CHƯƠNG THỨ MƯỜI LĂM THÁNH NGỮ AUM

Một phần của tài liệu THUONG TRI NTHAI (Trang 89 - 102)

THÁNH NGỮ AUM

Trước khi bước qua phần thực tập của sự tham thiền, ta nên biết rõ thánh ngữ Aum là thế nào. Là vì có thể, mỗi lúc bắt đầu tham thiền và sau khi xong, ta đều đọc lên thánh ngữ ấy. Ông Geoffrey Hodson, là một nhà Thông Thiên Học giả huyền môn, có nói rằng: “Thánh Ngữ Aum là danh hiệu của Đức Thượng Đế. Nó là sự thiêng liêng, có ba đặc tánh, nhưng vẫn là Duy Nhứt. Nó là danh từ đầy đủ hơn hết”. Nó khởi sự đọc bằng chữ A (đọc ở trong họng) tiếp tục đọc bằng chữ U (đọc ở chính giữa miệng) và sau cùng đọc bằng chữ M (đọc ở ngoài môi). Ba chữ A – U – M là biểu hiệu Ba Ngôi hay Tam vị Nhứt Thể (La Trinité) tỷ như Sat – Chit – Ananda. Chữ Aum luôn luôn nhắc lại sự Tam Nhứt (triplicité) trong mọi vật. Nó là một tiếng huyền bí. Nó liên hệ đến Tam Thể Thượng (la triade Supérieure) hay là Chơn Nhơn của con người.

Ba chữ A – U – M mà đọc thành một âm thanh. Khi đọc A đầu tiên, ta nói lên Trạng Thái thứ nhứt của Đức Thượng Đế, là Trạng Thái Sáng Tạo hay là Sức Mạnh Sáng Tạo. Chữ U kế tiếp tượng trưng Ngôi thứ nhì của Đức Thượng Đế với đặc tánh Bảo Tồn. Còn chữ M, sau cùng, tượng trưng Ngôi Thứ Ba của Đức Thượng Đế, tức là trạng thái Hủy Hoại. Ba ngôi nầy hay là A-U-M đúc kết lại tạo nên sự cấu thành, một cách hoàn toàn trong vũ trụ và con người. Vậy Thánh ngữ AUM tượng trưng cho Ba Ngôi của Đức Thượng Đế, được đọc thành Một Vần mà thôi. Nó có nghĩa là Ba kết hợp trong Một duy nhứt.

Có điều quan trọng mà ta nên nhớ là đối với Đạo pháp Mantra yYoga (hay là Yoga thần chú), tư tưởng luôn luôn phải được gắn liền với Thánh Ngữ Aum, lúc ta đọc lên với sự hướng về Đức Thượng Đế, thì sức mạnh của ta sẽ được tăng cường một cách hùng hậu.

Khi ta đọc thánh ngữ, thì có thể xảy ra những kết quả gì? - Rất nhiều kết quả. Chúng tôi xin kể dứoi đây :

1)- Nếu nó được một vị đệ tử Chơn Tiên đạo hạnh cao siêu, xác, vía, trí được tinh khiết, thì chẳng những nó làm thức tỉnh các năng lực thấp ở trong không gian, giữa các hành tinh và trong chất khí của vũ trụ, mà nó còn làm phát triển Chơn Nhơn của người đọc nó nữa. Nếu nó được một thường nhơn đọc, một cách đúng đăn, thì nó sẽ tăng cường nền đạo đức của người ấy, nhứt là giữa hai tiếng Aum, y tham thiền mãnh liệt về Chơn Nhơn ở bên trong y, và tập trung tư tưởng về sự vinh quang của nó.

Nhưng nếu rủi người đọc nó là kẻ vừa phạm một tội ác to lớn nào đó, thì nó sẽ rút xung quanh người những sinh vật hung ác và những năng lực xấu xa. Và ai có sự lo nghĩ, buồn rầu cũng không nên đọc nó, vì nó sẽ đem lại những ảnh hưởng bất hảo cho Chơn Nhơn. Điều nầy rất là tai hại! . . . Người học Đạo chơn thành nên đọc thánh ngữ Aum, trước khi ngủ và sau khi thức.

