0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (198 trang)

BỐN ĐIỀU CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI THAM THIỀN

Một phần của tài liệu THUONG TRI NTHAI (Trang 110 -115 )

CHƯƠNG THỨ MƯỜI TÁM

BỐN ĐIỀU CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI THAM THIỀN

* * * * Có bốn điều chuẩn bị trước khi tham thiền : 1/ Làm cho xác thân thích nghi.

2/ Bắt ba hạ thể yên lặng.

3/ Làm điều hòa hơi thở : sổ tức 4/ Đọc Thánh ngữ “AUM”

*** 1/ Điều thứ nhất :

Làm cho xác thân thích nghi với sự tham thiền nghĩa là chọn cách ngồi bán dà hay kiết dà (đã chỉ ở trước) rồi diệt trừ các chướng ngại. Áo quần phải rộng rãi và sạch sẽ. Tất cả sở chướng ngứa ngái và buồn ngủ, nhức tê, mỏi mệt v.v… hãy lãng quên, đừng niệm tưởng,, không lưu ý đến, mà an tâm chú vào đề mục tham thiền đã chọn. Muốn ngăn ngừa mấy chướng ngại ấy, thì trước khi tĩnh tọa, hành giả phải vận chuyển điều hòa cơ thể. Nếu sợ con gì bò vào tai, thì lấy bông gòn nhét nhẹ vào, đừng nhét chặc quá lùng bùng lỗ tai, ngồi rất khó chịu. Nếu có chi ràng rít, thì nên nới rộng ra, để cơ thể được thoải mái. Chỗ ngồi tham thiền phải cho êm ái, mát mẻ, thanh tịnh và an nhàn.

Lúc tham thiền, ta phải cần quên thân xác, đừng tưởng đến nó mà phải vọng cảnh loạn tâm.

2/ Điều thứ hai : Bắt ba hạ thể yên lặng

Xác thân: Xác thân là khí cụ của linh hồn. Ta bắt nó yên lặng được. Ta tưởng tượng mình là Chơn Nhơn, đứng ngoài xác thân. Rồi nói với nó như vầy: “Hỡi xác thân, mi nên nghe lời ta mà yên lặng, để cho ta làm việc. Ta rất cám ơn mi.

Đoạn ta nhìn từ hai bàn chơn rồi nói: Hai bàn chơn yên lặng. Hai bắp chuối yên lặng. Hai bắp vế yên lặng. Cái bụng yên lặng. Những cơ quan trong bụng yên lặng. Những cơ quan trong ngực yên lặng (Yên lặng đây có nghĩa là không xáo trộn). Đầu, cổ, mặt đều yên lặng.

Tóm lại, toàn thân, từ ngón chơn đến đỉnh đầu, đều hoàn toàn yên lặng.

Thể Vía: Thể Vía là một cái thể tình cảm. Nó vô hình, nó có màu săc tốt đẹp hay u tối tùy sự tiến hóa của con người. Nó thâm nhập vào khắp xác thân và ló ra ngoài lối 3,4 phân: ấy là hào quang cái vía. Hào quang cái vía nầy rộng hẹp là tùy ở sự tiến hóa của ta.

Đoạn ta tưởng thấy cái vía của ta có những màu sắc tốt đẹp như màu tím hoa cà, màu vàng tươi, màu xanh da trời, màu hường v.v… Đoạn ta dùng ý chí bắt nó yên lặng; tức nhiên tình cảm của nó cũng yên lặng theo.

Ta bắt phần cái vía rút vô xác thân yên lặng. Ta bắt phần cái vía ló ra ngoài xác thân yên lặng. Như vậy, toàn thể cái vía đều yên lặng và tình cảm không còn hoạt động nữa.

Thể Trí : Thể Trí là cái thể của tư tưởng. Nó là cái cầu nối liền Chơn Nhơn với Phàm nhơn. Nó thâm nhập khắp cùng thể xác và thể Vía. Nó còn ló ra ngoài thể Vía 3- 4 phân: ấy là hào quang thể Trí. Hào quang nầy hẹp, rộng tùy sự tiến hóa của con người. Màu sắc của nó từa tựa như màu sắc của thể vía, nhưng tốt đẹp hơn nhiều. Ta dùng ý chí bắt nó yên lặng. Ta nói: ta bắt cái trí rút vô xác thân yên lặng. Ta bắt cái trí ló ra ngoài xác thân yên lặng. Như vậy, toàn thể cái trí đều yên lặng. Như thế, tư tưởng không còn hoạt động nữa.

Tới đây toàn thể Phàm nhơn đều yên lặng . 3/ Điều thứ ba: Làm điều hòa hơi thở: Sổ tức Xin xem bài : sổ tức ở trang 153 .

