0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (198 trang)

CHƠN NHƠN VỚI NHỮNG PHÀM NHƠN CỦA NÓ

Một phần của tài liệu THUONG TRI NTHAI (Trang 29 -34 )

Đồ Hình Số 5

GIẢI NGHĨA : Con người sanh ra khỏi lòng Từ Phụ lấy danh nghĩa là Chơn Thần. Chơn Thần mới phóng tia xuống 3 cõi dưới là : Niết Bàn, Bồ Đề, Thượng Thiên, lấy danh hiệu là Chơn Nhơn hay Linh Hồn. Tại đây, Linh hồn không xuống thấp hơn nữa, nó ngụ tại đó, nhưng nó phóng tia xuống 3 cõi thấp nhứt là: Hạ Thiên, Trung Giới và Hồng Trần, và lấy danh hiệu là Phàm Nhơn. Khi mãn số rồi, phàm nhơn chết. Sau khi ngơi nghỉ một thời gian nơi cõi Thượng Thiên, Linh Hồn mới phóng tia xuống để làm một phàm nhơn mới. Mỗi lần phàm nhơn chết và trở về với Chơn Nhơn là mỗi lần nó mang đến chủ nó những điều mà nó đã gặt hái trong 3 cõi dưới của kiếp người. Cho nên mới có câu chơn ngôn như vầy: “Chết đi là để sống mạnh”.

Như ta đã biết, từ một Chơn Thần (là Tia Sáng đầu tiên do Đức Thượng Đế phóng ra ) phát sanh nhiều thứ Phàm Nhơn. Mỗi một Phàm nhơn đều sống đời sống của nó. Mỗi đời sống của Phàm nhơn đều gom về Chơn Nhơn những kinh nghiệm của nó trong một kiếp. Nhờ Phàm nhơn mà Chơn Nhơn thu thập nhiều kinh nghiệm ở mấy cõi dưới, nhơn đó mà kho tàng của Chơn Nhơn càng ngày càng trở nên phong phú. Bao giờ kho tàng ấy được đầy đủ, thì Chơn Nhơn mới hết đưa Phàm nhơn xuống cõi Trần, Trung Giới và Hạ Thiên để học hỏi nữa. Chừng đó con đường sanh tử, luân hồi mới chấm dứt; cũng nên nhớ rằng, mỗi phàm nhơn không phải do Chơn Nhơn sanh ra, mà nó chỉ là một phần tử biểu lộ của Chơn Nhơn mà thôi. Nó chỉ tiêu biểu một khía cạnh của Linh Hồn, cũng như một mặt nhỏ của hột kim cương vậy (xin xem đồ hình số 5). Vì lẽ ấy mà mỗi lần Phàm ngã đầu thai [1], nó chỉ biểu lộ có một vài trạng thái và

[1] Nên nhớ rằng, mỗi lần Phàm ngã đầu thai, là mỗi lần được làm ra cái mới.

quan năng của Chơn Ngã mà thôi, còn những cái khác, thì còn ở trong tình trạng tiềm tàng, chờ biểu lộ ở kiếp vị lai. Bởi vì, mỗi một lần Luân hồi là linh hồn đã được chỉ định sẽ ở vào hoàn cảnh nào, phải trả một loạt quả báo nào theo định luật của Nhơn Quả và tùy ở cấp bực tiến hóa của nó nữa. Những điều trên đây phải gom trọn vào một kiếp luân hồi đó; linh hồn phải thực hành đầy đủ trước khi lìa trần. Giống dân đầu thai, sự di truyền của cha mẹ, khí hậu, nam nữ, những quả báo phải trả, những quan năng phải mở nội trong kiếp nầy, tất cả điều trên đây hẳn định sự biểu lộ của Chơn Nhơn dưới trần.