2)- Tâm thức của hành giả được nâng lên cao đến tâm thức của Chơn Ngã, tức là tạo sự thông thương giữa Phàm nhơn và Chơn nhơn. Sự thông thương nầy bắt nguồn từ những tế bào trong bộ óc. Vậy khi đọc thánh ngữ Aum, chúng ta tạo nên một con đường trong con người chúng ta, con đường đó thông đồng giữa Phàm nhơn và Chơn Nhơn. Nó cũng là con đường thông đồng giữa con người và Vũ Trụ. Nó cũng là con đường thông đồng giữa con người và Đức Thượng Đế. Vậy thánh ngữ Aum là một thánh ngữ rất huyền bí và linh diệu.

3)- Khi đọc thánh ngữ, chúng ta kêu gọi một sức mạnh vô biên của vũ trụ, nhứt là khi chúng ta ngâm nó một cách đúng đắn và nhiều lần.

4)- Bên Phương Đông những nhà đạo sĩ của phái Mantra Yoga luôn luôn đọc thánh ngữ Aum với bảy giọng khác nhau. Vị đạo sĩ hướng tư tưởng đến bảy cõi trong vũ trụ và tạo sự liên lạc giữa bảy thể của mình với bảy cõi ấy. Mỗi lần đọc thánh ngữ, nhà đạo sĩ nâng tâm thức của mình lần lần đến những cõi khác nhau. Và mỗi lần như vậy, vị ấy tạo trong tư tưởng của mình, trong tâm thức của mình sự hiệp nhứt với Tâm Thức Duy Nhứt.

5)- Vậy thì, trên phương diện đầu tiên, thánh ngữ Aum giúp cho hành giả thực hiện Chơn Nhơn xuyên qua bộ óc. Chúng ta có một sự trở ngại lớn lao là: tế bào trong óc của chúng ta rất là trọng trược, nặng nề và chậm chạp. Bộ óc của chúng ta rất là thô kịch nên khó cho chúng ta biểu lộ bản tánh thiêng liêng của chúng ta. Chúng ta có thể quả quyết rằng: chúng ta là Chơn Nhơn, và Chơn Nhơn là chúng ta, nhưng đó là một tư tưởng siêu nghiệm (transcendental), rất khó làm cho chúng ta quan niệm một cách rõ rệt được. Nhưng khi chúng ta thường đọc thánh ngữ nầy, thì chúng ta có thể thực hiện được Chơn Nhơn một cách dễ dàng hơn.

6)- Sự đọc tánh ngữ Aum giúp cho sự hòa hiệp giữa các thể của con người. Xác và vía có riêng cho chúng nó những ước vọng, những ham muốn, những sự xúc động và những sự hài lòng. Cái trí cũng như vậy. Nó có những ước vọng riêng tư. Thánh ngữ Aum có tác động hòa hiệp ba hạ thể của chúng ta là: xác, vía và trí. Nhờ sự hòa hiệp nầy mà tâm thức của Chơn Nhơn mới có thể dùng Phàm nhơn trong trạng thái mạnh mẽ nhứt và cao cả nhứt của nó.

7)- Sự đọc thánh ngữ Aum xô đẩy ra ngoài những điều gì không tốt đẹp ở hào quang của chúng ta.

8)- Thánh ngữ Aum là một thần chú của sự hòa bình và của sự an lạc. Nó làm thể chất của xác thân và hào quang của Phàm nhơn trở nên êm dịu và thanh tịnh. Bởi tánh chất của nó là hòa hợp, do đó, nó tạo nên sự hạnh phúc, yên lặng và hợp nhứt. Một vị chơn sư Yogui có nói rằng: khi con ong khởi sự bay đi tìm mật, thì nó gây ra tiếng động và sự xáo trộn. Nhưng khi nó đã tìm được nơi hút mật rồi, thì nó yên lặng trở lại. Đó cũng là tư cách của Phàm nhơn chúng ta. Khi nó tìm được chất mật rồi nghĩa là sự hạnh phúc tinh thần, thì nó trở nên yên lặng.

