0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (198 trang)

THAM THIỀN VỀ SỰ TỰ TÍN

Một phần của tài liệu THUONG TRI NTHAI (Trang 118 -120 )

Thực hành xong bốn điều chuẩn bị trước khi tham thiền đã giải ở trên; ta bắt đầu quan sát đức TỰ TÍN. Ta tự hỏi rồi tự trả lời:

Vấn : Đức tự tín là gì?

Đáp : Đức tự tín là một đức tánh rất cần kíp cho kẻ nào đặt chơn trên đường Đạo. Nó là cái đức tự biết mình, tự biết khả năng mình và yếu điểm của mình. Người tự tín có thể biết rõ dĩ vãng và một chút tương lai của mình. Người ấy mạnh dạn bước tới trên đường tiến hóa với sự tin cậy ở Luật Chí Công của Trời đất. Người như thế ấy không bao giờ biết sợ. Người đệ tử sợ sệt, ngờ vực, tuyệt nhiên khó bước vào cửa Đạo. Y sẽ vô cùng thất vọng (dù trong một ngàn kiếp) : vì y không thể thành công đặng. Có câu chơn ngôn rằng: “Phải dám liều mạng sống mới đoạt đặng sự trường sanh”. Sự phong phú tinh thần không thể chiếm đặng mà không có sự quên mình? Nhà đạo sĩ, nếu không tự tín, sẽ không thành công. Nếu ta nhút nhát, không biết lượng sức mình, không thấy rõ luật Trời, thì chuyện chi cũng không dám làm. Người tự tín, còn hơn người can đảm một bực: là y đã có hiểu biết, đã có kinh nghiệm. Y có được kết quả của việc làm của y và ý chí biết đặng một chút tương lai của y. Y không có gì để ngờ vực cả. Thế, y là người vừa hiểu biết vừa can đảm.

Vấn : Vậy ngờ vực là gì?

Đáp : Ngờ vực là không vững chắc bước đi của mình, lòng hằng lo âu sợ sệt, ngờ trước, ngờ sau. Người đệ tử mất tự tín tự hỏi có Trời không và phương châm hành Đạo của mình có đúng không? Sự thiếu đức tin ấy là một chướng ngại nguy hiểm trên đường tinh thần.

Khi ta có nhiều ngờ vực là bước ta chậm đi. Ngờ vực thuộc về ảo ảnh (Mayaa). Mà ảo ảnh rất có quyền lực và rất bí ẩn. Nó làm cho con người lạc bước và đem đến sự xáo trộn tâm hồn.

Vấn : Nếu người đệ tử bị sự ngờ vực xâm chiếm, mất sự tự tín thì phải làm sao?

Đáp : Hãy đến bên chơn Sư Phụ hay các Bậc Đàn Anh, ngồi trong hào quang của họ một thời gian. Rồi y hỏi họ về sự ngờ vực của y bằng cách đàm thoại. Thường các vị sơ cơ, mới bước chơn vào đường Đạo hay mong đoạt được vài quyền năng tinh thần. Nhưng, điều nầy sẽ không bao giờ xảy ra cho họ được, nhơn đó họ ngã lòng cho đến đỗi họ bỏ luôn việc hành Đạo của họ. Họ tưởng tượng thần lực thiêng liêng ở tận cốt tủy, nơi chót xương sống (Kundalini) sẽ khởi sự đi lên trong vòng sáu tháng công phu, rồi họ có những phép thần thông như: thần nhãn, thiên nhãn, thần nhĩ hoặc bay lên không trung, đi trên mặt nước hay nhiều chuyện dị kỳ khác nữa.

Còn một cách trừ ngờ vực là tinh lọc thể trí. Điều nầy phải cần có một thời gian khá lâu. Đó là một điều rất khó. Chớ ngã lòng, sau khi luyện tập trong vài tháng hay vài năm.

Vấn : Nếu ta tinh lọc cái trí trong vài tháng, ta sẽ có kết quả gì chăng.

Đáp : Tự nhiên là có kết quả: Vì đó là Luật Bất Di Bất Dịch của Trời đất. Không có cái chi là mất cả.