Nhưng các Phàm ngã khác nhau, cái nầy hiện lên tiếp cái kia, trong đời sống vĩnh cửu của Chơn Nhơn và trong nhiều trường hợp, là cốt để mang đến cho Chơn Nhơn sự nẩy nở đầy đủ ở mọi phương diện hành động, tình cảm, trí thức và tinh thần nơi ba cõi dưới. Tại đây, những quyền năng thiêng liêng phải hoàn toàn phát triển để hoàn tất cuộc tiến hóa của kiếp làm người. Thiên nhiên tác động một cách chậm chạp, nhưng phương châm của Nó rất chắc chắn và đúng đắn. Muốn đoạt thành tôn chỉ của Nó thì cần phải hết sức khéo léo và nhẫn nại.

Thảo luận về sự liên quan giữa Phàm nhơn và Chơn Nhơn, hay giữa cái “Ta thật” và cái “Ta giả” không phải là một lý thuyết suông hay là một việc làm để tiêu khiển ngày giờ. Bởi vì biết đặng rõ vấn đề Phàm nhơn và Chơn Nhơn cùng sự liên hệ giữa chúng nó là một điều tối quan trọng để đương đầu với bao nỗi khó khăn trong khi thi hành nhiệm vụ thiêng liêng; ấy là mở mang những quyền năng thiên phú của đời sống tinh thần tại thế gian. Sự tiến hóa tinh thần không thể đi xa được, trừ phi chúng ta hiểu biết trọn vẹn sự liên quan giữa Phàm ngã và Chơn Ngã, và thành công đặt Phàm ngã dưới sự kiểm soát của Chơn Ngã. Khi một người kia biết rõ (chớ không phải nghĩ sơ qua) cái tinh linh ấy – (tức là Phàm nhơn) – cảm, biết và hành động tại các hạ giới, chỉ là một vật ảo mộng, một bóng hình vô thường, có một đời sống ngắn ngủi, và sẽ bị thay thế, thì lúc bấy giờ, y sẽ không thể nào lãnh đạm đặng trước cái lợi lộc thanh cao hơn của Chơn Ngã vĩnh cửu. Đó là vì ta không hiểu biết; ta quên đi cái số mạng đau buồn đang đeo đuổi ta, rồi ta đành an phận trong cõi đời ảo ảnh và vô thường nầy. Lúc ta chợt tỉnh giấc nồng trần thế, và đứng trước sự thật, thì ta vội thấy miếng đất mà ta đang đứng đây, xem dường vững chắc, lại khởi sự rung rinh rồi sụp đổ dưới chơn ta. Ta hóa ra kinh sợ và hốt hoảng, rồi ta khởi sự tìm cho ra cái gì bền vững và chơn thật hơn. Ta tìm một cách nồng nhiệt, hăng say, chớ chẳng phải cẩu thả và lười biếng; ta tìm chơn lý như người chết đuối đang tìm một cái phao để giữ lại sự sống cho mình; lúc bấy giờ, dù muốn dù không, dù cực nhọc thế nào đi nữa, ta cũng quyết định từ bỏ cái chiếc tàu Phàm ngã đang bị đắm, để đến trú ngụ nơi Chon Ngã mà ta tin tưởng (chớ chưa biết) là vĩnh cửu. Hễ ta càng tự đồng hóa với Chơn Ngã và càng làm cho Phàm ngã trở thành một dụng cụ cho Chơn Ngã chừng nào, thì ta càng hướng về đời sống thiêng liêng chừng nấy. Chính với tư cách đó, với tinh thần đó, ta mới có thể khởi mở Thượng Trí đang sinh hoạt trong Chơn Thân đặng.