Khi ngồi ngay xương sống rồi, thì hơi thở tự nhiên điều hòa, chậm chạp và rất trật tự. Ngừng thở vô trật tự có hại. Tỷ như muốn ngừng thở, thì phải ngừng giữa lúc phổi đầy khí trời, nghĩa là sau khi hít vô; chớ đừng ngừng thở sau khi thở ra, lúc nửa phổi còn khí trời. Rán sức ngừng thở là điều nguy hiểm.

Sự tập trung tư tưởng tác động đến sự thở. Điều nầy lưu ý ta rằng: muốn tập trung tư tưởng bằng cách ngừng thở là một điều tai hại và trái nghịch với Trường Râja Yoga .

Theo pháp môn Râja Yoga, người ta ngồi ngay, xếp bằng thường thường dưới đất, để giúp xác thân cân bằng.

4/ Điều thứ tư : Đọc thánh ngữ “AUM”.

Ta đọc Thánh ngữ “AUM” ba lần. Mỗi lần đọc xong, ta tưởng lòng bác ái của ta bao trùm võ trụ.

Đến đây ta bắt đầu tham thiền.

***

Người sùng tín có thể tùy ý đọc Kinh Cầu Nguyện nầy . Kinh đọc trước khi tham thiền .

KINH CẦU NGUYÊN

Cầu xin cho con biết đặng Đấng Cao Cả ngự trong lòng con và ở ngoài con! Cầu xin sự Minh Triết vĩnh cửu khai sáng trí huệ con!

Cầu xin Tinh Thần Chơn Lý tinh lọc tấm lòng con!

Cầu xin Định Luật Cao Cả dắt dẫn mọi lời nói, mọi việc làm, mọi tình cảm và mọi tư tưởng của con.

Đọc “AUM” ba lần .

KHỞI SỰ THAM THIỀN THAM THIỀN VỀ TÌNH BÁC ÁI

Trước khi tham thiền ta hãy thi hành xong “Bốn điều chuẩn bị” ở trước.

Đoạn ta bắt đầu quan sát tánh Bác Ái, và đặt câu hỏi, rồi tự trả lời, một cách chú ý, không xao lãng.

Vấn – Thế nào là Bác Ái?

Đáp : Bác Ái là tình thương vô tư. Nó bao la, vô bờ, vô bến; nó ôm choàng cả đất lẫn trời, và bao trùm vạn vật làm một. Nó thấm nhuần kẻ dữ cũng như người lành. Nó siết chặc vào lòng nó: người khôn cũng như kẻ dại, người đẹp cũng như kẻ xấu, người cao cũng như kẻ thấp. Nó vượt lên chí trời cao, rồi tỏa xuống mặt đất . . . Nó lan tràn khắp nơi, khắp chốn. Nó chứa đựng trong lòng nó những tiếng rên than nức nở của người đời, những lời thô bỉ cộc cằn nhất cũng như tiếng êm dịu thiết tha của chúng sanh. Nó gom tất cả sự dữ, lành, sự oán, ghét, điều hung tợn, xấu xa vào lòng nó, rồi nó nhồi nắn lại, đoạn nó rưới vào đó sự sống, để tạo thành ‘Những Nguồn Ân’ mà ban rải cho kẻ trần gian, hầu mọi người đều được an lạc.

Có Bác ái, mới có Từ bi, lòng Nhơn đức và tánh Thiện cảm. Có Bác ái, mới Hy sinh và bỏ đặng lòng Ích kỷ .

Bác Ái tốt đẹp như thế đó, dễ gì ta có đặng?

Một khi ta nhận định rằng: con người là Điểm Linh Quang của Đức Thượng Đế thì tất cả chúng ta đều có những đức tánh thiêng liêng như Ngài. Tỷ như Ngài là Cây Me, ta là Hột Me. Hột Me, một ngày kia, có đủ điều kiện sinh tồn, sẽ hóa thành cây me. Ngày nay những đức tánh thiêng liêng của ta còn trong trạng thái mầm mống chúng nó đang chờ những điều kiện thuận tiện để nẩy nở trong nhiều khía cạnh. Tỷ như :

