HAI CÁI BÌNH VÀ HAI CÁI THANG

Một phần của tài liệu THUONG TRI NTHAI (Trang 64 - 66)

CHƯƠNG THỨ CHÍN THAM THIỀN LÀ CẦN ÍCH.

HAI CÁI BÌNH VÀ HAI CÁI THANG

( Đồ hình số 10 )

Bình thứ nhứt, tượng trưng con người thường nhơn. Bình có 3 mực độ: 1)- Mực độ vật chất

2)- Mực độ tình cảm, và 3)- Mực độ lý trí.

Mực độ vật chất của nó luôn luôn xao động, do sự kích thích của giác quan. Mực độ tình cảm của nó, thì có chút ít kiểm soát; nhưng một chút xíu xáo trộn nào bên ngoài cũng có thể làm mất quân bình, trong một thời gian lâu được. Mực độ lý trí thì gần như hỗn loạn: vì nó muốn bay nhảy đâu mặc tình. Đời sống nó không trật tự, phân minh.

Nước rút vào bình tượng trưng sự sống bên trong của người thường nhơn; nó chảy tuôn ra ngoài do vô số lổ trống của bình.

Bình thứ hai tượng trưng con người đang tham thiền. Nhờ định trí, y bít các lổ bình. Nước đổ vào trong luôn luôn tăng cường và làm cho đầy bình. Sự sống linh hoạt từ mức thấp đến mức cao lên tới miệng bình.

Nhơn đó ta chớ cho tham thiền một điều gì để an ổn ta trong cơn xáo trộn hay là để cho ta lánh đời. Mà phải nghĩ rằng:Tham thiền là phương châm đưa tâm thức lên từ bực thấp đến bực cao. Nhờ vậy, ta đứng trước cuộc đời với cái tâm thức lên cao đó. Sự sống ta được dồi dào và phong phú hơn trước.

Trong đời sống thường ngày của ta, ta thấy có hai hạng người. Người thứ nhứt có tâm thức eo hẹp, tối tăm, giống như ngọn nến, khi mờ, khi tỏ: vì bị cuộc trần lôi cuốn. Còn trái lại, hạng người thứ nhì, thì giống như vầng ánh sáng, càng bửa càng rạng tỏ hơn.

Sự khác biệt giữa hai hạng người đó là do sự tiến hóa không đồng đều. Người hiểu và hành sự tham thiền là người tiến hóa khá nhiều rồi. Vậy ta hãy tham thiền.

HAI CÁI THANG

A B

Người thấp kém Người cao thượng

(Đồ Hình số 11)

Đồ hình số 11 đây chỉ tỏ sự biến đổi của người thấp kém ra người cao thượng bằng sự tham thiền.

Hình A – Chỉ người kém mở mang. Y có phần xác mạnh mẽ. Còn phần ý chí của y lại bé nhỏ.

Hình B – Chỉ người tiến hóa cao. Tỷ lượng lại trái ngược với hình A. Phần xác thịt lại yếu ớt; phần ý chí lại mở rộng ra.

Đó là nhờ y tham thiền thường trực. Y tập mở những đức tánh của tâm hồn. Phần nặng nề ô trược của cái vía và cái xác bị teo lại: vì thiếu sự dinh dưỡng.

Lúc con người trong thời kỳ dã man, y có rất ít dục vọng.

Người dã man nhận lãnh các tiện nghi do tạo hóa đưa đến. Bởi ít có dục vọng, nên y ít có dịp nỗ lực để linh động. Về sau, vì nhu cầu đời sống của y trở nên phức tạp

hơn. Dục vọng của y mới trổi dậy, rồi bỏ dần ra ngoài, càng bửa càng xa hơn. Bây giờ người dã man mới trở thành linh động; và dục vọng trong lòng y chiếm một chỗ quan trọng hơn. Bây giờ sự đòi hỏi ở xác thân bị sụt xuống hạng nhì. Dục vọng khiến y lựa chọn con đường nào để đoạt mục đích của y dễ dàng hơn. Lý trí, lúc bấy giờ cũng làm theo đường lối của dục vọng. Nó là nô lệ của dục vọng

Nhưng về sau, dần theo sự tiến hóa, cái trí tăng cường sức mạnh. Nó có thêm sự quả quyết. Nó trở ngược cuộc diện, nghĩa là nó làm chủ lại dục vọng, và có khả năng kiểm soát và tuyển chọn dục vọng.

Dục vọng và sự cảm động thường xung đột trước khi lý trí đến phán xét. Lý trí nói: “Ta muốn cho ta cái nầy, chớ không phải cái kia”. Nhơn đó mà con người đang tập sống theo luật Trời.

Nhờ tham thiền, con người tự sửa lòng mình, dọn mình được thanh cao hơn. Đến một ngày kia, những đức tánh tốt trong lòng y tưng bừng nổi dậy, còn những tánh xấu lẵng lặng nằm xuống, để rồi sẽ tiêu mòn – trong tương lai.

Một phần của tài liệu THUONG TRI NTHAI (Trang 64 - 66)