Phương pháp mở Thượng Trí phải theo vài nguyên tắc thuộc về chức vụ của nó. Điều nầy ta đã nói ở trước. Luật tiến hóa chẳng phải chỉ áp dụng cho cõi hữu hình mà thôi; nó còn áp dụng cho những cõi thanh nhẹ hơn nữa. Một cơ quan nào được tập luyện thì nó phải phát triển. Cũng tỷ như ta tập luyện cánh tay, thì cánh tay phải được nở nang. Nay ta định tập luyện Thượng Trí thì tự nhiên Thượng Trí phải được phát triển. Và sự phát triển nầy phải đi song song với sự kiện tráng của cơ quan. Vậy các hạ

thể muốn tiến hóa bên trong (nghĩa là được tinh nhuệ) thì phải tốt đẹp ở hình thể, nghĩa là khả dĩ tác động thêm nhiều nhiệm vụ khác nhau một cách khéo léo hơn. Nhơn đó, tinh thần và vật chất phải cùng tiến lên một lượt, song song với nhau. Định luật nầy là một định luật căn bản của sự tiến hóa; nó là nền tảng của mọi phương sách luyện mình trên mọi cõi. Ta hãy xem một xác thân yếu đuối. Ta điêu luyện nó, ta bắt nó tập thể dục; ít lâu sanh khí thấm nhuần nó dồi dào, chảy luôn qua bắp thịt huyết quản và thần kinh của nó; nó trở nên mạnh mẻ hơn. Bắp thịt lần lần nổi lên và khả năng hoạt động và chịu đựng của nó cũng gia tăng. Ta hãy lấy thí dụ, một thể vía là thể của tình cảm và dục vọng. Ta thấy nó tối tăm; và không đáp ứng đặng vài mối xúc động, như tình thương và lòng thiện cảm. Đoạn ta đem chính ta đặt vào hoàn cảnh của cái vía bất hảo đó, khi nó không đáp ứng được với điều cao thượng ấy. Ta bắt cái vía của ta đáp ứng với nó, ta bắt nó rung động đồng nhịp và đồng hóa với tình thương và lòng thiện cảm kia. Điều nầy lúc ban sơ không phải là chuyện dễ làm. Nhưng lần lần, ta thấy sự sống khởi chảy vào những con kinh mới vừa được khai. Bây giờ, sự cấu tạo của thể vía đã bị biến đổi; nó thanh nhẹ hơn, và rồi ta thấy ta dễ đáp ứng với những mối cảm động thanh cao đó.

Giờ đây ta nói về thể Trí. Ta thấy nó không được minh mẫn; nó không thể suy gẫm một cách đúng đắn và liên tục. Lúc nó ở vấn đề nầy, lúc nó nhảy qua vấn đề khác. Nay ta thử sửa đổi nó lại. Ta khởi sự suy nghĩ, với sự rán sức tập trung tư tưởng, về những vấn đề khác nhau. Sự luyện tập lúc ban đầu rất là vất vả và phiền não. Nhưng lần lần sinh lực cõi trí chảy vào thể trí, sự tập trung tư tưởng trở nên dễ dàng hơn, rồi cái gì, lúc ban đầu vất vả và phiền não, nay hóa ra vui sướng và hăng say. Luồng sinh lực cõi trí tuôn chảy vào thể Trí, sắp xếp nó lại dần dần, tạo tác nó trở thành một khí cụ hảo hạng cho quyền năng tư tưởng. Đó là cách luyện tập cái Hạ trí để cho nó suy nghĩ một cách đúng đắn và liên tục. Thể Hạ trí tiến hóa song song với khí cụ trực tiếp của nó tại cõi trần là bộ óc và hệ thống não tủy trung khu. Nhờ những bộ phận nầy mà tư tưởng có thể biểu lộ một cách đúng đắn ở tâm thức hồng trần (conscience physique) (là tâm thức của con người lúc thức tại cõi trần).

Nhờ sự tập luyên mà tất cả cơ năng của mọi hạ thể đều được tăng trưởng; dù mình thấy được hay không thấy được, kết quả cũng như thế. Định luật nầy cũng không chừa Chơn Thân (là thể của Thượng Trí). Nghĩa là Muốn mở mang Thượng Trí thì phải luyện nó như đã luyện tập bắp thịt, thể vía và thể trí vậy.

