CHƯƠNG THỨ HAI MƯƠI LĂM CHƠN NHƠN và SỰ “CHO VAY” CỦA NÓ

Một phần của tài liệu THUONG TRI NTHAI (Trang 170 - 180)

CHƠN NHƠN và SỰ “CHO VAY” CỦA NÓ

---

Giờ đây, chúng ta hãy học về sự: “Luân Hồi” của phàm nhơn sánh với sự “cho vay” do Chơn Nhơn chủ trương.

Như trong tất cả sự cho vay, Chơn Nhơn mong thu lợi nhiều; nhưng nó mạo một cuộc hiểm nguy: là nó có thể mất một phần vốn; và trong trường hợp đạc biệt, nó có thể mất cả vốn lẫn lời, khiến cho nó chẳng những bị khánh tận mà còn mất cả vốn sẳn có!

Chúng ta chớ quên rằng: Chơn Thân (hay Thượng Trí) làm bằng chất khí của cảnh thứ nhất, thứ nhì và thứ ba của cõi Thượng Giới. Phần chính của Chơn Thân thuộc về cảnh thứ nhất, phần kế đó thuộc về cảnh thứ nhì và phần chót, ít hơn hết thuộc về cảnh thứ ba.

Đối với đa số người đời, không có sự hoạt động nào ở phần chót Chơn Thân; cho chí trong những ba cảnh (I, II và III), sự hoạt động cũng kém khuyết . Vậy, chỉ có chất khí của phần chót Chơn Thân mới có thể xuống cõi dưới được. Và chỉ một tiểu số của phần nầy xen lộn với chất khí của cõi hạ trí và chất khí của cõi cái vía mà thôi. Vậy, kết quả: là chỉ một phần tiểu số của Chơn Nhơn linh hoạt đặng trong phàm nhơn thôi.

ĐỒ HÌNH SỐ 15

CHƠN THÂN HÌNH GIỐNG ĐÀI HOA

Vậy, nếu đó là những người ít tiến hóa, thì chắc chắn không có hơn một phần trăm chất khí của cảnh thứ ba được linh động. Đối với các học giả huyền môn thì, thường thường họ thêm vào chất khí của cảnh thứ ba đó, một chút chất khí của cảnh thứ nhì. Và ở giai đoạn dưới La Hán (Arhat) có lối phân nửa Chơn Thân linh động.

Chơn Nhơn trong trạng thái nửa ngủ, nửa thức, chỉ có một ảnh hưởng quá yếu đuối, quá bất toàn đối với một thành phần của nó mà nó đang “cho vay”! Nhưng, dầu theo xác thân và các thể vía, trí của nó phát triển, thì chất khí của Chơn Thân, lẫn lộn trong mấy thể đó, chợt tỉnh, nhờ sự rung động mạnh của hạ thể. Chất khí, có nhiệm vụ cho sự sống và sức mạnh cùng ý nghĩa cá tánh của các hạ thể tương phản với nhau. Nó xúi giục cái phần tiểu số đó (la fraction ) có một cảm giác thật sự .

Chính sự cảm giác nầy là điều tiểu số cần có, và vì đó, Chơn Nhơn mới “cho vay”; và chính vì đó là ý muốn sinh hoạt của Trishnâ, mà chúng ta dã nói ở trước.

Mà chính vì cái tiểu số nầy đã kinh nghiệm điều trên đây, nên linh động hơn các thành phần khác của Chơn Nhơn, cho tới một ngày kia, nó tự cho mình là Chơn Nhơn toàn vẹn, và nó tạm quên sự liên lạc của nó với “Cha trên Trời”. Có thể Chơn Nhơn đồng hóa, trong một lúc, với chất khí mà nó có bổn phận phải điêu luyện, và nó chống đối với ảnh hưởng của thành phần nầy là thành phần làm nối gạch với trọn cả Chơn Nhơn trên cõi của nó; thành phần đó là để được lưu giữ chớ chẳng phải để đồng hợp.

Đồ hình số 15 sẽ làm sáng tỏ đọc giả về những gì đã vừa nói. Người ta thấy trên đồ hình. Chơn Thân có hình đài hoa bị cắt; phần Chơn Nhơn đang linh động trên cảnh thứ ba cũng bị chia làm ba phần: A, B, C . Phần A là phần tối hạ của Chơn Nhơn, nó ở trên cõi độc nhất của nó. Phần B là phần kém khuyết của A; nó ở đó, nhưng không trộn lộn với chất khí của những cõi dưới. Chính nó làm nối gạch giữa A và C. Đến lượt phần C, nó là thành phần của B; nó hoàn toàn đồng hợp với chất khí thấp của các hạ thể trí, vía. Phần A, đối với chúng ta, tượng trưng thân mình con người, phần B, là cánh tay dang ra, phần C là bàn tay nắm lấy hay những chót ngón tay nhúng vào chất khí.

