CHƠN NHƠN TRONG PHÀM NHƠN

Một phần của tài liệu THUONG TRI NTHAI (Trang 192 - 198)

CHƯƠNG THỨ HAI MƯƠI SÁU CHƠN NHƠN VÀ PHÀM NHƠN

CHƠN NHƠN TRONG PHÀM NHƠN

Sự tác động của Chơn Nhơn trong tâm thức Phàm Nhơn có thể được nghiên cứu trên nhiều phương diện.

Trước hết do hệ thống của chính các cõi trên, mà những gì xấu xa hay ích kỷ không chạm đến Chơn Nhơn được. Chơn Nhơn thờ ơ lãnh đạm đối với chúng nó. Chỉ những tư tưởng và tình cảm bác ái mới lay chuyển đến Chon Nhơn mà thôi. Mọi tư tưởng và xúc động thấp hèn chỉ chạm đến những hột nguyên tử trường tồn, chớ không phải Chơn Nhơn. Như ta đã thấy, Chơn Thân ám chỉ tánh xấu không phải bằng màu sắc xấu, mà bằng sự trống không, Chơn Nhơn chỉ lo đến những tình cảm và những tư tưởng quảng đại mà thôi.

Đa số chúng ta, thình lình tự thấy mình được cảm dụ một cách phi thường và được cường nhiệt trong sự hy sinh và vui mừng! Lúc nầy là lúc mà Chơn Nhơn thành công ghi vào tâm thức Phàm Nhơn những đức tánh đó. Điều gì mà Chon Nhơn biết là vĩnh cửu, thì Phàm Nhơn không phải luôn luôn là lưu ý đến. Người nào có hoài bão làm đệ tử, nên xác tín – (bằng lý luận và bằng đức tin) – rằng: sự cường nhiệt ấy luôn luôn có thật, y cảm nó thực sự, dầu y chưa hiệp nhất hoàn toàn với Chơn Nhơn, và không cảm biết đặng trong tâm phàm của y. Vả lại, chắc chắn rằng: khi tinh thần đáp ứng lời kêu gọi của các cõi dưới – (như hồng trần, trung giới và hạ thiên) – thì nó không nghe được sắc ngữ của Chơn Nhơn rán truyền xuống Phàm Nhơn.

Đôi khi người ta nhầm lẫn một sự bồng bột tình cảm nào thuộc về cõi Trung giới với một sự hoài bão tinh thần thật sự: bởi điều gì xảy ra trong thể Bồ Đề, mà di chuyển xuống Phàm Nhơn đặng là có phản ảnh rồi trong thể vía. Một cái ví dụ gương mẫu của sự biến cố nầy xảy ra trong vài cuộc nhóm họp về tôn giáo. Những sự cường nhiệt về tình cảm đó, đôi khi hữu ích mà đôi khi cũng nguy hiểm và có khuynh hướng làm xáo trộn sự quân bình của cái trí.

Có hai định luật rất đơn giản được khuyên nhủ áp dụng để phân biện một trực giác thật sự và một sự xúc động suông:

1/- Nếu người ta cô lập tình cảm ra một bên - trong một thời gian nào đó - thì chắc chắn nó dịu xuống ngay, còn nếu đó là trực giác, thì không có chi làm cho nó suy giảm đặng.

2.- Trực giác thật sự luôn luôn liên quan đến một ý niệm quảng đại. Nếu nó có một chút ích kỷ, thì người ta sẽ quả quyết rằng: đó là một sự xung động của thể vía, chớ chẳng phải là một trực giác Bồ Đề.

Dường thể - (do một sự xác tín bên trong) – người ta biết rằng: điều đó là thật mà không thể đưa ra lý do, thì Chơn Nhơn mới cho ta thấy được ảnh hưởng của nó. Chơn Nhơn biết, và nó có nhiều lý lẽ để biết, nhưng đôi khi, nó không thể diễn tả được trong óc xác thịt. Vậy, khi một chơn lý mới, đến với ta, thì ta liền biết coi có thể được chấp nhận cùng không.

