CHƯƠNG THỨ MƯỚI BẢY PHẦN THỰC TẬP THAM THIỀN

Một phần của tài liệu THUONG TRI NTHAI (Trang 102 - 106)

PHẦN THỰC TẬP THAM THIỀN

TỔNG QUÁT

Ta đã nói ở trước: tham thiền [1] là một yếu tố đặc biệt trong sự luyện mình và tinh lọc thân, tâm, trí cho tinh khiết. Nó là mục đích của kẻ chí nguyện.

Tham thiền chẳng phải chỉ là một tư thế trí thức. Nó có mục đích đào luyện Hạ trí để trở thành một khí cụ cho Thượng Trí và cho Chơn Nhơn.

Có người tham thiền khó khăn và gặt ít kết quả. Tuy nhiên, nếu ai không tham thiền chút nào, thì Chơn Nhơn khó lòng tìm đặng con đường xuống Phàm ngã để dạy dỗ, bởi vì con đường ấy bị tánh xấu bít lại rồi; Khi Phàm nhơn còn mù mờ, ngờ vực và căng thẳng, thì quyền năng của Chơn Nhơn bị chận đứng vì những lượng sóng của tình dục.

Bước vào huyền môn, hành giả phải tự quyết dùng mắt của Chơn Nhơn mà nhìn vạn vật, rồi hoạt động theo ý muốn của Chơn Nhơn, chớ chẳng phải theo cái thấy của Phàm nhơn.

Ta cũng đã nói ở trước, muốn có kết quả mỹ mãn, thì ta hãy quên đi thế sự nhơn tình lối 20 phút trước khi khởi sự tham thiền hầu nhớ đến điều thanh cao, tốt đẹp. Điều nầy rất cần ích, vì tâm hồn sẽ thoát vòng cương tỏa của đời sống tầm thường để hòa mình với Chơn Nhơn.

Điều thứ hai, ta nên đọc những sách tốt, nói về đạo lý nghìn đời, về sự Minh Triết Thiêng Liêng. Đó là để ta dọn mình tham thiền một cách hữu hiệu.

Sau khi đọc xong, ta hãy để chúng nó rọi sáng lại ta, ta hãy tự hỏi coi ta có thêm sự hiểu biết gì về đạo lý không? Nếu ta còn lúng túng, thì ta giở quyển sách ấy lại, để xem cho rõ ràng chỗ nào ta chưa lãnh hội đủ. Sự nầy làm cho trí óc ta càng thêm rõ rệt. Nhiều người tham thiền với nhiều đề tài khác nhau. Nơi đây ta không chú giải chúng nó. Tôn chỉ của ta là giải thích cách tham thiền theo những đề tài khác nhau, để giúp những người sơ cơ mà không nguy hiểm.

Có nhiều thứ tham thiền. Ấy là : 1/ Tham thiền về đồ vật,

2/ Tham thiền để sửa tánh (như tình Bác Ai). 3/ Tham thiền về sự an lạc.

[1] Thật ra, tham thiền thì đem lại kết quả là hành giả phải sống với sự tham thiền, nghĩa là đem ý niệm tham thiền ra áp dụng trong hành vi hằng ngày (Xem đoạn sau)

4/ Tham thiền về lòng tôn sùng. 5/ Tham thiền để mở Thượng Trí. 6/ Tham thiền để mở rộng Tâm Thức. 7/ Tham thiền để được tự chủ.

8/ Tham thiền để thấu đến Chơn Nhơn. 9/ Tham thiền để giữ im lặng.

10/ Tham thiền tại tim.

11/ Tham thiền để thấu đến Chơn Thần. 12/ Tham thiền bằng thần chú.

13/ Đại Định. v.v. . . . và v. v. . . . PHẦN THỰC TẬP 1) Tham thiền về đồ vật:

Một cục đá cuội. Khi tập định trí khá rồi, ta sẽ tập tham thiền về đồ vật. Sự tham thiền cụ thể nầy rất cần cho những ai chưa thực tập tham thiền.

Ta hãy ngồi kiết dà hay bán dà cho nghiêm chỉnh rồi tham thiền về cục đá cuội từ Vũng Tàu mang về. Ta nhìn kỹ nó rồi ta tự hỏi rằng:

VẤN : Tôi có món gì đây? ĐÁP : Một cục đá cuội.