Vậy, chúng ta, có trước mắt, một hệ thống rất thăng bằng, nó có thể bị kích thích bằng nhiều cách khác nhau. Theo chương trình đã đề nghị sẵn thì bàn tay C phải nắm giữ một cách chặt chẽ chất khi đã đồng hợp trong nó, rồi dắt dìu đến cánh tay B. Phần B phải luôn luôn dưới quyền chỉ dẫn của thân mình A.

Nếu hoàn cảnh thuận tiện, thì sẽ có một mãnh lực bổ sung tưới rải vào thân mình A đi qua cánh tay B rồi xuống bàn tay C để tăng gia ảnh hưởng và làm cho hoàn thiện. bàn tay C được phép trở thành to lớn hơn và mạnh mẽ hơn. Nó được khuyến khích làm như vậy, bao giờ có sự thông đồng giữa nó và thân mình A đang giữ quyền lãnh đạo. Bởi vì chính sự rối loạn của chất khí Chơn Thân (làm ra bàn tay C) xui dục bàn tay đó một sự linh động dồi dào, và chống đối hoàn toàn với sự rung động thanh bai. Sự rung động thanh bai chỉ đến thân mình A, và xuyên qua nó mà thôi. Rốt lại , sự rung động thanh bai nầy đến được cánh tay B và thân mình A, để giúp Chơn Nhơn tiến hóa .

Rủi thay, sự diễn tiến của biến cố không luôn luôn theo sơ đồ lý tưởng đã chỉ ở trên. Khi ảnh hưởng của thân mình A trở nên yếu đuối, đôi khi bàn tay C hóa thành lộn xộn cho đến đỗi nó đồng hóa với chất khí thấp kém, rồi nó tự, tạm thời, quên mình, vốn là một bản tánh cao cả, và nó tự cho mình là Chơn Nhơn.

Nếu chất khí thuộc về cõi Hạ trí, thì con người đó sẽ hoàn toàn vật chất. Có lẽ y sẽ có một trí khôn tuyệt vời, nhưng không có tinh thần. Y sẽ không khoan dung đối với mọi chuyện tinh thần, y không thể hiểu được và đánh giá đúng được. Y tự hào mình là một con người thực tế, tích cực và không có cảm tình giả dối, chớ thật ra, y là một con người tàn nhẫn, cứng rắn như đá. Và vì sự cứng rắn nầy, mà đời sống y, trên phương diện Chơn Nhơn, sẽ là một điều thất bại và y sẽ không tiến bước gì đích đáng.

Lại nữa, nếu Chơn Nhơn đồng hợp với chất khí cái vía trên cõi trần, thì y là một người chỉ nhớ đến những chuyện thỏa mãn riêng tư; y quá tàn nhẫn trong khi y đeo đuổi một dục vọng, y bất chấp nguyên tắc, với một sự ích kỷ tàn khốc. Y sống trong đam mê của y, giống như kẻ thấm tràn chất khí cái trí, chỉ sống bằng tri thức. Để chỉ những trường hợp như thế, người ta gọi họ là “những kẻ mất linh hồn”; nhưng sự mất mát nầy không phải là không cứu chữa được.

Bà H. P. Blavatsky – đề cập đến mấy người đó – đã nói rằng: “Những người, vì tật xấu, đã mất linh hồn cao thượng, trong khi còn sống ở trong thể xác, cũng còn một hy vọng chót: là họ có thể chuộc tội bằng cách thay đổi bản năng vật chất của họ. Chính lòng hối quá sâu đậm, hay lời kêu gọi thật tình và duy nhất đến Chơn Nhơn đang lẫn trốn, hay hơn nữa, sự rán sức nghiêm chỉnh để cải hóa dẫn dắt Chơn Nhơn trở lại. Cái nối gạch không bao giờ mất” (Doctrine Secrète III , 237 ) .

Để trở về với sự so sánh “cho vay”, chúng ta nên ghi rằng trong khi “cho vay” Chơn Nhơn chẳng những chờ lấy lại bàn tay C, mà còn muốn thấy nó lớn hơn về phần lượng và về phần phẩm. Cái phẩm của nó chỉ được tăng cường thôi vì nó được linh động và được tạo có khả năng chống đối liền và đúng với những âm giai rung động rất nhiều hơn trước. Quan năng của bàn tay C - một khi bị hút về - cần liên lạc đến thân mình A. Nhưng khi số nghị lực đã giúp bàn tay C quá mạnh mẽ đó – sẽ tạo ra một gợn sóng yếu đuối, khi nó chuyển đến khắp cả chất khí của thân mình A .