9)- Sự đọc thánh ngữ đem lại ảnh hưởng tốt có thể chữa bịnh được, nhứt là bịnh thần kinh và tâm lý: bởi vì khi chúng ta đọc thánh ngữ thường thường, thì chúng ta

làm những con kinh trong con người chúng ta trở nên sạch sẽ hơn vì chúng ta đã tạo ra những sự liên lạc rất là tốt đẹp.

Hiện nay chúng ta đang ở trong bóng tối của cõi trần, nên khó thấy được ánh sáng thiêng liêng huyền diệu của cõi trên. Có thể nói là chúng ta bị bao vây bởi sự ưu phiền trần tục hay đã trải qua rất nhiều sự đau khổ, nên chúng ta quên đi nhiều điều quan trọng thuộc về tâm linh và tinh thần. Nhưng nhờ thường đọc thánh ngữ Aum, chúng ta có thể chữa được “bịnh hay quên” đó: bởi vì sự đọc thánh ngữ sửa đổi những tế bào trong óc của chúng ta làm cho chúng nó trở nên nhạy cảm và có sự liên lạc với nhau. Những tế bào ấy cũng được thấm nhuần ánh sáng thiêng liêng của Đức Thượng Đế. Chúng ta cũng không nhớ tới sự kiện đó. Khi chúng ta tham thiền và ngâm thánh ngữ Aum một cách đúng đắn, thì những tế bào trong cơ thể của chúng ta sẽ lần lần thay đổi và những hột nguyên tử của chúng ta cũng trở nên tốt đẹp. Chúng nó hiệp hòa với những sự rung động của Chơn Nhơn. Nhưng những điều nầy tùy thuộc ở tâm trạng của chúng ta là sự “Hoàn Toàn Vô Tư” ở mọi hành động, cảm xúc và tư tưởng.

10)- Một kết quả trọng đại của sự đọc thánh ngữ Aum là nó làm nẩy nở những vòng khu ốc (les spirilles) của những hột nguyên tử căn bản hồng trần (les atomes ultimes physiques). Chính những hột nguyên tử căn bản hồng trần này rất là thô kịch và được cấu tạo bởi nhièu vòng khu ốc và nhiều đường dây khác nhau. Những vòng khu ốc đó quấn tròn theo vòng khu ốc. Chúng nó có nhiệm vụ đem lại cho bộ óc những sự rung động của tâm thức thiêng liêng. Mấy vòng khu ốc của hột nguyên tử hồng trần đó đã quen với sự rung động thấp kém của cái xác, cái vía và cái trí. Nhưng trong chúng ta, có những người tiến hóa khá cao, họ có thể cảm biết được những tư tưởng trừu tượng và những điều liên hệ đến tâm thức của Chơn Nhơn. Đó là nhờ ở sự phát triển của vòng khu ốc. Hiện nay chúng ta đã có được bốn vòng khu ốc linh động . Những vòng khu ốc đó giúp chúng ta phương tiện giao thông và liên lạc với những thể cao khác nhau như Thể Bồ Đề và Thể Niết Bàn (mà người ta gọi là Kim Thể và Tiên Thể). Vậy chúng ta cần phải mở thêm ba vòng khu ốc nữa đặng liên lạc với cõi Thượng giới, Bồ Đề và Niết Bàn. Thế thì trong óc của chúng ta, có những hột nguyên tử căn bản hồng trần cần phải tiến triển và nẩy nở nhiều nữa, để có thể liên lạc với những cảnh giới cao hơn.

