BA HỘT NGUYÊN TỬ TRƯỜNG TỒN VÀ SỰ LUÂN HỒ

Một phần của tài liệu THUONG TRI NTHAI (Trang 154 - 164)

CHƯƠNG THỨ HAI MƯƠI BA NHỮNG HỘT NGUYÊN TỬ TRƯỜNG TỒN

BA HỘT NGUYÊN TỬ TRƯỜNG TỒN VÀ SỰ LUÂN HỒ

( Đồ Hình số 14 ) Giải thích đồ hình số 14

Trong đồ hình A ta thấy hình tròn bầu dục tượng trưng con người còn sống có đủ xác, phách, via và trí với ba hột nguyên tử trường tồn. Khi con người chết, sanh lực bọc hột nguyên tử trường tồn cái xác rút vào tim theo đường Sushumna-nâdi (là đường nối trái tim với óc thất thứ ba) mà lên đỉnh đầu, rồi xuất ra khỏi xác.

Làn kim quang tuyến (Sutrâtma) bọc theo hột nguyên tử trường tồn cái vía mà lên cõi trí. Khi cái trí tan rã rồi, thì đường kim quang tuyến bọc hột nguyên tử cái trí cùng với hai hột nguyên tử cái xác và cái vía kia mà rút vào Chơn Thân. Trong Chơn Thân, hột nguyên tử cái xác nằm trong hết, kế bên nó là hột nguyên tử cái vía, rồi mới đến hột nguyên tử cái trí. Khi con người đầu thai nơi B, hột nguyên tử trường tồn cái trí mới khởi hoạt động, để tạo ra cái trí, có đặc tánh của hột nguyên tử ấy. Rồi kế hột nguyên tử cái vía và cái phách khởi hoạt động, để làm ra cái vía và cái phách cho xác thân mới sau nầy.

Những hột nguyên tử trường tồn do các vị từ trái đất nầy hay dãy Hành Tinh nầy bỏ ra – lúc đắc quả Chơn Tiên – được gom lại và để dùng làm hạ thể cho Đức Phật “Seigneur Gautama Bouddha” khi Ngài xuống cõi thấp đặng giúp đời (như lúc Lễ Wesak mỗi năm vào ngày rằm tháng năm). Vì lẽ hột nguyên tử trường tồn hiện nay không đủ số để làm hạ thể cho Đức Phật, nên vài hột nguyên tử tốt đẹp khác được dùng thay thế. Những hột nguyên tử sau nầy sẽ được các hột nguyên tử trường tồn điển lực hóa. Cái hạ thể nầy của Đức Phật là cái hạ thể duy nhất: vì không có đủ hột nguyên tử trường tồn để làm ra cái khác. Nó được Đức Phật dùng và được giữ gìn kỹ lưỡng. Những thể Thượng Trí, Hạ Trí và Thể Vía của Đức Phật bỏ ra cũng được dùng làm các thể cho Đức Christ, trong xác thịt của Jésus và cho Đức Shankarâchârya. Và hiện giờ các thể ấy sẽ dùng cho Đức Bồ Tát Di Lặc (Maitre Maitreya).

Ta đã nói lạc đề về những hột nguyên tử trường tồn, giờ đây ta hãy trở lại lúc sự sống chấm dứt trên các cảnh cao. Tríshnâ là ý muốn kinh nghiệm mới xác nhận lại, và Chơn Nhơn, một lần nữa, lưu ý đến bên ngoài. Nó mới ra khỏi cửa Thiên Đàng (Devakhan) để đi xuống cõi đầu thai, và nó mang theo nó mọi kết quả lớn, nhỏ của việc làm của nó tại cõi Thiên Đàng.