VẤN : Hình dáng nó thế nào? Màu sắc làm sao?

ĐÁP : Hình dáng tròn dài. Màu nâu. Có nhiều thứ đá cuội hình dáng tròn, xéo, v.v…

VẤN : Nó nặng hay nhẹ? Cái gì làm thành ra nó?

ĐÁP : Nó nặng. Nó làm bằng chất khoáng thạch. Nếu để nó cheo meo, nó có thể rớt xuống đất và đập ngay vào chơn ta.

VẤN : Có mấy thứ đá cuội.

ĐÁP : Có nhiều thứ, thứ trắng ngà, thứ đỏ, thứ nâu, thứ đen, thứ vàng, thứ vàng pha trắng, pha đen. Có thứ đá cuội lớn, nhỏ, nhỏ tí, hình dáng khác nhau.

VẤN : Do đâu sanh ra đá cuội?

ĐÁP : Do đá trong núi dựa mé biển mưa gió làm lăn ra biển. Nước biển đánh ngày nầy qua ngày nọ, năm nầy qua năm kia, làm cho mòn mấy khía nhọn, cục đá hóa ra láng lẩy, trơn lu. Ngày nay sóng biển đánh nó lên bờ, ta lượm để trên bàn viết đây.

VẤN : Đá cuội còn dùng vào đâu?

ĐÁP : Người ta lượm nó dằn sách, dằn cửa, làm hòn non bộ. Người ta lựa thứ nhỏ, đồng hạng, trét xi măng dính nhau để làm khuôn hình. Có thứ người ta sơn màu rất đẹp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

VẤN : Nếu tôi là cục đá cuội thì thế nào? (Đoạn nầy tôi nhắm mắt lại)

ĐÁP : Nếu tôi cảm thấy tâm thức tôi ở trong đá cuội, thì tôi hòa tan trong nó; tôi cảm thấy tôi là đá; tôi hiểu đời sống của đá là thế nào? Nó thực nghiệm làm sao? Nó nóng, lạnh làm sao? Khi ai ném quăng hay đập đánh nó, thì xảy ra điều gì? Tôi thấy tôi là đá, tôi bèn có cảm tình với tất cả cái gì bằng đá. Tôi để ý tới đá. Tôi thương mến đá. Đá rất cần cho đời sống hiện hữu của ta. Nhờ đá, ta làm đường, làm cầu, làm nhà v.v… Đá rất ích lợi.

Khi ta đã rán hết sức làm mấy điều đó, thì tôi biết cục đá cuội nầy nhiều hơn trước; tôi biết giá trị nó đối với các vật khác là thế nào? Tình cảm tôi dồi dào hơn trước.

Sự tham thiền đầy đủ về hình dáng, màu sắc, đặc tánh, công dụng và ích lợi của cục đá cuội nầy sẽ đưa ta đến sự mỹ lệ thực tế nhiều hơn ta đã biết. Nó còn đưa ta đến nhiều hiểu biết mới lạ, mà trước kia, ta không để ý.

Trong khi tham thiền về đá cuội, ta không nhớ đến những đồ vật khác. Ta cứ tham thiền về những vật cụ thể trong một thời gian một tháng, rồi sau ta sẽ khởi sự tham thiền một cách trừu tượng (nghĩa là không dùng đồ cụ thể).

2/ Tham thiền về con bò cái :

Đây là câu chuyện của Ông Swami Sivananda Sarasvati nói trong quyển “La Pratique de la Méditation” như vầy: “Krishna Charya là một cậu bé ước vọng sự Minh Triết; cậu ở tại Omkârâshrama, trên mé thánh giang Narmada. Một ngày kia, cậu đến gặp Ông Râma Acharya và cầu xin ông dạy về tham thiền. Ông Râma Acharya mới nói rằng: “Ớ con Krishna Acharya ơi, con hãy tham thiền về Đức Krishna lúc Ngài ngồi xếp bằng, tay cầm ống sáo, ở giữa mặt trời trong lòng con. Vậy con hãy đọc câu thần chú của Ngài như vầy: “Aum! Namo Bhagâvato Vâsudevâya”. Và cậu Krishna Chaitanya trả lời rằng: “Lạy Sư Phụ, đầu con cứng quá, con không thể nói đặng điều đó. Nó khó quá! Câu Chú đó quả là dài quá. Lạy Sư Phụ, xin Ngài dạy cho con cách khác”.

