0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (198 trang)

CHƯƠNG THỨ HAI MƯƠI HAI TRISHNA HAY LÀ Ý MUỐN ĐẦU THA

Một phần của tài liệu THUONG TRI NTHAI (Trang 150 -153 )

TRISHNA HAY LÀ Ý MUỐN ĐẦU THAI

Nguyên nhân sự đầu thai *****

Ta đã học qua bản tánh cùng nhiệm vụ sinh trưởng và mở mang của Chơn Thân ta (corps causal), đó là ta đã học về phần sắc tướng của Chơn Nhơn. Bây giờ, ta phải hiểu rõ hơn về chính Chơn Nhơn, nghĩa là một phần tử tri thức và tác động .

Chính nơi chương nầy, ta sẽ học Chơn Nhơn trong sự liên lạc của nó với những Phàm nhơn: tóm lại, ta sẽ học về phần tinh thần của sự luân hồi.

Bài học của ta sẽ chia làm ai phần :

1)- Phần thứ nhất, ta sẽ học về Trishna (là sự khao khát xui giục Chơn Nhơn đi đầu thai) .

2)- Phần thư hai, ta sẽ học về sắc tướng của sự Luân Hồi, nghĩa là cách Luân Hồi.

Về sau, ta sẽ quan sát đến những trạng thái của Chơn Nhơn đối với Phàm nhơn của nó. Đoạn ta sẽ học về Chơn Nhơn trên cõi của chính nó. Rốt lại ta sẽ học, tùy theo phương tiện của ta, về sự liên lạc giữa Chơn Nhơn và Chơn Thần (la Monade) .

Cái nguyên nhân chánh đáng và cái nguyên thủy của sự đầu thai là Ý Chí của Càn Khôn (Voilonté Cosmique). Chính nó ảnh hưởng Chơn Nhơn, khiến cho Chơn Nhơn nảy sanh ý muốn tự biểu lộ (tức là tự đầu thai). Tuân theo ý chí nầy, Chơn Nhơn mới xuống các cõi dưới. Cái ý muốn tự biểu lộ đó lấy tên là “Trishna” nói theo Phạn ngữ (sanscrit). Còn nói theo Phạn ngữ (Pali) thì ý muốn đó là “Tanhâ”. Chính nó là cái “khát vọng” mù quáng để tự biểu lộ, là cái ý muốn tìm một khu vực nào đó để cho Chơn Nhơn có thể tự biểu lộ và có thể thu nhận những cảm giác và những sự đụng chạm từ bên ngoài đưa đến, chúng nó là những nguyên nhân duy nhất làm cho Chơn Nhơn sống một cách ý thức và tự cảm biết mình sống.

Danh từ “muốn sống” đây không phải hiểu theo ý nghĩa tầm thường, mà phải hiểu “nó” là một sự biểu lộ hoàn toàn, một ý muốn có một tâm thức trọn vẹn, có khả năng rung động trong tất cả khu vực của mọi cảnh. Điều nầy khiến cho Chơn Nhơn cảm thấy mình có thiện cảm hoàn toàn với vạn vật.

Như ta đã thấy ở sau, Chơn Nhơn không có một tâm thức đầy đủ ở chính cõi của nó, và như vậy, nó có một cái cảm tưởng vô cùng vui vẻ, một sự khát vọng để được thực hiện cái gì quảng đại hơn trong đời sống. Chính sự khát vọng nầy của Chơn Nhơn là nguyên nhân sự đòi hỏi, tại trần gian, một đời sống trọn vẹn hơn.

Không có một sự áp lực nào bên ngoài thúc dục con người phải luân hồi, điều gì đến với con người là do con người muốn. Nếu con người không muốn trở lại trần, thì sẽ không trở lại. Nhưng bao giờ trong lòng y còn ước vọng một điều gì ở đời (mà đời có thể hiến cho y), thì y muốn đầu thai trở lại trần. Vậy, Chơn nhơn không bị thúc dục đầu thai xuống cõi trần phiền não nầy, mà nó bị sự khát sống của nó, lôi kéo nó xuống thế gian .