Sự lưu ý của Chơn Nhơn bèn hướng bên ngoài, nó phóng ra một làn rung động, nó kích thích đơn vị hạ trí (unité mentale) luồng sống (le flux vital) ẩn trong những vòng khu ốc của đơn vị hạ trí và trong các hột nguyên tử trường tồn khác – (trước còn yếu đuối và kém khuyết trong lúc ngơi nghỉ) – nay thình lình bổng tăng cường mãnh lực, rung rẩy và khởi rung động mãnh liệt. Trong đồ hình số 14, nơi B bên tay mặt, ta thấy những làn rung động túa ra bằng các tia sáng xung quanh đơn vị trí thức. Lớp vỏ sanh lực của đơn vị cái trí khởi sự nẩy nở, đơn vị cái trí tác động như đá nam châm, nó rút xung quanh nó chất khí cái trí đồng nhịp với nó.

Những vị Thiên Thần của loài tinh hoa thứ nhì mới đem chất cái trí đồng nhịp đó để gần bên cho vừa tầm của đơn vị cái trí. Và trong buổi đầu của cuộc tiến hóa, các vị Thiên Thần cũng đảm trách nắn chất khí cái trí thành một lùm mây mỏng bao xung quanh đơn vị cái trí (là đơn vị trường tồn). Nhưng khi sự tiến hóa tăng trưởng dần dần thì chính Chơn Nhơn càng từ từ lo nắn lùm mây cái trí ấy. Cái lùm mây đó, chưa hẳn là một cái trí trung thật, được tượng trưng trong đồ hình số 14 bằng một đường tròn bằng dấu chấm.

Khi cái thể trí đã được thành lập một phần rồi, thì Chơn Nhơn mới khởi sự rung rẩy, phóng thần lực, và đánh thức hột nguyên tử trường tồn của cái vía,và cũng như cách trước, một lùm mây bằng chất khí cái vía đã được tạo ra, nó bao xung quanh hột nguyên tử trường tồn cái vía .

Vậy chúng ta thấy rằng: khi Chơn Nhơn xuống đầu thai các cõi dưới, thì nó không có thọ lãnh một thể trí và một thể vía trong trạng thái hoàn toàn, nó chỉ thọ lãnh chất khí làm ra các cõi ấy trong kiếp lai sanh. Lại nữa chất khí để làm ra cái trí và cái vía nầy có thể tạo ra hai thể giống hệt với hai thể kiếp trước.

Cách Chơn Nhơn làm ra thể Phách – tức lá cái khuông cho xác thịt đã giải ở quyển “Thể Phách con người” rồi, nay ta không lập lại tại đây nữa. Tuy nhiên, ta nên thêm rằng: trong đời sống thai nhi, có một sợi chỉ vàng (Sutrâtmâ) duy nhất, thòng ra, nó dệt một mảnh lưới thanh nhẹ và tốt đẹp không thể tả. Những lỗ lưới nhỏ xíu, người ta ví như là cái lưới của ổ kén.

Trong các lỗ lưới nầy, đều có những chất thô của thể trí và thể vía lấp vào. Nhơn đó, nếu người ta nhìn vào, với huệ nhãn, thì chẳng thấy chất thô của hai thể kia, mà lại chỉ thấy tấm lưới Bồ Đề Sutrâtmâ thôi. Vậy tấm lưới nầy thấu nhập mấy thể kia và đem sanh lực cho chúng nó.

Trong thời kỳ thai nhi, sợi lưới vàng nầy, từ hột nguyên tử trường tồn cái xác, thòng ra. Đoạn nó túa ra tứ phía,và cứ tiếp tục túa ra, cho tới khi hình thể cái xác được đầy đủ mới thôi. Sanh lực chảy dài theo các nhánh nhóc Sutrâtmâ để nuôi xác thịt. Thường lệ dường như chính sự hiện diện của hột nguyên tử trường tồn làm cho cái trứng sanh ra một thể mới. Tuy nhiên, trong trường hợp một đứa trẻ sanh ra chết liền là nó không có Chơn Nhơn – (nhơn đó, nó không có hột nguyên tử trường tồn) và nó cũng không có yếu tố dĩ thái. Dù có những đoàn Chơn Nhơn đang tìm nơi đầu thai, - (nhưng đa số thuộc về loại Chon Nhơn thấp kém) – nên nơi nào họ cũng cho là tốt đẹp. Song le, đến giờ phút chót, xác thân mới trong bụng mẹ đã thành đủ hình, mà không có Chơn Nhơn nào đến chiếm, nên đứa hài nhi sanh ra phải chết liền.