Ông Râma Acharya bèn nói với cậu rằng: “Hỡi Krishna Chaitanya, con chớ sợ. Ta sẽ dạy con cách tiện hơn. Nầy, để ý: “Con để cái tượng nhỏ bằng đồng của Đức Krishna trước mặt con. Con ngồi kiết dà, rồi nhìn trân cái tượng đó, chớ không dòm cái chi khác”. Và Krishna Chaitanya trả lời rằng: “Lạy Sư Phụ! Điều đó còn khó nữa! Ngồi kiết dà, con làm không đặng đâu, vì con đau cẳng, đau bắp vế lắm; và nếu con nhớ đến sự đau đớn của con, con không tham thiền đặng, con không thể chú ý đến Đức Thượng Đế đặng. Con phải ngồi êm và nhìn kỷ từng thành phần của pho tượng, vậy con làm không được đâu. Lạy Sư Phụ, xin Ngài dạy con điều gì dễ hơn”.

Ông Râma Acharya bèn nói với cậu rằng: “Hỡi Chaitanya ơi! Con hãy để trước mặt con tấm hình của cha con bằng cách nào mà con thấy dễ. Đoạn con nhìn vào đó một chập rồi tham thiền” .

Cậu Krishna Chaitanya phản đối rằng : “Lạy Sư Phụ, lạy Đấng che chở của con. Điều nầy rất khó cho con: bởi vì cha con làm cho con sợ. Cha con là một người đàn ông đáng tởm, người đánh con đau lắm! Chỉ nhớ đến ông là con phát rung lên rồi, hai ống cẳng con không còn chở con đặng nữa. Kính lạy Sư Phụ, con cầu xin Sư Phụ chỉ cho con cách tham thiền nào dễ hơn, con sẽ làm theo liền”. Ông Râma Acharya bèn nói rằng: “Nầy ớ Krishna, vậy con nói cho ta biết con ưa thích cái gì nhứt?”. Cậu trai trẻ nầy mới trả lời rằng: “Lạy Sư Phụ! Con có nuôi một con bò cái ở nhà; nó cho con sữa tươi, sữa chua và bơ. Trong đời, con chỉ thương có một mình nó. Con chỉ nghĩ, nhớ đến nó luôn”.

Ông Râma Acharya mới khuyên cậu rằng: “Hỡi Krishna, bây giờ con hãy vô trong phòng nầy, đóng cửa lại rồi ở trong đó. Con hãy ngồi trong một góc, suy nghĩ và tham thiền về con bò cái của con đi, và con chỉ nhớ một mình nó mà thôi. Vậy, con hãy làm như thế ngay”.

Bây giờ, cậu bé Krishna Chaitanya lấy làm thích thú và hoàn toàn thỏa mãn. Cậu đi vô phòng với một tinh thàn vui vẻ và tin cậy. Cậu theo từ chữ lời dặn của Sư Phụ. Cậu tham thiền nồng nhiệt về con bò cái của cậu. Cậu quên ăn, quên ngủ, trong ba ngày liền như vậy. Cậu không còn biết đến xác thân cùng những người xung quanh của cậu. Cậu thâm nhập vào hình thể con bò một cách nồng nàn mãnh liệt. Tới ngày thứ ba, Ông Râma Acharya mới đi nhẹ đến gần phòng, để biết qua trạng thái của Krishna. Ông thấy cậu đắm chìm trong sự tham thiền của cậu. Sư Phụ cậu kêu cậu nhè nhẹ rằng: “Ớ Krishna! Con cảm thấy thế nào? Vậy con hãy lại đây ăn một chút đi?”. – Lạy Sư Phụ, con rất cảm ơn Sư Phụ, con đang tham thiền; và bây giờ con ra khỏi phòng không được nữa: con rất mập, hai cái sừng đã mọc trên trán con, và làm sao con ra được khỏi cái cửa hẹp nầy? Con rất thương con bò cái của con và con đã trở thành nó rồi!” .

Và Ông Rama Acharya phát giác rằng: Hạ trí của Krishan đã đến mức bất động và cậu có thể thực hành Đại Định được (Contemplation ou Samâdhi).

