0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (198 trang)

CHƯƠNG THỨ MƯỜI HAI NHŨNG TRẠNG THÁI TINH THẦN

Một phần của tài liệu THUONG TRI NTHAI (Trang 69 -73 )

NHŨNG TRẠNG THÁI TINH THẦN

Ông Patanjali có trình bày năm trạng thái tinh thần rất hữu ích cho người thiền định. Chúng nó không phải chỉ thuộc về cõi Thượng Giới (là cõi Trí) mà đều có ở mỗi cõi, nhưng dưới một hình thức thích nghi. Ấy là :

1.-Kshipta : là tâm thức vởn vơ, giống như của con bướm. Nó luôn luôn bay từ vật nầy đến vật kia. Nó tương hợp với sự hoạt động ở tại cõi trần.

2.-Mudha : là tâm thức hỗn độn của cái vía. Trong đó con người bị tình cảm kích động. Nó tương hợp với sự hoạt động tại cõi trung giới.

3. Vikshipta : là trạng thái lo lắng về một ý tưởng nào đó. Con người còn có thể bị một ý tưởng ám ảnh. Nó tương hợp với sự hoạt động tại cõi Hạ Thiên. Lúc ấy, con người tập mở tánh phân biện (viveka), nó thuộc về phương diện hiểu biết của tâm thức.

4.-Ekagrata : là mục tiêu duy nhứt. Trong trạng thái nầy, con người chỉ có một ý tưởng, chớ không còn bị ý tưởng ám ảnh nữa. Nó tương hợp với sự hoạt động tại cõi Thượng Thiên. Lúc bây giờ, con người phải tập tánh dứt bỏ (Vairagya) thuộc về phương diện hoạt động của tâm thức.

5.-Niruddha : là trạng thái tự chủ, nó vượt lên trên các ý niệm. Con người theo ý chí sáng suốt của mình. Trạng thái đó tương hợp với sự hoạt động tại cõi Bồ Đề. Lúc bấy giờ, con người phải tập mở tánh Shatsampatti, thuộc về trạng thái Ý Chí của tâm thức.

Khi con người đạt được sự tự chủ hoàn toàn và có khả năng điều khiển các sự hoạt động của trí não, thì lúc ấy, con người mới sẵn sàng bước qua giai đoạn cuối cùng là: Đại Định (Samadhi).

Đại Định có nghĩa là thu thập, là tập hợp các lực lượng tinh thần và xua đuổi mọi xao lãng. Nó có nghĩa là trầm tư, mặc tưởng. Ông Vyasa có nói: “Đạo pháp Yoga là cách thu hợp tinh thần lại. Đó là ý nghĩa nguyên thủy của “Đại Định”. Nhưng danh từ “Samadhi” thường được dùng để chỉ định trạng thái xuất thần, nó là cái kết quả dĩ nhiên của sự đại định toàn hảo.

Có hai thứ đại định :

1)- Samprajnata Samadhi: là đại định hữu tâm, là khi nào tâm thức hướng về những đồ vật bên ngoài.

2)- Asamprajnata Samadhi: là Đại định vô tâm thức, hay là tâm thức quay về nội tâm, để chuyển qua cái thể thanh hơn kế đó.

Về sau, chúng ta sẽ nói tiếp đoạn Đại Định nầy.

Bây giờ chúng ta hãy nhìn rõ tấm bảng dưới đây, nó tóm tắt những điều vừa nói trên.

NHỮNG TRẠNG THÁI TINH THẦN

Ngoài ra, người học Đạo cần hiểu rõ bốn trạng thái tinh-thần của Đạo pháp Yoga như sau:

1.- Jagrat : Là tâm thức lúc thức giấc.

2.- Svapna: Là tâm thức lúc chiêm bao linh động trong cái vía, nó có khả năng ghi chép những kinh nghiệm của nó vào óc xác thịt.

3.- Sushupti: Là tâm thức lúc ngủ mê, nghĩa là tâm thức linh động trong cái trí. Nó không có khả năng ghi chép những kinh nghiệm của nó vào óc xác thịt.

4.- Turiya: Là tâm thức lúc xuất thần, nó đi quá xa xác thịt, không đủ sức ghi nhớ điều chi vào óc xác thịt.

Đến đây, ta nên nhớ điều quan trọng nầy là: bốn trạng thái tinh thần đó cũng có ở mỗi cõi.

Bảng dưới đây nêu lên vài thí dụ của chúng nó, trong tâm thức hồng trần ( dans la conscience physique) :

BỐN TRẠNG THÁI TÂM THỨC.

Hơn nữa những danh từ nóí trên phải được dùng với ý nghĩa tương đối. Ấy vậy, đối với đa số người đời, Jagrat (hay là tâm thức lúc thức) là một phần của tâm thức chung, linh động trong óc và trong thần kinh hệ. Tâm thức đó, chính quả là tâm thức của cá tánh. Ta có thể tiêu biểu tâm thức chung nầy như là một bầu ánh sáng vĩ đại mà một đầu thì gắn vô óc. Cái đầu gắn vô óc đó là “tâm thức lúc thức giấc”

Nhưng khi tâm thức ấy được phát triển trên cõi Trung Giới và cái óc đủ sức đáp ứng với những làn rung động của tâm thức hồng trần, thì tâm thức cõi trung giới bắt đầu gia nhập vào tâm thức hồng trần. Bây giờ, chính tâm thức thể trí mới là tâm thức chiêm bao.