Đó chẳng phải là một sự dị đoan, mà chính là một sự chính xác bên trong. Thoạt nhìn, dường thể “lý luận” bị hy sinh cho “trực giác” . Nhưng ta chớ quên rằng “Bồ Đề” mà ta gọi là “Trực Giác” được người Ấn Độ cho là: “Lý luận thuần túy”. Chính nó là lý luận của Chơn Nhơn, thuộc về cõi cao hơn các hạ giới.

Thật ra, chính Thượng Trí (Manas) đưa ra lời khuyến dụ cùng sự Trực Giác Bồ Đề và sự phân biện giữa cái thật và cái giả. Còn ý chí thiêng liêng (Atmâ) lại điều khiển tâm thức bằng cách chỉ định con người phải làm theo điều gì mà mình biết là phải, dẫu khi cái trí đang tìm cho nó một lý lẽ để làm khác hơn.

Thiên tài được biểu lộ là do tâm thức quảng đại của Chơn Nhơn tác động nhất thời đến cái óc. Nó truyền đến óc sự minh mẫn và một cái thấy quảng đại, chúng nó là đặc tánh của thiên tài. Cái tâm thức rộng rãi đó chính là “Con Người Thật”. Có lắm chuyện xảy ra trước mắt ta, có nhiều biến cố đến với ta (chúng nó là những phát lộ của cái tâm thức nầy) - có những lời cảnh cáo vừa hé mở - (là những cái hứa hẹn cho tương lai) – từ cõi thật của chính ta đưa đến. Đó là Tiếng Nói của Tinh Thần Sống Động, nó không bị lệ thuộc bởi sự sanh và sự tử. Nó đã như thế đó và hẳn còn mãi mãi. Nó là Tiếng Nói của Trời bên trong, ở giữa lòng người. Đời sống hiến cho ta hai bài học :

1.- Văn hóa do người trần dạy ta.

2.- Và trực giác đang tác động nơi con người bên trong.

Dầu khi con người nẩy nở, trực giác hoằng khai, thì sự học hỏi ngoài đời hết còn cần nữa,. Hay nói cách khác, nghĩa là người nào dùng được những cơ quan bên trong, sẽ học hỏi – với chút kinh nghiệm – một cách mau lẹ phi thường hơn kẻ tục nhơn, trong những kinh nghiệm dài đăng đẳng. Sự hoạt động của trí khôn thiên phú làm cho người tiến hóa phân biện được mọi ý nghĩa của những chuyện nhỏ nhặt, còn kẻ tục nhơn thì chỉ có biết tọc mạch: Y ưa điều mới lạ bởi vì y không thể suy nghĩ, y dùng hết lẹ cái ý nghĩa thật sự của những câu chuyện tầm phào. Đó là tính người đòi hỏi một sự

phi thường trong khi thi hành theo tôn giáo, y không chịu mở mắt trước vô số sự phi thường, bao tứ phía xung quanh y.

Sự kêu gọi của tâm thức là do từ cõi trên xuống, nó ám chỉ: Chơn Nhơn biết việc đó. Mà nơi đây, ta nên để ý là Chơn Nhơn chưa đủ tiến hóa trọn vẹn. Sự hiểu biết của nó còn thiển bạc, cũng có thể không đúng nữa. Vậy nó chỉ lý luận theo điều nó biết.

Vì lẽ đó, đôi khi con người bị tâm thức mình hướng đi lạc bước: bởi vì Chơn Nhơn còn trẻ, chưa có sự hiểu biết uyên thâm, nên đôi khi nó cưỡng chế Phàm Nhơn phải theo ý chí nó. Nhưng, thường thường, Chơn Nhơn chưa tiến hóa không có quyền năng gì bắt buộc được các hạ thể phải theo nó. Và đó là điều hay.