Sự tham thiền đều đặn và sự phát triển của những hột nguyên tử căn bản hồng trần cùng sự đọc thánh ngữ Aum, làm cho chúng ta cảm được Chơn Nhơn của chúng ta. Nhơn đó, chúng ta cảm đặng chơn hạnh phúc trong con người thâm sâu nhứt của chúng ta và đạt được sự liên lạc với các cảnh cao siêu. Nó làm bộ óc của chúng ta (là Phàm nhơn) được lần lần cảm biết được Chơn Nhơn. Nó cũng khởi sự cho chúng ta biết được, cảm được những sự cao siêu của cõi Bồ Đề và cõi Niết Bàn. Những vị nào đã thực hiện được như vậy, thì quả là những người tiến hóa cao trong hàng ngũ nhơn loại.

Hiện nay, dân tộc Việt Nam chúng ta ở trong giống dân thứ tư, và người Âu châu ở trong giống dân thứ năm với những đặc tánh riêng của nó. Nhưng Thông Thiên Học cho chúng ta biết được sự tốt đẹp của giống dân thứ sáu và thứ bảy. Những đặc tánh của những giống dân tương lai ấy, chúng ta sẽ đạt được trong những cuộc Tuần Hườn sắp tới [1] .

11)- Khi chúng ta đọc thánh ngữ Aum và tham thiền đều đều, thì chúng ta khích động đến thần lực bên trong gọi là luồng Hỏa Hậu (Kundalini). Khi luồng Hỏa Hậu được kích động thì nó liền khởi sự con đường đi lên của nó. Nó tiến đến bộ óc, và ảnh hưởng cùng cấu kết lại bộ óc đó. Luồng Hỏa Hậu cũng sửa đổi lại những hạ thể trong Phàm ngã của chúng ta. Nhờ đó mà nhà đạo sĩ Yogui, trong lúc tham thiền, biết con người thực sự là thiêng liêng. Vị ấy kinh nghiệm được sự hạnh phúc tuyệt diệu và sự hợp nhứt trong Ánh Sáng thiêng liêng. Vị ấy cũng biết rằng: mình hợp nhứt với Đức Thượng Đế.

Người học Đạo, thực lòng tu luyên, nên đọc chữ Aum trước khi ngủ và sau khi thức. Y cũng đọc nó trước khi tham thiền và sau khi tham thiền.

Chữ “Aum” có liên hệ đến chữ “Amen” và câu thần chú “Om-Mani Padmé- Hum” mà người Trung Hoa đọc trại là “ Án – Mani – Bát di Hồng”.

Đấng Chơn Sư của giống dân Touranien là giống dân phụ thứ tư đọc “Om – Mani” ngừng một chập, rồi mới đọc tiếp “Padmé – Hum”. Người Phương Tây dịch câu thần chú đó không đúng bằng lời cầu nguyện nầy “Ôi ! báu vật trong Hoa Sen”. Thật ra, nếu dịch từ chữ, thì “Om hay Aum” là danh từ hiến dâng cho Trời; còn “Padmé” là “Trong Hoa Sen”; sau cùng “Mani” là một thứ ngọc thạch quí giá. Vậy, theo ý nghĩa của danh từ, thì không có giải thích đúng với ý niệm thiêng liêng bên trong của nó.

Câu chú “Om Mani Padmé Hum” nầy là câu chú mạnh nhứt ở Phương Đông. Chẳng những mỗi vần của nó đều có một quyền năng huyền bí có khả năng tạo tác một kết quả hẳn hòi, mà khi đọc trọn câu, thì nó đem lại bảy kết quả riêng biệt với bảy ý nghĩa khác nhau. Bảy ý nghĩa và bảy kết quả nầy có hiệu lực nhiều hay ít là tùy theo cách đọc mau, chậm, dài, ngắn.

Vả lại, người học đạo nên nhớ rằng: Số là nền tảng của Hình Thể và Số điều khiển âm thanh (le nombre est la base de la forme et le nombre dỉrige le son) (Doctrine secrète : VI page 3) .

Vậy câu chú huyền bí “Om – Mani Padmé Hum “ cũng như thánh ngữ Aum, khi người ta hiểu đúng nghĩa và đọc đúng giọng, thì nó ám chỉ một sự liên quan bất diệt giữa con người và võ trụ. Nó có nghĩa là: “Tôi ở trong Ngài và Ngài ở trong tôi”.