Ta không thể phát giác đặng một chút phát triển ở ta, sau vài tháng tập luyện: Vì ta không có đủ sự tinh vi, sự trong sạch.

Vấn : Vậy ta phải làm sao để phát giác ra được cái kết quả nầy?

Đáp : Ta nên tiếp tục luyện tập cách tham thiền về 12 đức tánh cho tới tột độ. Ta phải tin thật sự hiện diện của Trời trong muôn loài. Ta cần phải tin ở kết quả của sự thực tập tinh thần theo Chơn Sư đã dạy. Muốn biết tất cả điều bí ẩn đó, ta nên đọc sách Đạo Lý tìm hiểu Sự Minh Triết Thiêng Liêng xuyên qua các thời đại (La Sagesse Antique của Bác sĩ Annie Besant) v.v….

Ta phải tự nói một cách nghiêm chỉnh rằng : “Tôi muốn biết được Trời nội trong kiếp nầy, hay là tôi chết”

Ta phải cương quyết mới phá tan sự ngờ vực được: vì nó là một mối trở ngại lớn lao nhất của kẻ tu hành.

Vấn : Tóm lại, ta phải làm sao để tự tín.

Đáp : Ta phải lân cận với kẻ hiền học chơn lý, học Thông Thiên Học, tập phân biện và lý luận … Sự ngờ vực luôn luôn nhận chìm người đệ tử. Vậy phải lấy đức Tự Tín đè đầu nó, phải dùng gươm trí huệ của sự hiểu biết mà diệt trừ nó, khi nó ngóc cổ lên: bởi vì nó là kẻ thù của ta. Ta hãy lấy tánh phân biện và sự hiểu biết đạo lý mà chống lại nó. Ta chớ lo âu về sự ngờ vực của ta. Mà lo trau tâm, sửa tánh bằng cách tham thièn đều đều và đúng phép. Đó là cách xua đuổi sự ngờ vực hữu hiệu và huyền linh.

Quyển “Dưới Chơn Thầy” có nói rằng: “Con phải có lòng tin cậy Chơn Sư, mà con cũng phải tự tin con nữa. Nếu con thấy Ngài rồi, thì dầu đầu thai mấy kiếp đi nữa, con cũng hết lòng tin cậy Ngài luôn. Như con chưa thấy Ngài, thì ít nữa, con cũng phải tưởng tượng Ngài và hằng tin cậy nơi Ngài, bằng không, Ngài không thể giúp con được đâu. Nếu không hết lòng tin cậy, thì từ ái và thần lực không hề truyền sang qua hết được. Con phải tự tín nữa. Con nói rằng: con biết con lắm, nên con chắc ý con. Nhưng nếu đó là tính tình của con, thì con chưa tự biết con đâu. Con chỉ biết cái vỏ ở ngoài thường vấy bùn lấm, Còn con, thật sự là một Điểm Linh Quang của Đức Thượng Đế.

. . . Đức Thượng Đế pháp lực vô biên ở trong mình con. Vì cớ đó, nếu con thật có chí khí, thì không có chuyện chi con làm không đặng”

Đến đây ta thấy ta là sự Tự Tín. Ta tự nói chậm chậm rằng : Tôi là sự tự tín.

Sự tự tín bao trùm lấy tôi. Tôi tự tin ở Sư Phụ tôi, Tôi tự tin ở Luật Trời,

Tôi chìm lặng trong sự Tự Tín.

(Mỗi câu ngừng 15 giây để cho thấm) Ngưng dòng tư tưởng một phút để tâm không.

Đoạn thấy ta tự tín ở nơi nhà, ở ngoài đường, ở trong sở . v .v . . .

Ta thấy hào quang tự tín của từ Sư Phụ ta chiếu ra bao trùm lấy ta, để che chở ta. Ta tự thấy ta quả thật là sự tự tín. Nó sẽ giúp ta đi trên đường Đạo.

Niệm Thánh ngữ AUM. Xả Thiền từ từ.

Một phần của tài liệu THUONG TRI NTHAI (Trang 118 -120 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×