Ở đây, chúng ta nên nhớ rằng: những hạ thể có khả năng chống đối các tư tưởng xấu, hay các cảm xúc xấu, mà cũng còn có thể làm cho chúng nó có một biểu thị nào riêng. Tác động của chúng nó trước những làn rung động nầy tạo ra một đại biến loạn trong chất khí Chơn Thân ở C. Dù vậy, khó cho bàn tay C lập lại những làn rung động đó hầu thông đồng cho cánh tay B, và thân mình A vì lý do dễ hiểu là: chất khí của ba cảnh Thượng Thiên không thể rung động đồng nhịp với những cõi dưới. Cũng y như vậy, dây đờn vĩ cầm hòa âm với một âm giai nào đó, thì nó chỉ đưa ra một âm điệu của một âm giai kém cỏi.

Bàn tay C cũng phát triển bằng sự to lớn của nó: bởi vì Chơn Thân – cũng như các hạ thể khác – luôn luôn thay đổi chất khí; và khi có một sự linh động đặc biệt nào biểu lộ trong một thành phần của chất đó, thì chất ấy nẩy nở, tăng cường sức mạnh, giống y như một bắp thịt khỏe mạnh lên nhờ tập thể dục

Mỗi một kiếp sống trần gian là mỗi một cơ hội chọn lọc kỹ lưỡng để làm phát triển, phẩm và lượng của cái gì mà Chơn Nhơn còn kém cỏi. Không nhận lấy cơ hội đưa đến là e phải bị sầu khổ và trì chậm trong một kiếp tới tương tựa; và sự khổ đau còn gia tăng do sự chồng chất của Nhân Quả càng nặng thêm.

Chơn Nhơn đang có quyền mong chờ tiếp được lợi lộc trong mỗi cuộc “cho vay”; nhưng nó phải ưng chịu một chút lỗ lã, nhứt là trong những giai đoạn đầu tiên của cuộc luân hồi. Muốn sự luân hồi có được kết quả hữu hiệu, thì chất khí Chơn Nhơn phải trộn thật ít với chất khí thấp; và trong trường hợp đó, ít khi rút về hết trọn vẹn những mảnh vụn của Chơn Nhơn, nhất là các phần tử liên kết với cái vía.

Khi đến lúc từ giả thể vía, thì Chơn Nhơn chỉ còn là một cái bóng, nó cũng không phải còn là một cái vãy trên cõi Trung Giới. Sự đặc biệt trên chỉ tỏ: một phần chất khí của Chơn Thân đã biến mất. Nhưng, (trừ phi trong trường hợp của một kiếp sống thật xấu xa) sự lỗ lã nầy được đền bù bằng một sự lợi lộc, nhơn đó cuộc đầu thai được kết thúc tốt đẹp .

Đồ hình số 16 nơi A chỉ tỏ một trường hợp được xem như là Bình Thường .

Đồ hình số 16.

Sự so sánh cánh tay B và bàn tay C không đưa đọc giả đến sự lầm lạc và làm cho họ cảm nghĩ rằng: chúng nó vẫn là hạ thể vĩnh cửu của Chơn Nhơn. Trong kiếp sanh tiền, chúng nó hiện diện rõ ràng nhưng khi đời sống cáo chung, thì chúng nó rút vào thân mình A, và kết quả của sự kinh nghiệm chúng nó sẽ hòa tan trong chất khí của Chơn Thân. Khi đến lúc Chơn Nhơn trả lại chất khí của nó để đầu thai một lần nữa, thì nó không đưa ra cánh tay và bàn tay cũ: bởi vì chúng nó đã bị rút vào trong Chơn Thân, như một ly nước, đổ trong thùng nước, trở thành phần nước trong thùng và không thể nào rút riêng ra đặng.

Tất cả màu sắc nào – (màu sắc đây tượng trưng đức tánh do kinh nghiệm mà có) – pha trong ly nước đều hòa tan trong thùng nước; mà kết quả thùng nước lại có một màu lợt hơn. Phương châm cũng giống y như nơi Hồn Khóm mà ta đã học ở quyển “Võ Trụ và Con Người” nhưng trừ phi Hồn Khóm phóng ra nhiều vòi [1] (tentacules) cái nầy rồi tới cái kia, còn Chơn Nhơn thì phóng ra cùng một lúc mình A, cánh tay B và bàn tay C. Trong mỗi lần Luân Hồi, Phàm nhơn kiếp nầy khác biệt với Phàm nhơn kiếp trước; mặc dầu Chơn Nhơn cũng y như cũ.

Trong trường hợp của những người miệt mài trong đam mê và chuyên chú vào hạ trí Chơn Nhơn không có thâu lợi lộc gì về phẩm cũng như về lượng: bởi vì sự rung (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[1] Nghĩa là Phàm nhơn trước vừa mãn nhiệm kỳ với sự gặt hái kinh nghiệm của nó thì Chơn Nhơn lại tạo ra một Phàm nhơn khác.