a/ Bác ái nảy nở ở nội tâm ta bằng sự suy gẫm về tình thương bao la của trời đất đối với con người thật vô biên. Đức Thượng Đế sai khiến các Thiên Thần dìu dắt con người Nhập Thế cho chí lúc Xuất Thế để trở về Nguồn Cội Thiêng Liêng: các Ngài nom theo từng bước một của con người. Các Ngài dùng Định Luật Thiêng Liêng như Luân Hồi và Quả Báo để đưa con người qua Bể Ngạn, hầu đến chốn An Lạc trường tồn. Trời cùng Hệ Thống Thần Minh của Ngài lo từng người như lo đứa con một của mình. Tuy mình thấy bơ vơ, lạc lỏng giữa chợ đời, chớ Bàn Tay Vô Hình không bỏ rơi mình bao giờ đâu. Cho chí “cái chơn con bò chét” cũng được Thiên Thần nắn cho! Đó là về phần cụ thể. Còn về phần tinh thần, thì lại được săn sóc kỹ càng, do các bậc giáo chủ, các bậc Đàn Anh của nhân loại, đang hy sanh vì lòng bác ái, để đem chơn lý giúp người trên đường tiến hóa.

b/ Bác Ái nảy nở trong lời nói .

Lời nói là một động lực. Nó có hình dạng, đi kích động những người xung quanh. Ta tập mở rộng tình Bác ái, thì ta phải thốt ra những lời có nhơn, có nghĩa, chứa chan lòng thương yêu vô tư; đừng môi miếng là giả dối.

Vấn : Nếu ta muốn thương một người có sắc diện dữ dằn thì phải làm sao? Đáp : Đừng nhìn gương mặt họ, mà nhìn vào tâm họ. Tự nhiên ta thấy nó chói sáng (bằng cách tưởng tượng) bởi vì tâm của người nào cũng chói ánh Bồ Đề cả. Ta thấy màu vàng Bồ Đề của trái tim họ xẹt ra chói ngời như mặt nhật của buổi bình

minh, dịu dàng mà không gay gắt. Ta thấy mặt nhật của y đồng tính với mặt nhật của Tâm ta; ta liền thương mến y ngay. Khi lòng ta rung động, vì tình thương thật sự, thì lời nói của ta sẽ được nhuần bác ái, từ bi.

Vấn : Nếu người ấy có nặng lời với ta, thì ta làm gì?

Đáp : Thì ta cứ nhìn vào trái tim y, và tưởng nó sáng lòa, chứa đầy nhựa sống, đang rán sức tuôn tràn xuyên qua cái lớp bọc tối tăm của các hạ thể y. Bây giờ, ta sẽ thương y và ta sẽ không nở nặng lời lại với y. Ta giữ chữ làm thinh và âm thầm ban rải ân huệ cho y.

c/ Bác Ái nảy nở trong hành vi .

Bác ái thật sự phải biểu lộ bằng hành vi. Nếu Bác ái không đi đôi với hành vi, thì không đem đến kết quả. Nó là thứ Bác ái ngoài đầu môi, chót lưỡi .

Vấn : Mà Hành vi cách nào để tỏ lòng bác ái?

Đáp : Mọi việc làm đều hướng về người, chớ đừng hướng về mình. Hãy để hạnh phúc người trên hạnh phúc mình .

Tỷ như :

a)Ăn uống :-Ta nên nói rằng: ta ăn, uống đây để nuôi dưỡng xác thịt cho tráng kiện, hầu làm việc hữu ích giúp đời. Ta sống đây là nhờ ăn uống.

Vấn : Mà ta sống đây để làm gì?

Đáp : Để báo ân cho những người đã giúp ta khôn lớn và tiến hóa. Dù có người giúp ích ta nhiều như cha mẹ, ông bà v.v…, có người giúp ích ta ít; nhưng gẫm ra, tất cả mọi người dưới thế gian đều có công đối với ta, đối với đời sống tiện nghi và văn hóa của ta. Vậy ta phải tỏ lòng thương yêu, huynh đệ với tất cả bằng những cử chỉ của người quân tử.

b) Lời nói – Lời nói của ta phải chứa chan sự nhơn từ, sự chân thật và lòng từ tâm. Nó còn phải hữu ích nữa. Nếu thiếu một trong bốn đức tánh đó, thì thà ngậm miệng còn hơn.

c) Cử chỉ - Tránh mọi cử chỉ bạo động. Người bác ái bao giờ cũng có những cử chỉ dịu dàng, dễ thương và ôn hòa. Một nụ cười chứa đựng một tình thương; một cái phớt tay nói lên cái thiện cảm và sự chở che.

d) Hoàn cảnh – Bất cứ trong hoàn cảnh éo le cho thế mấy đi nữa, người bác ái thà chịu thiệt thòi cho mình, hơn làm thiệt thòi cho kẻ khác. Luôn luôn tự rước cái khổ đau về cho mình và để cái sung sướng cho người khác. Những cái khổ đau đó không làm cho người bác ái đau khổ đâu: vì người ấy đã biết luật trời, y lấy cái khổ biến thành cái vui. Y thấy được cái vui bên trong của cái khổ, khiến cho cái khổ mất đi vẻ u buồn của nó.