Ta hãy tìm một sự so sánh trong xác thân. Khi người ta đã ăn uống và đã đồng hóa xong rồi, thì lại đòi ăn nữa vì xác thân đòi, nó cần có vật thực mới lạ. Không ai bắt

con người ăn: con người tự tìm kiếm vật thực mà ăn lấy vì đói. Cũng y như thế, con người hết sức muốn luân hồi khi y còn bất toàn, khi y chưa đồng hóa với tất cả cái gì do đời hiến cho y. Khi y chưa tận hưởng đặng cuộc đời và vẫn còn muốn một điều gì ở thế gian.

Phải hiểu Trishnâ như là một trong nhiều con đường, do đó mà định luật thay đổi của vũ trụ tự biểu lộ. Trong triết lý huyền môn, người ta nhìn nhận cái định luật thay đổi nầy là sự phát lộ và sự tiêu tan của vũ trụ, là ngày và đêm của Bramâ, là hơi thở ra và hơi thở vào của Đại Khí.

Vì lẽ đó, người Ấn Độ tự cho Thần Dục Vọng như là sự xung động để đi đến sự biểu lộ. Trong kinh Rig Veda (X, 129) có nói Kama là nhơn cách hóa của sự xung động ấy, nó dìu dắt và thúc dục sự sanh hóa. Chính cái cử động đầu tiên thúc dục Đức Duy Nhất, sanh hóa, sau khi Ngài biểu lộ cái nguyên lý thuần trừu tượng. Kama là dục vọng, nó vốn là sự cần thiêt của một đời sống tình cảm, một đời sống cảm giác, linh mẫn, một đời sống xáo trộn và đam mê.

Khi trí tuệ gần gũi với sự khao khát dục vọng nầy, thì sự cẩn thận trước nhất của nó là tăng cường nhiệt độ. Quyển Doctrine Secrète ( III, 202 ) có nói rằng: “Nó dùng cái tinh ba của chính nó để tăng cường Kâma”. Vậy Kâma, đối với con người cũng như đối với càn khôn, là cái nguyên nhân đầu tiên của Luân hồi. Và bởi sự khát vọng đó tự đổi ra dục vọng, và dục vọng trói buộc Nhà Tư Tưởng xuống cõi trần. Nó liên tục dắt y trở lại bằng nhiều lần sanh tử. Những Kinh Thánh Ấn Độ Giáo và Phật Giáo đều trưng đầy bằng cớ về cái chơn lý nầy.

Bao giờ sự thực hiện Trời chưa đạt được, thì luôn luôn vẫn còn Trishnâ! Khi một người kia đã đồng hóa với tất cả cái gì mà y thu hoạch được và đã biến nó ra thành phần của y, thì lúc bấy giờ Trishnâ hiện lên và xui y tìm những cảm giác mới lạ khác. Trước nhất, Trishnâ dùng để ám chỉ sự khao khát những cảm giác bên ngoài. Tuy nhiên, còn có một sự khao khát nữa, một sự khao khát mãnh liệt diễn tả trong câu: “Linh hồn tôi khao khát Trời. Phải, nó khao khát một ông Trời linh động”. Đó là sự khao khát của một phần tử tìm đơn vị. Ta hãy tưởng tượng một phần tử tách rời đơn vị - (mà nó không bao giờ chia ly trọn vẹn được, luôn luôn có một sức co rút đưa nó trở về đơn vị). Tinh thần là thiêng liêng. Không bao giờ nó được thõa mãn vĩnh cửu khi nó ở xa Trời: chính sự bất mãn đó, chính cái dục vọng tìm tòi đó là nguyên nhân của Trishnâ, là nguyên thủy rút con người ra khỏi cảnh Thiên Đàng (Devakhan) và ra khỏi hoàn cảnh nào cho tới khi mục đich của con người được đoạt mới thôi.

Một người kia có khả năng đoạt được một sự Giải Thoát thấp (nghĩa là một sự giải thoát đầu thai tạm thời). Tỷ như bên Ấn Độ, có vài nhà Đạo sĩ Yogis, họ là những vị trong các người ít tiến hóa ở Ấn Độ, họ dùng ý chí bóp nghẹt mọi ham muốn về cõi đời đặc biệt của họ. Họ tự nói rằng: cõi đời là ảo mộng, và người ta chịu đau khổ để sống nó, là không ích lợi gì, nhứt là khi họ bị khổ sở hay bị thất vọng. Bấy giờ, họ tự cưỡng chế dưới hình thức dứt bỏ (Vairâgya) mà người ta gọi theo danh từ chuyên môn là “Đàn Lửa Vairâgya”. Sự dứt bỏ nầy đưa cho họ đến một sự Giải Thoát Từ Phần chớ chẳng phải một sự Giải Thoát Trọn Vẹn .

