Lửa cho tới các sinh linh đầu thai trong Dãy Nguyệt Tinh và thoát kiếp thú, lần thứ nhất, trong dãy Trái đất để thành người một cách thuần túy.

Những dẫn dụ, những so sánh dồn dập, từ hồi nào tới giờ, đều được dùng để miêu tả sự liên hệ giữa Chơn Nhơn với các Phàm nhơn của trong các những cuộc đầu thai. Nhơn đó, người ta mới so sánh mỗi sự luân hồi là mỗi ngày đi học. Mỗi buổi sáng của cuộc đời, Chơn Nhơn học ôn lại bài của nó đã bỏ dở, hồi chiều hôm qua. Ngày giờ mà học sinh dùng để hoàn tất sự giáo hóa của nó là tùy ở sức cố gắng và tánh cẩn thận của nó. Sinh viên có lý tính biét rằng: “Chính đời học hành không phải là mục đích, nó chỉ là một sự chuẩn bị cho một tương lai rộng mở và vinh quang. Y cộng tác với các ông Thầy của y một cách khôn ngoan và y rán học cho tới cực độ để tự giải thoát hầu bước vào vương quốc như một Vị Chơn Nhơn đầy vẻ vinh quang”.

Người ta đã so sánh sự đầu thai của Chơn Nhơn dưới cõi trần với những giờ sống tạm thời của nó, như là sự lặn xuống biển của chim hải âu để tìm cá. Những Phàm nhơn được xem như các lá cây, chúng nó rút từ bên ngoài những nguyên liệu, rồi biến đổi ra chất hữu dụng. Chất hữu dụng nầy thành ra nó, được phóng cùng trong thân cây để nuôi sống. Đoạn những lá cây hữu ích trong mùa của chúng nó lại hóa vàng, rồi rụng đi, để qua mùa xuân thay vào những lá mới.

Điều nầy cũng giống tên thợ lặn, y lặn xuống biển sâu để tìm hạt trân châu, thì Chơn Nhơn cũng lặn xuống biển trần để tìm hạt trân châu kinh nghiệm. Nhưng Chơn Nhơn không ở lâu dưới trần được vì không phải là yếu tố của nó. Nó lại trồi lên trong không khí đặc biệt của nó, và dứt bỏ cái yếu tố nặng trọc hơn là yếu tố của chính nó. Đúng thật, khi người ta nói: linh hồn đã trốn thoát cảnh trần để trở về cảnh thật của nó, bởi vì nhà của nó ở tại “Xứ Thần Tiên” còn ở cõi trần, nó chỉ là tên tù đày .

Người ta cũng so sánh Chơn Nhơn với nhà nông đi ra ruộng làm lụng cực nhọc dưới trời mưa nắng và lạnh lẽo, rồi chiều lại trở về nhà. Nhưng nhà nông là chủ thửa ruộng mình, và tất cả cái gì mà y gặt hái do mồ hôi nước mắt của y, đều thu vào vựa lúa y, và làm giàu cho y. Mỗi Phàm nhơn là phần tử hữu hiệu của cá tính, và đại diện cho cá tính trong cõi thấp. Số mạng của Phàm nhơn không bị qui chế bởi một sự bất công nào: bởi vì chính Chơn Nhơn (đầu thai trong Phàm nhơn) đã gieo quả báo ở dĩ vãng, rồi cũng chính Chơn Nhơn gặt lấy. Nhà nông đã gieo giống nào thì gặt giống nấy. Kẻ nào đã gieo ít thì gặt ít, đã gieo nhiều, thì gặt nhiều. Kẻ nào đã gieo giống xấu, thì sẽ có một mùa xấu.

Chơn Nhơn cũng như quả lắc đồng hồ, cứ mãi đưa qua đưa lại trong vĩnh cửu giữa thời gian sinh sống dưới trần và sanh sống trong cõi tử. Đối với kẻ nào hiểu giờ sanh sống ở cõi tử, thì chúng nó là những giờ sống thật duy nhất. Thường thường Chơn Nhơn chỉ hiểu chu kỳ của đời sống Phàm nhơn mình là khi nào nó trở về cõi trời, và nó chỉ lưu ý một chút đến Phàm nhơn của nó, trong lúc Phàm nhơn sắp rã rời. Trong chu kỳ luân hồi, ta phải lưu tâm đến thời gian ở Thiên Đàng vì thời gian nầy rất

dài và rất lâu, sánh với thời gian ở cõi thế, trừ phi đối với những kẻ hoàn toàn còn dã man. Cái lý do tại sao người ta nói: “Cõi THIÊN ĐÀNG là trạng thái bình thường và kiếp sống ở thế gian là trạng thái bất bình thường” là vì con người trên cõi THIÊN ĐÀNG rất gần với đời sống Thiêng Liêng.