Cũng y như thế, khi tâm thức thể trí được mở mang, và óc hưởng ứng được với nó rồi, thì tâm thức hồng trần bao gồm thể Hạ trí. Và như vậy, cho đến khi tâm thức trên năm cõi đều được bao gồm trong tâm thức hồng trần.

Mở rộng tâm thức hồng trần nầy có nghĩa là làm phát triển những hột nguyên tử của cái óc, vài bộ phận của nó và những phương tiện thông đồng giữa các tế bào.

Muốn cho tâm thức cái vía có thể gia nhập với tâm thức hồng trần, thì hạch mũi phải được phát triển và vòng dây khu ốc thứ tư (4ème spirrille) của hột nguyên tử căn bản hồng trần [1] phải được hoàn toàn linh động.

Còn muốn cho tâm thức cái trí có thể gia nhập vào tâm thức hồng trần, thì hạch tùng quả tuyến phải được linh động và vòng dây khu ốc thứ năm (5ème spirille) của hột nguyên tử căn bản hồng trần phải được linh động.

Bao giờ sự mở mang hai hạch tùng quả tuyến và hạch mũi nói trên chưa được thực hiện, thì tâm thức cái vía và cái trí không đủ sức biểu lộ qua óc, chúng nó vẫn còn là những hiện tượng siêu tinh thần mà thôi.


[1] Xin xem quyển “Võ trụ và Con Người” nơi đoạn:”Những hột nguyên tử căn bản hồng trần”.

Lại nữa nếu một người kia không có xác thân, thì tâm thức lúc thức giấc (sa conscience de veille) của y (Jagrat) là tâm thức cái vía. Như vậy, ta có thể định nghĩa danh từ Jagrat một cách tổng quát như sau :

Jagrat là một thành phần của tâm thức chung. Nó đang linh động trong một cái thể bên ngoài (Cái thể bên ngoài đây là cái thể vía).

Ta có thể xem Đại Định theo phương diện ấy. Vậy Đại Định là trạng thái tâm thức, trong đó, xác thân trở thành vô tri, vô giác, còn tinh thần thì hoàn toàn thức tỉnh, nó trở về óc xác thịt với những ký ức của những kinh nghiệm siêu hình.

Nếu một người kia xuất thần và linh động tại cõi Thượng Giới, thì Đại Định của y thuộc về cõi Thượng giới.

Vậy, người thực hành Đại Định có thể xuất ra khỏi xác thịt, để cho thể nầy thành ra vô tri, vô giác và duy trì tâm thức ở cõi giới nào mà y đã đạt đến được.

Đại Định cũng là một danh từ tương đối. Cho nên đối với một vị Chơn tiên, Đại Định khởi đầu ở cõi Niết Bàn, và từ đó vượt lên hai cõi siêu việt nữa là: Đại Niết Bàn và Tối Đại Niết Bàn.

Đôi khi danh từ Đại Định cũng được dùng để chỉ định tình trạng cao hơn tình trạng của con người có đủ sức thức tỉnh. Bởi thế, đối với người còn bán khai, thì y chỉ thức tỉnh tại cõi phàm trần, còn cõi Trung giới là Đại Định của y.

Theo định nghĩa nầy, con người, khi trở về thể thấp của mình, thì không thu thập một sự hiểu biết mới lạ nào cả. Sự Đại Định của y không được khuyến khích trong các phái Huyền Môn cao cả.

Ngủ và Đại Định là hai việc không mấy khác nhau. Ngủ là một hiện tượng thông thường, không ý nghĩa đặc biệt. Còn Đại Định là kết quả của ý chí điêu luyện đã tác động. Nó tạo thành một quyền năng có giá trị vô lượng.

Những phương diện hồng trần như: thôi miên, thuốc men, sự nhìn chòng chọc vào một chấm đen trên nền trắng hay chăm chú nhìn chót mũi của mình, v.v… [1] là thuộc về Đạo pháp Xác Thân (Hatha Yoga) để đi đến xuất thần. Chúng nó không bao giờ được áp dụng bên Chánh Đạo.

Người bị truyền thần khác biệt với người Đạo pháp Yoga. Người có thần nhãn nhìn vào, biết liền: Người bị truyền thần hay bị thôi miên – (mặc dù những nguyên lý của y đều được hiện tồn) – có thể Thượng Trí bị tê liệt, thể Bồ Đề bị tách riêng ra khỏi Thượng Trí (do sự tê liệt đó) và thể vía hoàn toàn qui phục hạ trí và dục vọng.

Còn trái lại, nhà Đạo Pháp Yoga không có bốn nguyên lý thấp, chúng nó biến mất hoàn toàn, chỉ còn lại những làn rung động của Pranâ vừa đủ thấy được. Pranâ (là luồng sinh khí) nầy có màu sắc vàng và tím, có những làn vạch vàng, chạy từ đầu xuống chân.

[1] Những cách nhìn chấm đen hay mặt trời, v.v… đều đem đến kết quả nguy hại là: bị mờ mắt, bị cận thị, v.v… Có người bị cận thị trầm trọng vì đó. Bên Chánh Đạo không bao giờ dùng chúng nó.

Người bị truyền thần hay bị thôi miên, trong lúc hồn trở về xác thân, không nhớ mình đã làm chuyện gì, sau khi xuất thần.

Còn trái lại, nhà luyện Đạo pháp Yoga thì nhớ tất cả.

Một phần của tài liệu THUONG TRI NTHAI (Trang 69 -73 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×