0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (198 trang)

LÀM SAO MỞ MANG THƯỢNG TRÍ?

Một phần của tài liệu THUONG TRI NTHAI (Trang 25 -29 )

Trong mấy chương trước, chúng ta đã cố gắng cho học giả biết qua ý niệm về nhiệm vụ của Thượng Trí cùng cái thể mà Thượng Trí dùng để hoạt động.

Hôm nay, trước khi nói về phương pháp tổng quát để mở mang Thượng Trí, ta cần phải biết rõ vài điểm sau đây:

[1] Mỗi cõi có bảy cảnh. Cảnh cao nhứt là cảnh nguyên tử của cõi ấy. Nó rất thanh nhẹ, nên nó có thể nối liền với bảy cảnh cao của bảy cõi để làm thành con “Đường Nguyên Tử”. Tỷ như con người ở cõi phàm là cõi thấp nhứt, nhưng nếu sống một cách khiết bạch thì tâm thức cũng có thể tác động tại cõi Bồ Đề hay Niết Bàn bằng cách tiến hóa tự nhiên hay bằng cách lưu thông xuyên qua con đường Nguyên tử. Nhưng cách sau nầy có mấy ai làm được.

Điểm thứ nhứt là ta phải biết rằng: Chơn Thân (hay thể Thượng Trí) là cái thể bên ngoài hơn hết của Chơn Nhơn (hay là Jivâtmâ, hay là Ego) nói theo danh từ Thông Thiên Học. Công trình mở mang nó phải dài đăng đẳng; và muốn cho nó được hoàn thiện, thì nó cần phải chịu cảnh luân hồi hằng trăm hàng ngàn lần mới nên. Người ta nói[1] rằng: số kiếp bậc trung phải trải qua dưới trần từ khi chuyển kiếp thú làm người cho tới lúc thành một vị Chơn Tiên là 777. Lối 700 kiếp dành cho người dã man và bán tiến hóa để đi đến bực người tiến hóa. Lối 70 kiếp dành cho người tiến hóa để kinh nghiệm và trao đổi đạo đức. Sau cùng, còn 7 kiếp chót là dành cho người đi trên đường Đạo để thành một vị Chơn Tiên. Khi ta nhận định sự kiện trên, và thời gian bực trung là 1.500 năm giữa hai kiếp, thì ta sẽ thấy cuộc hành trình của Linh hồn – từ lúc chuyển kiếp thú làm người cho đến bậc Chơn Tiên là dài biết bao. Trong thời gian đăng đẳng đó, con người đã trải qua bao cuộc thử lòng, bao cơn nắng hạn mưa dầu, bao cảnh tang thương não nuột, cốt để mở mang cái Thượng Trí. Ở trước ta đã nói, Thượng Trí (hay là Chơn Thân) là một cái kho chứa kinh nghiệm của nhiều kiếp luân hồi. Muốn cho cái kho nầy đầy, tức là con người có đủ kinh nghiệm, thì con người phải trải qua, trung bình, 777 kiếp Luân Hồi sanh tử. Vậy, cuộc hành hương nơi trần thế rất là dài, rất là chậm! Và Chơn Thân – muốn nẩy nở phải tổn phí quá nhiều thì giờ. Mà tổn phí quá nhiều thì giờ chừng nào thì con người phải chịu đau khổ nhiều chừng nấy. Đó là cái chìa khóa để mở cửa Đạo. Khi ta biết rồi thì ta phải rán học hỏi kinh nghiệm và trau dồi đạo đức bằng lòng bác ái, vị tha, hy sinh và quên đi tư ngã. Trên nấc thang tiến hóa đầu tiên thì linh hồn được điều khiển từ bên ngoài do các vị Thiên Thần, các vị Đại Diện thiêng liêng của Thái Dương Hệ, và con người không cần chia sớt cho ai những kết quả tinh thần mà mình đã thu thập được. Điều nầy chỉ xảy ra, khi nào linh hồn đi gần đến mức cuối cuộc hành trình của nó, và trở nên ý thức mục đích hành hương của nó tại thế gian [2] . Bây giờ, con người mới bỏ sự ích kỷ mà đi lần đến sự vị tha. Con người khởi sự chia sớt luôn luôn sự tiến hóa của mình với đồng loại mà định luật Huyền Môn cho rằng, hễ mình càng chia sớt cho kẻ khác chừng nào, thì mình càng tiến hóa chừng nấy; hay nói cách khác, sự tiến hóa tinh thần của mình là tùy thuộc ở sự chia sớt kinh nghiệm cho đồng loại mình. Giai đoạn cuối cùng của sự tiến hóa là hoàn toàn diễn tiến từ bên trong ra bên ngoài, nghĩa là linh hồn tự điều khiển sự phát triển của mình. Y tự mình nắm lấy sự tiến hóa của mình. Đó là dấu hiệu của kẻ trưởng thành và cũng là dấu hiệu mức cuối của con đường Hoàn Thiện nhơn sanh. Đại khái việc làm ở ba cõi dưới (Hạ giới, Trung giới, và Hạ thiên) đã gần xong, chỉ còn lại năm ba kiếp sôi động. Linh hoạt của kẻ làm đệ tử phải thi hành để Hoàn Tất Cuộc Tiến Hóa Vĩ Đại Ấy. Đó có nghĩa là con người sanh xuống trần gian với mục đích tiến hóa về tinh thần, dù phải trải qua bao nhiêu khổ hạnh. Cũng tỷ như người đi hành hương để tỏ lòng quí mến Đấng Tôn Kính, bất kể trèo non lặn suối, cũng phải đi cho được, để chiêm ngưỡng Thánh Dung.