Theo Kinh Upanishads, thì con người sanh xuống thế gian nhằm nơi nào mà dục vọng y đưa đến. Vậy, nếu y bóp nghẹt dục vọng trong lòng y, y không muốn cái gì có ở thế gian thì y quay mặt chẳng nhìn. Y sẽ vào chốn (Laka) bất thường, và trong đó y sẽ ở một thời gian rất lâu. Những chốn đó có rất nhiều, thường thường, chúng nó liên

hệ đến sự cúng quải Thánh thần một cách dị kỳ, họ mài miệt trong những cuộc tham thiền đặc biệt. Một người kia có thể đến đó và sống một thời gian vô cùng. Đối với những ai chuyên tâm tham thiền, thì dục vọng luôn luôn đưa đến để tái tham thiền. Nhơn đó họ ở trong cõi hạ trí, nơi mà dục vọng đưa họ đến.

Mặc dầu những người nầy tránh khỏi những mối ưu khổ của cuộc đời, nhưng về sau hoặc họ trở lại cõi trần nầy (nếu nó còn tồn tại) hoặc trong cõi đời giống như thế để tiếp tục bước đường tiến hóa mà trước kia họ đã bỏ dở. Vậy những mối ưu phiền kia chỉ để lại khi khác. Dường thể áp dụng phương cách đó không ích lợi gì.

Chính vì con người có thể “tiêu diệt” được dục vọng, nên các nhà Giáo chủ Huyền Môn xưng tụng sự biến thể của nó. Cái gì đã chết sẽ tái sanh, cái gì đã bị thay đổi sẽ bị biến thể mãi mãi. Một người kia, tiến hóa rất thấp, bóp ép dục vọng, làm tiêu diệt, một lần, mọi khả năng tiến hóa cao: vì y không còn có cái gì nữa để biến đổi. Trong đời sống hiện giờ của y, dục vọng đã mất, nhơn đó, y tạm thời không còn có đời sống cao thượng của sự xúc động và của trí tuệ nữa.

Sự dứt bỏ sái quấy (le faux vairâgya) là một cự lực trước những chuyện thấp hèn, chúng nó sanh ra bởi sự ưu phiền hay thất vọng. Sự lãnh đạm thật sự trước những chuyện thấp hèn, do ý muốn có một đời sống cao thượng, thì lại khác.

Trong quyển “Tiếng Nói Vô Thinh” có nói rằng: “Linh hồn cần có “những điểm” thu hút lên cõi cao. Khi con người bóp nghẹt sự ham muốn, thì y chỉ thoát được hương vị của mùi đời trong một thời gian mà thôi, hương vị này vẫn còn tồn tại trong tiềm thức, và một ngày kia, nó sẽ hiện lên”.

Nếu một người kia đã giết chết sự ham muốn, thì y là kẻ tầm thường, y không có những đức tánh tri thức hay đạo đức đặc biệt nào, như chúng ta đã nói, y ở xa cõi trần nầy, trong trạng thái hạnh phúc tương đối, nhưng vô dụng với y và với kẻ khác . Lại nữa, nếu y đi sâu vào Đường Đạo, y có thể đoạt đến một trạng thái tham thiền, và những quan năng trí thức của y có được một giá trị lớn lao. Có thể y ảnh hưởng được cõi đời dù là vô ý thức, nhơn đó, y tham dự vào “Đại Luồng Sanh Lực” của Trí Tuệ và Tinh Thần, mà các Đức Chơn Sư dùng để giúp đời. Đó là chúng tôi muốn nói đến “Cái kho Thần Lực Tinh Thần” mà các Vị Phật Từ Bi (Les Nirmânakayas ) đã hỗ trợ .

Vậy một người như thế đó, chứa chan vọng ước phụng sự, sẽ đến một thế giới mà y có thể giúp đỡ được. Cái thế giới nầy sẽ ngang với Cõi Thượng Thiên. Y ở đó trong nhiều thế kỷ để ban rải những luồng tư tưởng thu đậm lại để giúp đồng loại và để hỗ trợ Cái Kho Tinh Thần mạnh mẽ nầy .

*****


Một phần của tài liệu THUONG TRI NTHAI (Trang 150 -153 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×