Những điều trên đây quả là những điều quan trọng đối với chúng ta là Người Thông Thiên Học. Vả lại, một ngày kia, chúng ta cần phải truyền bá Thông Thiên Học. Những tư tưởng Thông thiên Học mà chúng ta giảng dạy đây không phải là điều mà chúng ta đã học hỏi trong sách vở, nhưng phải là Những Điều mà chúng ta đã Kinh Nghiệm và đã Thực Nghiệm. Nhờ tham thiền mà chúng ta Kinh nghiệm và Thực nghiệm đặng Chơn Nhơn. Mà sự thực nghiệm Chơn nhơn hay là sự hòa mình với Đức Thượng Đế là giáo lý quan trọng nhứt trong Thông Thiên Học. Điều nầy chẳng phải do sự học hỏi của chúng ta, mà là điều chúng ta đã kinh nghiệm bằng cách tham thiền và thực hành theo sự tham thiền.

Khi thực hành tham thiền và đọc thánh ngữ Aum đúng phép, chúng ta lần lần trở nên nhạy cảm và trở thành những con kinh Ân Huệ cho thế gian.

Tóm lại, chúng ta nên đọc thường thường thánh ngữ Aum và tham thiền đều đều, như vậy chúng ta nâng cao tâm thức chúng ta. Không cần đọc thánh ngữ lớn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tiếng, mà phải ngâm nó với một âm thanh vừa đủ nghe, và một cách êm dịu, đồng thời trí chúng ta hướng đến Chơn Sư của chúng ta, và xuyên qua Ngài mà chúng ta cảm được Đấng Thiêng Liêng, Đấng Thượng Đế. Đó là một phần trong đời sống huyền bí của chúng ta, một đời sống đáng sống.

CHƯƠNG THỨ MƯỜI SÁU

PHẦN THỰC TẬP

TẬP SỬA CÁC TIỆN NGHI

“Hãy sửa tiện nghi để tham thiền,

“Coi chừng ý mã với tâm viên, “Tìm ra Chơn lý, hườn Nguyên Bổn, “Thoát kiếp lai sinh mới diệu huyền !

I.- PHẢI THANH TÂM :

Ta đã nói ở trước:tham thiền là một điều quan trọng và tối cần cho đời sống tinh thần của chúng ta. Vậy chúng ta phải áp dụng các tiện nghi cho đúng đắn trước khi khởi sự. Bởi vì:

“Nhứt thất nhơn thân, vạn kiếp nan phùng, “Nhứt thất túc thành, thiên khổ hậu,

“Tái hồi đầu dĩ, bá niên thân”.

Nghĩa là: “Thân nầy mất rồi, ngàn năm khó gặp. Một khi lầm lỡ, ngàn đời ân hận. Vậy ta mau hồi đầu, kẻo uổng thân trăm năm” .

Trước khi khởi sự, ta phải tự hỏi lấy lòng: Ta có nên cương quyết tham thiền không? Nếu ta trả lời là: Nên, thì trước nhứt ta phải có thanh tâm nghĩa là cái tâm thật thanh tịnh, phủi hết trần tâm, xa lìa ái dục, tâm đừng vướng bụi hồng. Nếu nói theo nhà Phật, thì phải: đoạn lục căn, trừ lục thức, dứt lục trần và diệt thất tình lục dục. a) Đoạn lục căn là gì ?

- Là đoạn trừ sáu căn, ấy là: 1.- Nhãn căn (căn về con mắt) 2.- Nhĩ căn (căn về lổ tai) 3.- Tỷ căn (căn về lổ mũi) 4.- Thiệt căn (căn về cái lưỡi)

5.- Thân căn (căn thuộc về xác thân) 6.- Ý căn (căn thuộc về ý muốn)

b) Trừ lục thức là gì?

- Là diệt trừ sáu thức do căn nhiễm trần mà biến sanh ra sáu thức, ấy là: 1) Thấy hay là nhãn thức,

Một phần của tài liệu THUONG TRI NTHAI (Trang 89 - 102)