Người ta cũng ví Chơn Nhơn như tên kép hát và những cuộc luân hồi của nó như những vai tuồng trên sân khấu. Cũng y như tên kép hát Chơn Nhơn phải đóng vai tuồng của minh đôi khi không lạc thú chút nào. Nhưng, cũng như con ong hút mật trên tất cả bông, Chơn Nhơn thu nhặt tinh ba của những đức tánh và tâm thức của mọi Phàm nhơn mà nó phóng xuống thế gian, cho tới chừng nào, nó chung kết những đức tánh đó làm một đức tánh, để trở thành một Đấng Hoàn Toàn như Đức DHYÂN CHOHAN .

Trong quyển “TIẾNG NÓI VÔ THINH” người ta nói đến những Phàm nhơn như là những cái bóng. Người thí sinh luyện mình để được Điểm Đạo được khuyên nhủ rằng: “Anh rán bền chí cũng như anh sống trong vĩnh cửu”. Những cái bóng của anh sống, rồi biến mất, cái gì trong lòng anh mãi sống, cái gì trong lòng anh biết thì không phải là sự sống tạm thời: bởi vì đó là trí thức, đó là con người dĩ vãng, hiện tại và tương lai, và người đó không bao giờ chết.

Như thế, đời nầy qua đời nọ, nhà Tư Tưởng vĩnh cửu (tức là Chơn Nhơn) đã đảm nhiệm vẹn tròn, một cách bền dai, cái bổn phận mình là nâng cao trình độ của thú người cho đến khi y xứng đáng hiệp nhứt với Trời. Y chỉ gặt hái một chút thôi, trong một của nhiều kiếp y. Nhưng trong khuôn khổ nầy, vừa được mỹ thuật hóa lại tạo ra một người khác kế đó. Nghĩa là Phàm nhơn trước vừa mãn nhiệm kỳ với sự gặt hái kinh nghiệm của nó thì Chơn Nhơn lại tạo ra một Phàm nhơn khác.

Mỗi một kiếp luân hồi đều đem lại sự tiến hóa cho Chơn Nhơn dù ta không thấy đặng ở những giai đoạn đầu. Hạ thấp thú tánh, nâng cao con người là một công phu bền dẽo. Ở một vài giai doạn tiến hóa đó, những Phàm nhơn thấy chơn lý cách lờ mờ, chúng nó phản đối sự rung động của Chơn Nhơn. Chúng nó cảm thấy mập mờ rằng: chúng nó được yên lành hơn là sống lẻ loi và chúng nó liên kết với một điều gì trường cửu và bền dai. Chắc chắn, chúng nó không thấy đặng giới hạn bước đi của chúng nó, nhưng chúng nó khởi rung chuyển dưới sự va chạm của Chơn Nhơn. Bấy giờ sự tiến hóa trở thành mau lẹ, và ở những giai đoạn chót, nó càng tăng cường một cách phi thường.

Tất cả sự so sánh nầy, hữu ích bên trong chúng ta, vẫn còn là thô vụng: bởi vì khó mà giải nghĩa sự liên quan của Chơn Nhơn với Phàm Nhơn. Tóm lại có lẽ hay hơn là nói rằng: “Phàm Nhơn là một mảnh vỡ, là một phần tử của Chơn Nhơn, nó tự phô diễn một cách thật khó khăn”. Khi người ta gặp người kia trên cõi phàm trần, người ta có thể nói thật rằng: người ta chỉ biết y có một phần ngàn mà thôi, mà một phần ngàn đó chắc chắn là ít tốt nhất. Ví dầu chúng ta được phép nhìn vào Chơn Thân (Corps causal) của một người kia, thì chúng ta chỉ thấy sự biểu lộ của Chơn Nhơn trên cõi của chính nó, nhưng chúng ta sẽ không thấy rõ “con Người thật” .

Thấy được Chơn Nhơn trên cõi của Nó như là con người thật, thì con người ấy rất là minh quang. Chỉ có một cách dưới trần nầy để hiểu “CON NGƯỜI” ấy là “THẬT” là sự tưởng mình như là một vị THIÊN THẦN phi thường.

Nhưng sự biểu lộ của Vị Thiên Thần phi thường đó trên cõi thế không mấy giống với sự biểu lộ của Con Người Thật. Phải như vậy mới được vì nó là một mảnh vỡ của

Một phần của tài liệu THUONG TRI NTHAI (Trang 164 -170 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×