Thật ra, Chơn Nhơn tầm thường không được phép chọn xác thịt cho mình (nghĩa là nơi mình sanh). Nơi sanh của Chơn Nhơn thường thường được chỉ định do tác động của ba thần lực nầy :

1/- Luật tiến hóa: Khiến cho Chơn Nhơn sanh trong một tình trạng thuận tiện cho sự phát triển đúng với các đặc tánh mà nó đang cần dùng nhất .

2/- Luật Nhân Quả : Chơn Nhơn có lẽ không xứng đáng với cơ hội thuận tiện nhất và nó phải cam nhận một cơ hội ít tốt đẹp hơn. Nó có thể không xứng đáng với một đặc ân nào và số mạng đã định cho nó một đời sống đầy sóng gió, với sự gặt hái kém cỏi.

3/- Mãnh lực liên kết cá nhơn : Về vấn đề tình ái và oán ghét, do Chơn Nhơn gây ra trước kia. Đôi khi một Chơn Nhơn được hấp dẫn vào một tình trạng xem dường không xứng đáng với nó, nhưng vì tình thương riêng của nó đối với một người tiến hóa cao hơn nó mà nó sanh vào gia đình ấy.

Người tiến hóa hơn và đã dấn thân trên đường Đạo có thể có được vài ảnh hưởng trong sự chọn lựa gia đình và xứ sở nào mà mình sắp sanh. Nhưng trong trường hợp đó, cá nhơn phải tự bỏ nơi ham muốn riêng tư và phó mình vào định luật vĩnh cửu: vì y tin chắc rằng: tất cả cái gì mà định luật đó đem đến cho y là hơn điều y đã chọn.

Cha mẹ không thể chọn lựa Chơn Nhơn sẽ ở trong xác thân mà mình sanh ra. Nhưng, nhờ sống một cuộc đời sống cao thượng, tốt lành, có nhiều thuận lợi cho một Chơn Nhơn tiến hóa, cha mẹ có thể có đặc ân tiếp một vị Chơn Nhơn tốt đẹp đến với mình.

Chúng ta đã thấy rằng: khi Chơn Nhơn đi xuống để đầu thai, thì nó mang trên mình nó một gánh nặng của dĩ vãng, mà đa số gom vào những hột nguyên tử trường tồn, dưới hình thức của khuynh hướng rung động. Những hạt mầm hay hạt giống nầy đều được Phật Giáo gọi là Uẩn hay Skandhas. Nó là một danh từ đúng nghĩa, không có chữ tương đương trong ngôn ngữ chúng ta. Chúng nó là những đức tánh vật chất, những cảm xúc, những ý niệm trừu tượng, những chìu hướng tinh thần, những quan năng trí não, mà tinh ba đã được giữ kín trong Chơn Thân (le corps causal), còn cái thặng dư, như người ta biết, thì để trong những hột nguyên tử trường tồn và đơn vị cái trí.

Bà H.P. Blavatsky dùng lời nói mạnh mẽ và linh hoạt của bà (mà không ai có thể bắt chước được) để miêu tả Chơn Nhơn trước sự đầu thai, khi nó được những Uẩn (Skandhas) đón tiếp nó .