[1] Rút trong quyển “ Self Culture “ của Ông J.K.Taimni trương 120, cựu Giám đốc Trường Minh Triết Adyar Madras (Ấn Độ).

[2] Bà Blavatsky cho sự đầu thai xuống thế gian là cuộc hành hương.

Vậy, những ai cảm thấy lòng mình có một ý muốn nồng nàn rút ngắn con đường sanh tử, tự mình nắm lấy vận mạng mình trong hiện tại và ở kiếp lai sanh, thì họ khả dĩ có duyên may và hy vọng tiến tới hết sức lẹ làng và nhanh chóng, và đôi khi trong một kiếp mà họ làm được nhiều chuyện phi thường. Trong vài trường hợp, Chơn Ngã (Ego) rất phát triển, Thượng Trí nẩy nở đầy đủ, nhưng còn có một điều trở ngại là, sự thông đồng giữa Chơn Ngã và Phàm Ngã; đó là do số Nhơn quả của những kiếp trước. Nhưng bao giờ số Nhơn Quả đó đã được trả xong [1], thì Chơn Nhơn khởi chói sáng xuyên qua phàm ngã. Chơn Nhơn hiện lên như là một sự kỳ diệu phi thường trên đoạn đường tiến hóa.

Ấy vậy, những người nào cảm thấy có một động lực bên trong thúc đẩy lòng mình tự đảm đương trách nhiệm trau mình cho được toàn thiện và quyết chí cầm vận mạng mình trong tay mình, thì nên hiểu rõ rằng, đó là một con đường chông gai, khó nhọc và dài đăng đẳng; và đó cũng là một công việc của nhiều kiếp mà quyết làm trong một vài kiếp. Không ai có thể nói trước đặng, bao giờ mình đi tới nơi, tới chốn; cho nên biết bao là sự thử thách đang chực hờ mình, và mình cần phải can đảm, nhẫn nại, trì chí trước mọi khó khăn, mọi thất bại của cuộc đời, để hoàn thành mục đích của Chơn Ngã.

Điểm thứ nhì cần phải hiểu rõ là, sự liên quan giữa Chơn Ngã và Phàm Ngã; bằng không ta sẽ gặp nhiều sự lầm lẫn trong trí óc ta, khiến cho trí khôn ta bị che lấp và rải bóng tối trên đường Đạo của ta. Như ta đã biết, những kinh nghiệm đến với ta xuyên qua phàm ngã của ta, trong một kiếp sống đặc biệt. chúng nó tác động, trên cõi Trời (hay Thiên Đàng) để biến kinh nghiệm ra nhiều thứ quan năng khác nhau; và khi Linh Hồn gần đầu thai – những quan năng nầy sẽ đi vào kiếp sống vị lai của Chơn Ngã (Ego). Rồi kiếp nầy qua kiếp nọ, kinh nghiệm càng chồng chất lên cao để giúp cho sự nẩy nở của linh hồn; các quan năng đi từ trạng thái tiềm thức đến trạng thái tích cực. Bởi vậy sự phát triển của Chơn Ngã là tùy thuộc một phần lớn ở sự giao thông giữa Chơn Ngã và Phàm Ngã. Phàm Ngã tách ra khỏi Chơn Ngã, hay nói cách khác Phàm Ngã là một tia sáng bé nhỏ từ Chơn Ngã phóng ra. Và trên đường đi xuống, Phàm Ngã sống một đời sống “bán độc lập”, có khi nó đồng tình hay không đồng tình với Chơn Ngã. Nếu Phàm Ngã đi theo đường lối của Chơn Ngã, và Chơn Ngã có thể dùng Phàm Ngã cho mục đích cao cả của mình, thì cái kiếp nhơn sanh là một kiếp sống thành công; và những điều kinh nghiệm của Phàm Ngã sẽ góp phần phong phú cho sự tiến bộ của linh hồn. Còn trái lại, - (đó là trường hợp của đa số người đời) – nếu Phàm Ngã tự tung, tự tác, bất kể đến ảnh hưởng và mạng lệnh của Chơn Ngã, hoàn toàn đắm chìm trong dục vọng và đam mê, thì mục đích sanh sống dưới cõi trần đã bị hỏng rồi, và kiếp sanh tiền của con người đã bị thất bại! Nhưng dù sự gặt hái tinh thần có kém cõi đi nữa, con người vẫn bước tới và sự tiến hóa vẫn lần tăng.