Vấn : Thường thường người ta lấy tiền làm việc bác ái. Còn tôi không tiền, tôi làm sao cứu giúp người hoạn nạn?

Đáp : Tục ngữ có câu “Một miếng khi đói bằng một gói khi no” ta có ít thì giúp ít; ta có nhiều thì giúp nhiều. Điều quan trọng là ở tấm lòng muốn giúp cùng không. Cách ngôn Pháp có nói rằng: “Vật cho không bằng cách cho”. Vã lại, một cử chỉ nhỏ mọn như khóe mắt, làn môi, nụ cười cũng đủ chứng tỏ cái gì bên trong của mình rồi.

e) Tư tưởng bác ái :

- Cả ngày cứ suy nghĩ về bác ái và cách đem nó ra mà thực hành ngoài đời. Tư tưởng là một động lực mạnh. Chính nó thúc đẩy hành vi.

Khi ta đã quan sát tình bác ái đủ mọi phương diện rồi thì ta ngưng ngay dòng tư tưởng và thấy Sư Phụ ta chứa chan tình Bác Ái bất diệt, còn ta quả là hiện thân của Nó. Lòng Ta và lòng Sư Phụ nhập Một, tình bác ái càng thêm rạng rỡ. Nó túa rải hồng ân cho mọi người, mọi vật; nó lan tràn ra năm châu, bốn bể, làm sưởi ấm mọi lòng cô đơn hay sung sướng. Ta cảm thấy ta thương tất cả mọi người, dữ lành, ngu dốt, khôn ngoan v.v… cũng đều ở trong lòng ta.

Đoạn ta lẵng lặng để Tâm Không, lối 1 – 2 phút cho đức tánh bác ái ấy có đủ thời giờ thấm nhuần tâm ta. (Điều nầy rất quan trọng).

Xong rồi, ta xả thiền từ từ.

Ta đọc Thánh ngữ AUM rồi ban ân huệ cho thể Trí, thể Vía và thể Xác của ta được khỏe khoắn, chúng nó hoàn toàn vâng lời ta. Đoạn ta từ từ mở mắt . . .

***

Tham thiền được kết quả là khi nào xong, ta thấy lòng ta nhẹ nhàng, phơi phới; tâm từ ta thêm phần sáng sủa. Con người của ta đã được biến đổi thanh cao hơn.

Khi tham thiền về Đức Bác Ái lâu ngày ta sẽ lần lần mang đến đời sống hàng ngày của ta một trạng thái Bồ Đề khiến cho tâm ta trở nên hiền lương và từ ái. Lại nữa, ta không thể nào chịu làm điều hung ác bao giờ. Đó là kết quả mỹ mãn của sự tham thiền.

Thi rằng :

Hỡi gió thoảng, dịu dàng trong đêm lạnh, Hỡi muôn sao nhấp nhoáng nét yêu kiều, Với hoa kia đang xào úa, quạnh hiu, Người bác ái rủ lòng thương xót lạ.

Dưới nguyệt khuyết, trùng đề [1] miền sơn dã, Những tàu cau, gió thổi xạt xào bay,

Cảm thương ai, đơn chiếc, cảnh lạc loài, Người bác ái, hai tay, ôm vào dạ.

Đem hơi ấm sưởi lòng trong sương giá, Mặc cho ai là bạn với tư thù,

Lấy tình thương dụt tắt hận ngàn thu, Khoan khoái bước trong tương lai sáng lạn. Người bác ái, sống không buồn, không chán, Vì trần ai không gán đặng cân đai,

Chẳng mơ hồ như những áng mây bay, Không khóc hận như Tần Nương cung điện. Người bác ái hòa mình cùng bốn biển,

[1] Trùng đề là trùng kêu.

Để cùng ai kết chặt mối Tình trong,

Không chia ly xanh, đỏ, trắng, vàng, hồng, Chỉ có biết một Con Đường Vô Thỉ. Người bác ái sống ngoài vòng ích kỷ, Trong thời gian lại với chốn không gian, Cứ mãi đưa hồn lên tận Niết Bàn,

Để chan chứa một trời đầy thương mến.

Tóm lại đối với Tình Bác Ái, sự diễn tiến tham thiền là thế. Còn đối với các Đức tánh khác như Tính Can Đảm, Tính Lễ Độ v. v … , thì sự diễn tiến cũng tương tựa như vậy.

Một phần của tài liệu THUONG TRI NTHAI (Trang 110 -115 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×