CHƯƠNG THỨ MƯỜI CHÍN SAU KHI CHẾT

Một phần của tài liệu THUONG TRI NTHAI (Trang 141 - 144)

SAU KHI CHẾT

Cõi Trời thứ Năm hay là Cảnh thứ Năm của cõi THƯỢNG GIỚI .

Ta đã học đời sống bên kia cửa tử tại cõi Trung Giới và Cõi Hạ Thiên. Nay ta học đời sống bên kia cửa tử tại cõi Thượng Thiên. Ta đã biết rằng cõi Thượng Giới chia làm 2 cõi :

1/- Cõi Hạ Thiên và 2/- Cõi Thượng Thiên .

Cõi Hạ Thiên có bốn cảnh. Cõi Thượng Thiên có ba cảnh. Nay ta bắt đầu học cảnh thứ năm của cõi Thượng Giới nghĩa là cảnh thứ ba của cõi Thượng Thiên. Ta sẽ tìm biết đời sống của vong linh sinh hoạt trong Thượng trí tại cõi Thượng Thiên. Sự khác biệt rất rõ rệt giữa hai cõi Thượng Thiên và Hạ Thiên.

Cõi Thượng Thiên là cõi Trừu Tượng

Hai cõi rất khác biệt cho đến đỗi linh hồn phải tự bao bọc mình bằng hai thể đặc biệt khác nhau mới sinh hoạt ở hai nơi đặng.

Ta đã học trong quyển “Minh Triết Cổ Thời” về mục đích của cõi Hạ Thiên (là Dévakhan hay Thiên Đàng ) và sự lợi ích của nó. Nay ta không trở lại nữa. Trong đó, ta cũng đã giải nghĩa tại sao cõi Thiên Đàng rất cần kíp cho đa số người. Chỉ những người tiến hóa đặc biệt mới tự bỏ cõi Thiên Đàng để đi đầu thai liên tiếp, khỏi mất thời giờ hưởng thụ sự khoái lạc của non Bồng, nước Nhược .

Trên cõi Hạ Thiên, vật thể chiếm phần quan trọng hơn: chính vật thể làm cho lưu ý nhất, tâm thức khó lòng biểu lộ xuyên qua hình thể được. Nhưng trên cõi tinh thần (Thượng Thiên) sự sống lại dồi dào và chiếm ưu điểm, hình thể chỉ biểu lộ khi cần.

Các cõi dưới gặp phải điều khó khăn là chúng nó làm cho tinh thần biểu lộ xuyên qua hình thể .

Trái lại, cõi tinh thần cũng gặp phải diều khó khăn là nó phải giữ đừng tạo một hình thể cho sự sống đang tưng bừng. Chỉ trên đường giới tuyến ngăn cách Hạ Thiên và Thượng Thiên, mà tâm thức mới hết phiêu dạt theo chìu hướng của Hạ Trí và của dục vọng, và chính nơi đây, nó mới tự nhiên chiếu diệu. Trên cõi tinh thần nầy, cái biểu tượng “Ngọn Lửa Thiêng” áp dụng rất đúng cho linh hồn. Còn trái lại, tại các cõi dưới, người ta dùng biểu tượng “một vật đang cháy” để ám chỉ tâm thức, như thế, đúng hơn. Trên cõi Tinh Thần (vô sắc tướng) vật chất bị bỏ lơ cho sự sống mặc tình uốn nắn từng chập, từng hồi. Một vong linh thay đổi hình dạng theo mỗi tư tưởng của y. Hình thể là khí cụ cho sự sống, chớ không phải là cái biểu lộ của chính sự sống. Hình thể biến đổi liền liền theo sự sống. Điều nầy chẳng những đúng với cõi Thượng Thiên mà còn đúng với cõi Bồ Đề và Niết Bàn nữa.