Những điều trên đây, quan hệ đến sự liên can giữa Phàm Nhơn và Chơn Nhơn, sẽ cho chúng ta cái cảm tưởng là, trong người chúng ta có hai sinh linh cùng chung hoạt động. Thật ra chỉ có Một sự sống của Đức Thượng Đế tác động khắp nơi, khắp chốn. Một tia sáng Huyền Linh, do Tâm Thức của Ngài phóng ra (ấy là Jivâtmâ) tác động xuyên qua các hạ thể: Xác, Vía, Trí trên mấy cõi dưới (là cõi Hồng Trần, Trung

[1] Ta thửnhìn xem lịch sử những vị Giáo chủ của các tôn giáo thì ta sẽ thấy phần đông các ngài trước khi thành Đạo đều trả quả nặng nề; tỷ như Đức Chúa Jesus phải vác cây thập tự giá? Đức Bab (đạo Babhaisme) bị chết thiêu v.v. . .

Giới và Hạ Thiên). Cõi cao hơn ba cõi ấy là cõi Tinh Thần. Trên cõi Tinh Thần đó, Tia Sáng Huyền Linh của Tâm Thức thiêng liêng lấy danh hiệu là “ Atma-Buddhi-Manas”. Nó là Trung Tâm điểm của “cá tánh” con người. Nhưng nơi đây, cái ý nghĩa “Tâm Thức cá tính” bị ý nghĩa của Tâm Thức Duy Nhứt đè bẹp. Hay nói cách khác, dù “tâm thức cá tánh” có đi xa Tâm Thức Nhứt (của Đức Thượng Đế) đi nữa, nó cũng phải chịu ảnh hưởng của Tâm Thức sau nầy, cả hai rất là mật thiết, vì Tâm Thức duy Nhứt sanh hóa tâm thức cá tánh. Chính sự liên hệ mật thiết nầy mới tạo ra tấm màn ảo ảnh Maya. Nhưng tấm màn ảo ảnh Mâya nầy không mấy dày đặc, nên Chơn Nhơn (Ego) mới thấy đặng một phần nào Sự Thật bị che lấp.

Khi Tia Sáng Huyền Linh của Tâm Thức duy nhứt đó đi sâu vào vật chất và tác động xuyên qua ba hạ thể: xác, vía, trí (là nơi mà tấm màn ảo ảnh Mâya dầy đặc)- thì ý nghĩa thiêng liêng thuở ban sơ cùng sự hiệp nhứt lại mất đi. Sự hiệp tác và sự đồng hóa luôn luôn diễn ra giữa Tâm Thức Huyền Linh Duy Nhứt với Tâm Thức của ba hạ thể, nên khiến có sự lầm lộn về cái ‘Ta thật” với cái “ta giả”. Người ta thường lấy cái “Ta giả” làm cái “Ta thật” nên sự sống mới nổi sóng gió và cuồng loạn. Rồi xung quanh “Nó”, con người dựng lên nền tảng đời sống của mình, nào là ký ức, nào là kinh nghiệm, nào là hoài bão, v.v… Đó là cái “Ta giả”, cái “Ta phàm” của tư ngã với sự làm quấy của nó, mặc dầu “Nó” liên hệ đến Thiêng Liêng, đến Chơn Thân Linh Diệu, mặc dầu tôn chỉ cuối cùng của “Nó” là cao quí. Ở những nấc thang tiến hóa đầu tiên, thì sự lung tung của cái “Ta phàm” không có quan trọng. Chúng nó cũng như mọi kinh nghiệm cần kíp để tạo nên cái nhà cho “cá tánh”. Hễ vật liệu tốt là cái nhà tốt. Nhưng ở những nấc thang tiến hóa cuối cùng, khi con người biết phân biện và biết tuyển chọn những kinh nghiệm của mình để tự tinh lọc và để cho cái “Ta Thiêng Liêng” được biểu lộ, thì Phàm Ngã phải trở thành nô lệ cho Chơn Ngã.

Một phần của tài liệu THUONG TRI NTHAI (Trang 25 -29 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×