Tuy nhiên, có Chơn Nhơn chưa tiến hóa, thiếu khoan dung và hiểu biết uyên thâm, lại có ý chí hơi mạnh, nó có thể bắt óc xác thịt làm vài chuyện khả dĩ bộc lộ sự trẻ con và sự kỳ quái của nó.

Nhơn đó, khi tâm thức dường như bảo sử một điều gì trái với luật hiếu thảo, trái với chơn lý hay công bình – (cũng như trường hợp lạm quyền của Tôn Giáo Pháp Đình thời Trung Cổ) – thì người ta phải tự hỏi một cách trang nghiêm rằng: “có phải Luật Trời là một luật cao hơn sự ứng dụng của nó chăng? Xem dường nó xung đột với Luật Trời”. Trí khôn luôn luôn phải tác động cách nào để hóa thành một dụng cụ cho Chơn Nhơn, chớ không làm một trở ngại trên đường tiến hóa của nó.

Trong quyển “Thể Trí” của Ông Arthur E. Powell, có một thí dụ ngộ nghĩnh về Chơn Nhơn biểu lộ trong Phàm Nhơn. Có một diễn giả kia – trong lúc diễn thuyết – nói lên một câu, y liền thấy trước mắt y, trong không khí, biểu lộ ra một câu thứ nhì, dưới ba hình thức khác nhau. Y bèn tự ý chọn lựa hình thức nào hợp nhất. Chắc chắn đó là có Chơn Nhơn xen vào. Nhưng dường như khó cho ta hiểu được cách “xen vào” của nó, hơn là cách tự ý chọn lựa câu trả lời rồi gắn nó vào tâm thức Phàm ngã.

Điều gì mà nhà thần bí gọi là “Tiếng Nói Vô Thinh” khác với mỗi người, và nó đến trong nhiều giai đoạn. Tiếng Nói ấy là một phần của người tiến hóa chớ không phải tiếng vượt lên đến tâm thức rồi biến đổi tùy theo sự tiến triển của nó. Đối với những ai tác động đồng nhịp với Phàm Nhơn, thì “Tiếng Nói Vô Thinh” là Tiếng Nói của Chơn Nhơn. Nhưng khi Phàm Nhơn đã được chủ trị hoàn toàn và hiệp nhất với Chơn Nhơn để làm một công việc chung, thì “Tiếng Nói Vô Thinh” ấy là của Atmâ tại Niết Bàn. Khi ta lướt qua bực đó, thì còn một “Tiếng Nói Vô Thinh” nữa, ấy là Tiếng Nói của Chơn Thần.

Khi con người đã hiệp nhất Chơn Nhơn với Chơn Thần rồi thì “Tiếng Nói Vô Thinh” sẽ đến cho y từ cõi cao hơn nữa. Đó là Tiếng Nói của một trong những vị Toàn Quyền thiêng liêng, ấy là Đức Hành Tinh Thượng Đế. Có một ngày kia “Tiếng Nói Vô Thinh” đối với y sẽ là Tiếng Nói của chính Đức Thái Dương Thượng Đế. Ấy vậy, dù “Tiếng Nói Vô Thinh” đến với ta, từ cấp bậc nào đi nữa, tinh ba của nó cũng luôn luôn là thiêng liêng.

Chơn Nhơn tác động trong xác thân nhờ hai bộ thần kinh: 1/- Bộ giao cảm thần kinh (le grand sympathique) và 2/- Bộ trí não thần kinh (le cérébro spinal). Nhứt là bộ giao cảm thần kinh thông đồng với thể vía. Bộ trí não thần kinh thông đồng với hạ trí. Hạ trí lần lần bị ảnh hưởng của Chơn Nhơn chế phục, khi quan năng trí não được tăng cường.