Ông bèn nói với cậu rằng : “Hỡi Krishna, con không phải là con bò cái. Con hãy đổi đầu đề tham thiền đi. Con hãy quên hình thể con bò ấy đi và phải tham thiền về tinh hoa của nó là “Sat – Chit – Ananda”. Nghĩa là bản tánh chơn thật của nó.

Cậu Krishna Chaitanya thay đổi đầu đề tham thiền theo lời chỉ dạy của Sư Phụ cậu và cậu đoạt đặng sự hiệp nhứt hoàn toàn với Chơn Ngã của cậu. Đó là tôn chỉ của đời sống.

Câu chuyện kể trên đây chỉ cho ta thấy rằng: đề tài tham thiền nào thích hợp nhứt với hành giả, thì hạ trí dễ định và tham thiền dễ thành công.

3/ Tham thiền về con mèo ;

Tham thiền một đồ vật là sự tham thiền cụ thể; rất thích hạp với người sơ cơ. Tuy nhiên, mỗi một con vật hay một món đồ đều có một điều gì xứng đáng cho ta biết và cho ta cảm thấy mình đồng nhịp với nó. Tỷ như ta tham thiền về con mèo chẳng hạn. Ta nói: “Miu! Miu! lại đây”. Con mèo vá của ta từ từ đến bên ta. Ta để nó nằm xuống, hai mắt vàng của nó ngó ta triều mến.

Ta tự hỏi rồi tự trả lời . VẤN : Màu sắc thế nào?

ĐÁP : Màu trắng, có vá đen và vàng. Trên đầu có một vá vàng lớn ở trán, hai bên mặt nó có hai cái vá đen nhỏ. Trên lưng nó có một vá vàng, gần đuôi nó có một vá đen và vàng, sau đuôi có một vá đen nhỏ. Bốn cẳng nó trắng, bụng nó trắng.

VẤN : Hình dáng nó thế nào?

ĐÁP : Nó dài, đi thướt tha, Khi cao hứng nó đập đuôi kêu ngao ngao êm dịu. Nó đi thật nhẹ nhàng. Bốn cẳng như lót nhung.

VẤN : Đặc tánh nó?

ĐÁP : Bình thường nó rất dịu dàng và dễ thương. Nhưng khi nó nổi giận, nó giương móng lên, mặt nhăn, râu ngay ra, trong rất dữ tợn và dễ sợ. Người nào mà nó không ưa, lại rờ nó, thì nó cào lẹ liền, giựt tay không lịp, máu phải rướm lên. Nó rất an tịnh, khi nó rình mồi. Và lúc nó đi coi oai vệ như những nhà quý phái. Lúc nó muốn mình vuốt ve, thì lại cọ sát bên chơn mình hay nhảy vào lòng mình.

Sau khi suy gẫm theo những đường lối trên về con mèo, tôi còn có thêm những câu hỏi về tình cảm của nó trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Và một lần nữa, tôi tự

hòa tan trong con mèo và tẩm mình trong tâm thức cùng kinh nghiệm của nó. (Tới đây, tôi nhắm mắt lại). Bây giờ, tôi nếm được sự nhạy cảm, sự xinh đẹp cùng sự an tịnh và xao động của nó . . . Và bởi tôi đã nhập tâm vào con mèo; tôi biết nó nhiều hơn trước, xuyên qua tình thương. Tôi biết nó đang đói bụng, và đang thêm một ly sữa. Tôi biết nó tính rình một con chim đang đáp xuống sân. Tôi sẽ tập hoạt động một cách khéo léo như con mèo. Tôi sẽ phải cảm biết làm sao rờ rẫm đồ vật, làm sao di chuyển dịu dàng oai vệ và điều hòa như con mèo. Tôi sẽ muốn làm khéo léo nhiều chuyện khác nữa, trong lúc tôi tham thiền về con mèo. Tỷ như trong lúc tôi trèo cây, tôi phải kỹ lưỡng (giữ gìn đừng để té) và nhẹ nhàng, uyển chuyển như con mèo.

Tóm lại, trong lúc tôi tham thiền về một đồ vật hay về con mèo, tôi cảm thấy tình cảm và thể xác của tôi đều tiến bộ; tư tưởng của tôi trở thành quảng đại hơn. Tham thiền một cách cụ thể như thế đó lối một tháng, thì sang qua tham thiền trừu tượng.

Một phần của tài liệu THUONG TRI NTHAI (Trang 102 - 106)