Như ta đã biết, một trong những quan năng của Chơn Thân là tự dùng làm khí cụ cho tư tưởng trừu tượng. Nếu ta muốn mở mang nó, thì ta phải luyện tập nó bằng cách bắt nó suy nghĩ về những tư tưởng Thượng Trí (hay là tư tưởng trừu tượng) mà ta đã nói ở trước. Nhiều người tưởng sai lầm về sự suy gẫm trừu tượng; và khi ai nói lên danh từ “trừu tượng” thì họ khởi sự thấy khó chịu rồi. Họ tưởng tượng rằng họ đang lội trong bóng tối, và gặp bao chướng ngại trên bước đường của họ. Họ có cảm tưởng rằng mình đang lạc lối và làm một chuyện vô ý thức, vô lợi lộc. Đó là triệu chứng, Thượng Trí chưa được mở mang. Nếu nó mở mang đúng mức, thì theo định luật trên, nó trở nên linh động một cách dễ dàng và bắt nó tác động là một điều vui sướng chớ không phải cực nhọc. Nếu ta cảm thấy mình yếu nơi nào, là nơi đó mình thiếu tập luyện rồi sanh ra ứ đọng, sanh khí không lưu thông được dễ dàng. Ngoài ra sự kiện đó, ta hãy nói về “tư tưởng trừu tượng”. Tư tưởng trừu tượng không phải là một điều đen tối như nhiều người lầm tưởng. Vậy chung qui, nó là thế nào? – Tư tưởng trừu tượng

là tư tưởng không nhớ đến tinh ba của nhiều sự kiện đã được gom lại với một ý định nào; mà nó đi từ cá nhơn đến đại đồng. Nó thấy cái duy nhứt trong toàn thể. Tất cả chúng ta mỗi ngày đều tưởng như thế một cách vô tình và không hiệu quả, nên không làm nẩy nở đặng Thượng Trí. Cái tánh hay phổ cập là cái tánh thông thường của chúng ta. Với một sự kiện cỏn con trong đời sống thường ngày của chúng ta, chúng ta cũng phổ biến nó ra và cho tất cả sự kiện khác đồng tính cũng đều có kết quả giống y như vậy. Đó là một điều không đúng và cuồng si. Giả tỷ như tôi ăn rau cải sống trong vài ngày; bao tử của tôi không chịu đựng được, có lẽ là tại thể cách nó không được mạnh mẻ; rồi tôi vội kết luạn là: rau cải ăn sống hại sức khỏe, tôi mới đi tuyên truyền rằng, rau cải không được ăn sống. Giờ đây, thử hỏi tôi đã làm gì? – Tôi đã làm một điều vô ý thức, tôi không dùng lương tri của tôi, trong khi tôi cho rằng, tôi rán mở Thượng Trí. Tất cả chúng ta đều ưa phổ cập một cách vô tri thức, một cách trắng trợn như thế đó. Vậy, ta phải tập cách nào để đừng lâm vào lỗi ấy, nó xem qua không mấy gì quan trọng, nhưng tựu trung, nó gây nhiều tai hại cho sự tiến hóa của ta. Và ta cũng đừng quên rằng, sự phổ cập đó là bước đầu tiên đi thụt lùi trước Đức Thượng Đế, Ngài là “Một” sanh ra “Đa số”. Nay ta phổ cập, là ta đi từ cái “đa số” đến cái “duy nhứt”. Ta tập mở Thượng Trí là khởi đầu phải thấy cho được sự “Duy nhứt” trong “đa số”, hay nói cách khác, ta phải thấy “Đức Thượng Đế” trong “Vạn vật”. Nếu ta tiếp tục sưu tầm những định luật và nguyên lý của đời sống, thì ta sẽ gặp một số ít chúng nó gom nhau lại như những dòng nước nhỏ chảy ra sông rồi đổ vào biển cả, cho tới khi nào ta tự thấy mình là biển cả, là Duy Nhứt mới thôi.