Dầu theo sự tiến triển của bộ trí não thần kinh, Chơn Nhơn chuyển di đến bộ giao cảm thần kinh một phần tâm thức của nó, càng bữa càng nhiều. Cái tâm thức nầy đã

được hẳn định, và Chơn Nhơn không cần để ý đến nó: vì nó tác động một cách bình thường tự nhiên. Vả lại, Chơn Nhơn trực tiếp kiểm soát đôi phần của bộ giao cảm thần kinh bằng phương pháp Hatha Yoga (là Yoga tư thế), nhưng phương pháp Hatha Yoga, thật ra, không phải là giúp cho phát triển mà quả là một sự thối tiến hóa (mais bien un recul dans l’évolution).

Đọc giả nhớ rằng: Chơn Nhơn luôn luôn có hoài bão tiến lên cao, giải thoát các cõi thấp và tìm cách vứt bỏ những gánh nặng làm chướng ngại bước thăng thiên của nó. Tỷ như nó không chịu bận rộn vì phải lo săn sóc những cơ quan sinh hoạt của xác thân, nó chỉ lưu ý đến bộ máy con người là khi nào nó hoạt động sái. Như ta đã nói: mọi tai biến đều có thể sửa chữa, nhưng thường không đáng mấy. Trái lại, hễ cơ năng càng trở thành tự động, thì càng tốt: bởi vì hễ ta càng ít dùng đến tâm thức linh động để lo những tai biến, xảy đến không ngừng, thì ta càng sẽ có dư ngày giờ để làm bổn phận của ta. Cái bổn phận nầy đòi hỏi sự săn sóc của ta, nó có một tầm quan trọng vô cùng cao cả, ít ra, trước mắt Chon Nhơn.

Một người kia, đôi khi, bị một ý niệm cố định nào dày vò, rồi kết cuộc y bị cuồng loạn hay y có được một sự hy sinh bất chuyển và một sự nhiệt thành của một thánh nhơn hay của nhà tuẩn đạo. Hai trường hợp đó có những căn nguyên tâm lý khác nhau, mà ta sẽ học tới.

Một ý niệm cố định (idée fixe) đưa đến sự cuồng loạn là một ý niệm mà Chơn Nhơn đưa xuống bộ giao cảm thần kinh, và nó trở thành một phần của “tiềm thức”. Có lẽ, nó là một khí chất tạm thời mà Chơn Nhơn đã vứt bỏ, hay nó là một sự kiện đã bị lãng quên, nay nó trở lại ký ức, mà không có cảnh ngộ nào đưa đến, còn một giả thuyết nữa, là sự cuồng loạn đó do sự hỗ tương của hai ý niệm bất đồng hay là do một cái gì khác nữa.

Đa số ý niệm đồng tính với ý niệm trên, vượt ra khỏi tầm kiểm soát của Chơn Nhơn trong dĩ vãng, chúng nó chưa ra ngoài hệ thống của tâm thức, vậy chúng nó còn ở lại đó, nhưng bị Chơn Nhơn bỏ rơi. Khi một phần tâm thức có thể đáp ứng với chúng nó, thì chúng nó nhô lên từ “chơn trời” hay từ “trước ngõ” của tâm thức.

Khi một trong những ý niệm nầy hiện lên như thế ấy, không căn nguyên, không lý do, với tất cả sự nồng nhiệt và sức mạnh của dĩ vãng, thì nó làm xáo trộn cái hệ thống mảnh mai mà Chơn Nhơn giao phó cho nó, để làm những chuyện lớn lao. Bởi vì những ý niệm nầy có nhiều sức mạnh tại cõi hồng trần hơn là những tư tưởng tầm thường: ấy bởi những làn rung động của chúng nó chậm chạp hơn và nặng nề hơn, nên chúng nó hiệu lực trong chất khí hồng trần hơn. Một sự xúc động mãnh liệt kích thích thể xác nhiều hơn là lý luận tinh vi của nhà triết lý gia.