Bà nói rằng: “Karma (là nhân quả) cùng với bộ binh của nó đang chờ trước cửa Thiên Đàng, là nơi Chơn Nhơn sẽ hiện lên để đảm trách một kiếp luân hồi mới. Chính trong lúc nầy (sau thời gian ngơi nghỉ) – số mạng của nó rung rẩy trên đòn cân Nhân Quả là một định luật nghiêm khắc, bí ẩn và tất thắng. Luật ấy được thành lập trong công bình và minh triết. Chính trong kiếp luân hồi đã được định luật tuyển chọn và chuẩn bị nầy, mà Chơn Nhơn có thể tiêu diệt được những lỗi lầm đã phạm trong các kiếp trước. Nhưng không phải tiêu diệt trong địa ngục tưởng tượng có lửa giả tạo, có quỉ có sừng với chỉa đôi mà chính dưới cõi trần nầy phải dứt bỏ tội lỗi về tư tưởng và hành động. Điều gì Chơn Nhơn đã gieo thì nó phải gặt. Sự luân hồi sẽ gom xung quanh nó những Chơn Nhơn khác đã đau khổ một cách trực tiếp hay gián tiếp vì lỗi của nó, hay vì một hành động vô ý thức ở kiếp trước. Phàm Ngã của nó chỉ là một chiếc áo mới với những đặc tánh về màu sắc, về hình thức và về đức hạnh. Nhưng con người thật sự mặc chiếc áo mới đó y như là kẻ sát nhơn cũ (do quyển “Clé de Théosophie trương 197” của bà Blavatsky) .

Vậy, chính luật Nhân Quả dắt dẫn – (không do dự) – con người đến giống dân nào, đến quốc gia nào có đủ đặc tánh chánh đại để cho con người có được một xác thân và một hoàn cảnh phù hợp với sự biểu lộ tánh tình của Chơn Nhơn đã tập luyện ở những kiếp trước và với sự gặt hái các tội phước mà nó đã gieo trồng trong kiếp hiện thời.

Chính Nhân Quả vẽ ra đường đi nước bước cho Chơn Nhơn trong kiếp luân hồi mới nầy. Nhân Quả đó là cái tổng hợp của các nguyên nhân, mà chính Chơn Nhơn đang làm cho vận chuyển.

Xem tác động của mãnh lực Nhân Quả, ta nên ghi nhớ một yếu tố rất quan trọng: ấy là sự chấp nhận, một cách hâm hở của Chơn Nhơn những điều kiện cưỡng chế phàm ngã, những điều kiện nầy rất khác biệt với những điều kiện do chính phàm nhơn lựa chọn. Đó là do sự sáng suốt của Chơn Nhơn. Trường học kinh nghiệm không phải luôn luôn dễ chịu, và phàm nhơn, với sự hiểu biết hạn chế, thường cho sự kinh nghiệm của trường đời - đa số - thật là độc ác, bất công và vô bổ. Tuy nhiên, Chơn Nhơn, trước khi lâm vào cảnh mê tân, đã thấy vì nguyên nhân gì những điều kiện đầu thai đó đã được hẳn định cho nó, và nó cũng biết nó sẽ gặt hái được những gì cho sự tiến hóa của nó? Vậy rõ rệt rằng: mọi đau buồn, mọi lo âu đã qua không còn đè nặng trên cán cân và sự thấy sâu xa và tỏ rõ của nó xem thường những nỗi vui, buồn của thế gian.

- Vậy, tóm lại, đời sống là gì?

Nếu nó không phải là một lực tiến bộ vĩnh cửu của Chơn Nhơn lâm phàm, của linh hồn thiêng liêng, trên dòng tiến hóa đi từ ngoài vô trong, từ hữu hình đến tinh thần, để tới mức tột cùng của mỗi chặng, mà hiệp nhất hoàn toàn với Nguyên Lý thiêng liêng! Đi từ mãnh lực nầy đến mãnh lực khác, từ cõi tốt đẹp hoàn toàn nầy đến cõi tốt đẹp hoàn toàn hơn, với sự vinh quang, sự hiểu biết mới mẻ, và với quyền năng hằng tăng truỏng trong mỗi chu kỳ, đó là số kiếp của mỗi Chơn Nhơn. (Clé de la Théosophie p . 217 ).

Bà Bác sĩ Besant có diễn tả điều trên đây một cách mỹ lệ rằng: “Với một số kiếp như thế đó, hỏi cần gì những đau khổ tạm thời, cho chí một đời sống bị đắng cay đè nặng? ”.