Dù đời sống tại cõi Thiên Đàng minh quang rực rỡ, nó cũng tới ngày chấm dứt. Cái thể Trí (Hạ Trí) tới phiên nó phải tan rã, cũng như các Hạ thể khác (vía, phách) phải tan rã vậy. Bấy giờ đời sống con người khởi sự trong Thượng Trí (hay Chơn Thân). Trong khi sanh hoạt tại cõi Thiên Đàng, bản ngã vẫn còn tồn tại, và chỉ khi nào tâm thức hoàn toàn rút về Chơn Thân, thì bản ngã mới nhập về Chơn Nhơn. Con người - từ khi đầu thai xuống trần, bây giờ - lần thứ nhất – mới biết mình là Chơn Nhơn (Ego) thật sự, là Chơn Nhơn vĩnh cửu.

Trong Chơn Thân, linh hồn ở tại “nhà thật” của nó, và xung quanh nó, mọi vách tường đều đổ vỡ [1].

Đa số người đời chỉ biết mù mờ về sự cao cả vinh diệu nầy, họ lơ là, lãnh đạm và mơ mộng, họ như người ngủ mê vừa chợt tỉnh, nên còn mơ mơ màng màng. Nhưng dù họ thấy cách nào đi nữa, những cái thấy của họ cũng đều đúng cả. Đó là điều đặc biệt.

Đối với người thường nhơn, đời sống tinh thần bị bỏ lơ, không ai lưu ý, vì trong trường hợp đó, Chơn Nhơn chưa tiến hóa cho tới mức luôn luôn tỉnh thức trong Chơn Thân để dạy dỗ phàm nhơn.

[1] Vách đây là tượng trưng cho ảo ảnh.

Những linh hồn chậm trễ (bán khai) không bao giờ lên cõi Thượng Thiên với một tâm thức linh hoạt. Những linh hồn khá tiến hóa, thì cảm biết được một vài cảnh thấp của cõi Thượng Thiên.

Những linh hồn tiến hóa về tinh thần, thì họ hoàn toàn phỉ chí trong vinh quang.

Tuy nhiên, dù tâm thức có mở mang nhiều hay ít, mọi người đều phải lên cõi Thượng Thiên để được đầu thai. Dầu theo sự tiến hóa, linh hồn từ từ biết đặng sự thực của cõi ấy. Chẳng những linh hồn tri thức được mình một cách thực sự hơn, mà thời gian của y trên đây cũng được kéo dài thêm: bởi vì tâm thức y từ từ thăng lên cao một cách chắc chắn.

Người kém tiến hóa có thể vô tri giác trên cõi Thượng Thiên trong hai, ba ngày đầu. Còn đối với người tiến hóa về tinh thần, thì họ hưởng nhiều năm sự vinh quang kỳ diệu của đời sống Chơn Ngã.

Đời sống trên Thượng Giới lâu hay mau là tùy thuộc ba yếu tố chánh đại nầy: 1/- Chơn Nhơn thuộc về loại nào?

2/- Cách chuyển kiếp thú làm người của Chơn Nhơn. 3/- Kiếp sanh tiền dưới thế gian dài hay ngắn?

Những điều nầy đã giải trong quyển “Võ Trụ và Con Người” do tác giả Nguyễn văn Huấn và Nguyễn Thị Hai. Nơi đây chúng ta không cần nhắc đến.

Dẫu rằng: chúng ta đã biết được những nhược điểm của mỗi kiếp luân hồi tại cõi trần, để hiểu tỷ lệ trong “kết chung” chúng ta còn phải đi sâu vào sự sống ở các cõi cao hơn nữa. Đó là một điểm cần phải nhắc đi nhắc lại: bởi vì đa số người đời, còn bị giác quan kiềm chế quá nhiều, cho đến đỗi họ chỉ thấy cõi vật chất nầy là điều thật sự duy nhất mà thôi, còn những gì gần kề với sự thật (tỷ như linh hồn) thì họ xem như xa vời, khó hiểu và ảo mộng!