Vậy ta nói rằng: ý niệm cố định của một người điên, thường là một ý niệm để dấu vết ở bộ giao cảm thần kinh và nó chỉ định tâm thức trong lúc xáo trộn hay trong lúc bộ trí não thần kinh bị yếu đuối. Những ý niệm cố định đó thuộc về các khu vực thấp. Chúng nó khác với ý niệm cố định của kẻ thánh nhơn hay của người tuẩn đạo. Ý niệm cố định sau nầy thuộc về Chơn Nhơn đang rán sức biểu lộ, trong óc xác thịt, những sự xúc động cuồng nhiệt cùng những sự hiểu biết uyên thâm của mình. Chơn Nhơn, trên cõi cao hơn cõi trần chật hẹp, thấy xa hơn, nó muốn đem ý chí và sự hoài bão cao thượng của nó mà cưỡng chế cõi trần. Nhơn đó, với cái quyền năng cưỡng chế nầy, nó không chịu nghe lý luận: bởi vì chính cái óc xác thân cũng không lý luận được những hình thức hiểu biết nầy, cùng sự thấy thấu triệt và trực giác. Nhưng với sức (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mạnh của Chơn Nhơn, nó xuống nhập vào một cái xác đang chuẩn bị để rước nó. Nơi đây nó xác định như là một quyền năng cưỡng chế, một kẻ hướng đạo cho người đời đang làm một hành vi của người anh hùng, của kẻ thánh nhơn hay của người tuẩn đạo. Những ý niệm đó rất khác với các ý niệm trước, chúng nó từ các cõi cao đến. Gốc của nó là tâm thức siêu hình chớ không phải là tiềm thức. Hãy nói ngay rằng “Tâm lý bất ổn là kéo theo thiên tài”. Thiên tài là đồng nghĩa với điên cuồng, như người ta thường nói. Ông Lombroso cùng mấy người khác nữa đều tuyên bố rằng: một số kẻ thánh nhơn là những người đã bị bịnh thần kinh. Hễ cơ giới càng mảnh mai thì nó càng dễ bị chế ngự. Vậy đôi khi sự bất ổn định của nhà thiên tài hay của bực thánh nhơn là điều kiện cần kíp cho sự cảm hứng của họ. Cái óc bình thường, chưa đủ phát triển, chưa đủ mảnh mai để đáp ứng với những làn rung động của tâm thức cao.

Vậy, những cái xung động, mà ta gọi là “Linh cảm của thiên tài” là do tâm thức siêu việt của chính Chơn Ngã. Mấy cái xung động nầy chẳng những gây ra sự bất ổn cho trí óc, mà đôi khi còn kéo theo sự bất thường trong nết hạnh nữa. Tìm lý do của sự kiện là điều quan trọng và thích thú. Khi một mãnh lực, từ cõi cao xuống cõi thấp, thì nó bị biến chất trong chính hạ thể đó. Sự biến chất nầy tùy thuộc ở bản tính của hạ thể: bởi vì một phần thần lực đó biến ra sức lực, và sức lực nầy phù hợp nhất với hạ thể.

Vậy ta hãy lấy một thí dụ: nếu một cơ thể kia có những khuynh hướng dâm dục, cái triều lưu của thần lực thiên tài tăng gia mãnh liệt cái triều lưu của sinh lý, nhờ phần thần lực đã chuyển qua cho sự sinh hoạt của cơ thể. Nơi đây, ta nên lưu ý đến một thí dụ về sự vận chuyển cái nguyên lý đó: thuở xưa, triều lưu tinh thần của Giống Dân thứ ba chảy trong các con kinh trong con người có thú tánh, nó tăng gia những quan năng thú tánh của họ cho đến nỗi phải đưa những Đứa Con Tinh Thần xuống cứu giúp, bằng không nhân loại sẽ chìm trong những cái quá độ tệ hại nhất. Chính cái mãnh lực của tinh thần đó chỉ làm đổ vỡ trọn vẹn nền văn minh của một giống dân. Nên rút bài học

Một phần của tài liệu THUONG TRI NTHAI (Trang 192 - 198)