Chúng ta hãy xét lại – một cách mau lẹ - vấn đề Karma (hay Nhân Quả) của Chơn Nhơn. Người ta thấy bay lượn, trên mình Chơn Nhơn, một khối đông đặc Karma. Người ta gọi nó là Sanchita hay là Định Nghiệp (hay là Karma accumulé). Thường thường sự thấy nầy không vui đẹp gì: bởi lẽ do bản năng của vạn vật, cái khởi đó có nhiều điều ác hơn điều thiện. Đây là nguyên do :

Ở những nấc đầu của thang tiến hóa, đa số người đời vì vô minh mà đã phạm nhiều điều đáng trách, cho nên – (như kết quả vật chất) – họ thu hút nhiều đau khổ trên cõi trần. Lại nữa, người tiến hóa bực trung rán sức làm lành hơn là làm ác, nên chung qui, Nhân quả của y tốt hơn là xấu. Nhưng Nhân Quả tốt của y, không vì lẽ gi mà hiệp nhất với khối Định Nghiệp; nhơn đó, người ta có cảm giác rằng: khối Định Nghiệp đó phần nhiều là xấu.

Điều trên đây phải cần giảng nghĩa thêm nữa. Những tư tưởng tốt hay những hành vi tốt đều có hậu quả tự nhiên là cải thiện con người, và cũng cải thiện luôn những đức tánh của hạ thể; chúng nó còn kích thích trong lòng y sự can đảm, tình yêu thương, sự hy sinh và nhiều đức tánh khác. Những hậu quả nầy cũng lộ rõ trong con người và trong các hạ thể của họ, chớ không lộ trong khối Định Nghiêp vởn vơ trên đầu họ .

Tuy nhiên, nếu cá nhơn đó thực hành một điều thiện với ý định được tán thưởng, thì cái Nhân Quả tốt của việc làm nầy sẽ đến với y và sẽ hiệp nhất với khối Định Nghiệp cho tói chừng nào nó có thể cụ thể hóa đặng và được đem ra tác dụng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhân Quả tốt loại đó sẽ cột trói con người với thế gian cũng giống như Nhân Quả xấu. Vì lẽ đó mà kẻ nào muốn tiến hóa thật sự, nên tìm hoạt động không ý niệm ích kỷ, không mong chờ kết quả tốt hay xấu của hành vi mình. Điều nầy không phải nói rằng: người ấy có thể tránh được những hậu quả của hành vi xấu hay tốt do mình tạo ra, mà y có thể đổi thay trạng thái của những hậu quả đó. Nếu y quên mình trọn vẹn và chỉ vì lòng tốt mà hành động, thì tất cả sức mạnh của kết quả sẽ dùng vào sự mở mang tánh tình y, và không có cái chi sót lại để buộc trói y với các cõi thấp, Thật ra, trong mỗi trường hợp, con người có được cái gì mà con người đã tìm. Theo lời Đức Chúa nói: “Thật ra , Ta nói với con, họ có phần thưởng của họ”.

Một Chơn Nhơn, đôi khi quyết định tự gánh vác lấy một Quả Báo nào, trong kiếp nầy, mặc dầu óc tâm thức y (sa conscience cérébrale) không biết gì cả: những hoàn cảnh bất hạnh – (mà con người phàn nàn) – có lẽ đúng với điều mà y đã chọn một cách hoàn toàn tự ý, để cho sự tiến hóa của y mau phát triển.

Một người đệ tử Chơn Sư có thể chỉ huy và thay đổi Nhân Quả của mình để làm linh hoạt những mãnh lực mới: chúng nó túa rải tứ phía và tất yếu biến chế chìu hướng của Nhân Quả cũ.

Tất cả chúng ta đều có để sau lưng chúng ta ít nhiều Nhân Quả xấu cho đến bao giờ chúng nó hoàn toàn được trả hết: vì vậy mà sự linh động thanh cao của chúng ta luôn luôn bị trở ngại. Nhơn đó, mà một trong những cố gắng để tiến lên một cách

Một phần của tài liệu THUONG TRI NTHAI (Trang 154 - 164)