Vậy ta luyện Thượng Trí cách nào, để làm cho tư tưởng trừu tượng hóa ra đắc lực. Ta hãy đưa vài thí dụ đơn giản để dễ hiểu sự diễn tiến của nó. Tỷ như ta có một vòng tròn (là chu vi của mặt tròn) ta cắt nó đứt ra từ đoạn, lớn nhỏ không đồng đều. Ta bỏ đi một số nhỏ rồi ta chỉ sắp lại ba bốn vòng cung vụn mà thôi. Nhìn vào hình sắp đó (xin xem đồ hình số 6) người nào có học về kỷ hà học sẽ biết ngay, những vòng cung nầy là thành phần của một mặt tròn, mặc dầu trọn cả mặt tròn không thấy được. Tại sao vậy? Bởi vì hình dáng và địa thế của những vòng cung đó tự nhiên gợi lên trong trí cái mặt tròn; và những vòng cung nầy là thành phần của mặt tròn. Thật ra, một ít người có thể dùng vài ba vòng cung làm thành cái vòng tròn trong trí họ đặng, còn đa số người khác, thì họ cần phải có nhiều vòng cung mới được, đó là do sự khôn ngoan và sự hiểu biết của họ.

Đối với cái đồ hình vuông bên cạnh, thì cũng y như vậy. Nếu ta có bốn hay năm đường ngay, thì chúng nó sẽ gợi liền trong trí ta một cái hình vuông.

Khi một số phần tử được sắp xếp có trật tự và hệ thống phân minh, thì trí ta nhìn vào với ý định tìm thấy sự liên hệ giữa chúng nó. Tìm thấy đặng sự liên hệ nầy là phần việc của Thượng Trí. Thượng Trí thấy cái tổng quát; trong cái tổng quát đó có những phần tử nầy. Khi thấy rồi, Thượng Trí mới xẹt ánh sáng xuống tâm thức phàm trần, sự phổ cập mới hòa tan mọi chi tiết trong cái duy nhứt. Người ta phát minh những định luật khoa học bằng cách đó, nghĩa là bằng cách dùng hạ trí gom lại những chi tiết, rồi nhờ Thượng Trí hòa tan chúng nó trong tổng quát. Chơn Thân càng tiến cao chừng nào thì nó càng làm chuyện ấy dễ dàng chừng nấy (nghĩa là nó càng dễ thấy sự liên quan giữa những sự kiện chừng nấy). Khoa Học chẳng phải là một sân trường duy nhứt hiến cho ta cơ hội thuận tiện để học cách phổ cập. Trong mọi phạm vi đời sống, ta có thể tìm gặp những cơ hội thuận tiện để điêu luyện quan năng Thượng Trí, ta hãy thừa lấy chúng nó một cách có trật tự để luyện mình. Những toán số cao học hiến cho ta nhiều sân trường rộng rãi và nhiều thứ khác nhau để luyện tập quan năng đó. Và có lẽ không có phương pháp nào dạy về sự suy nghĩ trừu tượng mau lẹ hơn là học trọn lớp toán số cao học trong sự huấn luyện Thượng Trí. Và đứng về phương diện của nhà học giả “Tự Luyện” thì Triết Học có lẽ là thuận lợi cho sự mở mang quan năng của Chơn Thân hơn

Phương pháp thứ nhì để mở mang Thượng Trí là quyết ý tự mình đào tạo tánh tình mình một cách có hệ thống nhằm mục đích hoàn thiện. Muốn vậy, trước nhứt, phải có bộ óc cho tốt đẹp. Kết quả về định luật vật lý học cho biết là, khi người ta suy nghĩ, thì chất xám của cái óc biến đổi và nó túa ra dài hơn; và nếu ta tiếp tục suy nghĩ nữa thì phẩm chất cái óc trở nên tốt hơn; như thế, ta tạo được cho ta một khí cụ suy

Một phần của tài liệu THUONG TRI NTHAI (Trang 29 -34 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×