động của hạ thể họ không có bản tánh rút vào Chơn Thân. Lại nữa, vì sự xáo trộn trong vật chất quá mạnh, nên lúc chia lìa, Chơn Nhơn bị “lỗ lã”.

Trong một trường hợp đặc biệt, bàn tay C lại phản động với cánh tay B ; nó đuổi cánh tay B về với thân mình A. Cánh tay B bèn teo lại và tê liệt luôn. Sức mạnh và khí chất nó rút vào thân mình A; còn bàn tay C lại thắng thế; nó tự do hoạt động một cách vô trật tự; nó không có sự hướng dẫn của óc. Nếu sự chia ly của bàn tay C nơi cánh tay B được hoàn toàn, thì cườm tay sẽ bị cắt đứt. Nhưng đó là điều rất hiếm có xảy ra trong đời sống dưới trần, dù còn đúng một sự liên lạc cần kíp để giữ sống Phàm nhơn. Đồ hình số 16 nơi B chỉ rõ điều vừa nói đây.

Trường hợp đó không phải là vô hy vọng: bởi vì đến lúc cuối cùng, có thể nhờ một sự rán sức đầy đủ, mà một luồng sống mới thổi vào cánh tay bị tê liệt kia khiến cho Chơn Nhơn lấy lại được bàn tay C đã bị mất đi, cũng như nó đã thu hồi một phần lớn cánh tay B vậy. Tuy nhiên, chính đó là một đời sống hư hỏng, dù ta có công nhận rằng: con người đã tránh được một sự lỗ lã lớn lao; nhưng trong trường hợp đó, con người không có chút lợi lộc gì mà còn mất nhiều thì giờ là khác.

Điều tai hại lớn nhất cho Chơn Nhơn là khi Phàm nhơn chiếm đạt sự “cho vay” của Chơn Nhơn giống như tên cướp giựt tiền. Song trường hợp đó thật hết sức hiếm. Nhưng nó đã xảy ra rồi! Lúc bây giờ, bàn tay C – (trong khi xô đuổi cánh tay B, làm cho nó rút vào thân mình A) – lại hút nó vô rồi tách rời ra khỏi thân mình A. Đồ hình số 17 chỉ về trường hợp đó nơi (C). Trường hợp nầy có thể xảy ra là chỉ khi nào đương sự mãi nằn nì trong tật xấu, hay là áp dụng tà thuật. Chúng ta hãy dò theo sự so sánh của chúng ta, thì chúng ta sẽ thấy sự thu hút cánh tay B tương đương với sự cắt đứt tới vai, hay là sự lỗ lã của Chơn Nhơn tới gần cụt vốn!

CHƠN NHƠN với SỰ “ CHO VAY ” CỦA NÓ

May thay Chơn Nhơn không lỗ hết vốn mà gần cụt vốn: bởi vì cánh tay B nhập với bàn tay C chỉ là những thành phần nhỏ mọn của thân mình A, và đàng sau A lại còn cả khối chất khí của Chơn Thân chưa tiến hóa trên cảnh I và cảnh II của cõi Thượng Thiên. Xin xem đồ hình số 17.

Cũng may thay cho con người ấy: dù sự cuồng dại và sự dữ dằn của y có tột bực đi nữa, y cũng còn được cứu chữa đặng: lỗi của y sẽ được xóa; bởi vì y không thể vận dụng khối cao của Chơn Thân y được linh động, trước khi y đạt đến một trạng thái: “không thể làm ác được” [1]

Có vài người dụng tâm làm nghịch với thiên nhiên: Trong khi làm việc cho sự hợp tác, mà mọi mãnh lực của võ trụ đều hướng vào, họ lại ty tiện hóa những quan năng của họ để đạt được những hậu quả thuần ích kỷ. Họ phí tổn kiếp sống của họ để tạo ra sự chia rẽ; và họ thành công trong một thời gian. Người ta nói rằng “Cảm giác sự hiu quạnh hoàn toàn là số phận khốn nàn nhất để trừng trị con người” .

Thật ra, sự phát triển tánh ích kỷ một cách bất thường như vậy là đặc điểm của các nhà hành tà đạo: chính trong hàng ngũ của họ có nhiều nhơn vật nguyện ước ở cảnh cô đơn hoàn toàn. Có nhiều hạng cô đơn khác nhau; nhưng tất cả đều dễ sợ. Họ tự chia ra làm hai hạng. Cả hai đều thực hành điều mà họ gọi là “Huyền môn” để mưu cầu lợi lộc riêng tư. Và tôn chỉ của họ không giống nhau.

Một phần của tài liệu THUONG TRI NTHAI (Trang 170 - 180)