Biết rằng cõi Trung giới là cõi mà ta cho là cõi mộng, là ảo ảnh. Nhưng nó là một bước đi đến sự thật. Cái thấy rõ rệt và am hiểu của người trần thế đâu bằng cái thấy của người tại cõi Trung giới, nó còn rõ rệt hơn và đáng tin cậy hơn. Đó là sự so sánh giác quan xác thịt với giác quan cái vía. Bởi thế nên thời gian sống trên các cõi cao phải dài hơn là thời gian sống tại cõi trần. Và nếu người ta biết lợi dụng một cách đúng đắn, thì mỗi phút sống tại cõi trần sẽ đem đến một kết quả hết sức tốt đẹp.

Trên đường tiến hóa của nhơn loại, có một nguyên lý căn bản tinh thần cho con người sau khi bỏ xác. Nguyên lý ấy như thế nầy:

“Hễ sự sống trên các bực thấp của cõi Trung Giới và Thượng Giới bị rút ngắn thì sự sống tinh thần lại được kéo dài và trở nên cao qui hơn”.

Sau cùng, đến một khi kia, tâm thức Phàm ngã và Chơn Ngã hợp nhất, nghĩa là Chơn Ngã và Phàm Ngã kết hợp với nhau làm một, không chia lìa với nhau được nữa. Lúc bấy giờ con người không thể núp kín được dưới đám mây tư tưởng của y, và y không thể lấy cái nhỏ mà cho là “tất cả” được. Y biết đặng những quyền năng của đời sống hiến dâng. Và đây là lần thứ nhất, y khởi sống một đời sống thực sự. Nhưng giờ phút mà y doạt tới tột đỉnh như thế, thì y đã hiến mình cho Đạo rồi và y hoàn toàn tự đảm nhiệm lấy sự tiến hóa mai hậu của mình.

Chỉ khi nào tâm thức hoàn toàn rút khỏi ba hạ thể (xác, vía, trí) rồi và gom vào Chơn Ngã, thì chừng đó nó mới biết đặng kết quả của kiếp luân hồi vừa qua. Bấy giờ người ta mới phát giác ra những đức tánh nào đã đoạt được trong vòng một kiếp. Và

cũng trong lúc đó, người ta thoáng nhìn qua được trọn vẹn kiếp sống của mình. Trong một lúc Chơn nhơn – ( với sự thấy rõ rệt của tâm thức ) – thoáng biết đặng kết quả của kiếp sống dưới thế gian vừa qua và một phần kiếp sẽ tới, lúc y phải đầu thai lại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cái thoáng nhìn của Chơn Nhơn đây không cho y biết được kiếp lai sinh của y như thế nào, mà y chỉ biết một cách mơ hồ và tổng quát nhất. Y có thể thấy được mục đích chánh đại của kiếp lai sanh, và những bước tiến của y ở tương lai mà người ta mong chờ cho y đạt được. Nhưng cái thấy của Chơn Nhơn lúc bấy giờ có mục đích tối cần là: dạy dỗ y, chỉ cho y thấy những hậu quả việc làm đã qua của y trong kiếp sống vừa rồi. Đó là cơ hội để cho y luyện mình về sau.

Trước hết, Chơn Ngã ít biết lợi dụng cơ hội tốt đó: vì y chưa tính trọn, nên không thâu thập được tất cả những gì xảy đến co y, với những hỗ tương vô cùng phức tạp. Nhưng lần lần y xét đoán khá hơn và sau cùng y có được ký ức của sự thấy thoáng qua những kiếp trước, rồi y so sánh chúng nó, và tự trù liệu những bước tiến ở tương lai. Lại nữa, y hy sanh một phần thì giờ để sắp xếp lại sự sống đến với y. Tâm thức y tiếp tục nẩy nở và y sống một cách đúng đắn tại các cảnh cao của cõi Thượng Giới, khi y có thể đến đó được.

---***---

Một phần của tài liệu THUONG TRI NTHAI (Trang 141 - 144)