0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (198 trang)

CHƯƠNG MƯỜI MỘT BỘ ÓC VÀ XÁC THỊT

Một phần của tài liệu THUONG TRI NTHAI (Trang 66 -69 )

BỘ ÓC VÀ XÁC THỊT

Người chí nguyện sơ đẳng phải hiểu sự tổ chức và sự tiến hóa của bộ óc: vì nó có một phần quan trọng trong sự thu thập chơn lý, lúc tâm thức hồng trần còn linh hoạt. Nếu biết cách thực hành và làm lâu bền, thì tham thiền từ từ biến đổi tình trạng của bộ óc; nó làm cho các tế bào hoạt động, và những làn rung động đáp ứng cũng tăng cường. Theo khoa học huyền môn, thì nguyên tử tiến hóa và sự tiến hóa của nó do sự xử dụng thúc đẩy của con người. Khi những tế bào bị sự tập trung tư tưởng thúc đẩy hoạt động, thì chúng nó tiến hóa và đưa ra một quyền năng: ấy là năng lực và minh triết của Thượng Trí.

Người tân hành giả phải thực hiện tham thiền một cách hết sức kỹ lưỡng và thận trọng. trong lúc y hăng hái, để cho trọn cả bộ óc của y bị bắt buộc luyện tập về ý niệm trừu tượng và về chơn lý tinh thần.

Ông Geoffrey Hodson có nói rằng: “Hơi mệt nhọc hoặc nặng đầu là một báo hiệu sự cố gắng đang đi lần đến chỗ lâm nguy; vì vậy, sự đau đầu có thể kéo dài” Cái báo hiệu đó khiến cho hành giả phải thay đổi cách tham thiền hoạc nghỉ tham thiền. Y phải quan sát và thực nghiệm sự đau đơn ấy một cách kỹ lưỡng và cẩn thận. Nếu không có xảy ra một sự đau đớn nào hay một sự mệt nhọc gì là ám chỉ sự tham thiền không nguy hiểm.

Sự đào luyện bộ óc của nhà tân hành giả tinh thần phải được liên tục trên thực tế, trong lúc y tỉnh táo trong tâm thức hồng trần. Nếu vắng kiểm soát và suy gẫm quá nhiều về vật chất, thì sự diễn tiến của óc chẳng những bị chậm trễ, mà sự cố gắng tham thiền cũng sẽ vô bổ vì lẽ ảnh hưởng của nó đang đi vào con đường trái nghịch. Những làn rung động đáp ứng bị giảm bớt và sự tiến hóa của tế bào cũng bị ngưng trệ.

Bộ óc phải được xem như là một khí cụ tối mảnh mai và hết sức có giá trị, vì nó là kết quả của đời sống dưới thế gian. Nếu nó cứ mãi lu mờ, thì cần phải làm cho nó

sáng lại, bằng cách tham thiền, kiểm soát tư tưởng và dứt khoát những sự suy gẫm xấu xa. Mấy điều nầy cần phải được củng cố, bằng cách sống có trật tự, an lành và dùng những đồ ăn tinh khiết. Mọi vật thực bằng cá, thịt làm bẩn máu huyết và bộ óc: vì lẽ chúng nó có xu hướng làm thô đi những tư tưởng và tình cảm. Trái cây, rau cỏ và nhứt là những đồ ăn sống tinh lọc máu huyết, đem sinh khí cho xác thân và bộ óc.

Người chí nguyện rán sức tham thiền một cách thường trực và trang nghiêm, cần phải ngủ cho đầy đủ. Trong những giờ ngủ, cái óc lấy lại sức khỏe, sau khi cố gắng làm việc mệt nhọc trong ngày. Bởi vậy nên ngủ sớm là tốt nhứt. Cứ tiếp tục uống thuốc an thần hay kích thích bộ óc mệt nhọc để cho nó có thể làm việc lại, là một điều tai hại. Mỗi ngày, làm việc có trật tự và hệ thống, không cần phải uống mấy thứ thuốc đó.

Sự hoạt động phải hữu ích và có hệ thống: vì nó liên hệ trực tiếp với sự giác ngộ và những chơn lý. Sự hoạt động nào không đưa đến tôn chỉ đó phải khai trừ.

Hoàn cảnh đó là của tân hành giả, trước tiên nó tránh cho y những điều kiện trên. Nhưng về sau, khi y tiến hóa, thì nó sẽ đổi thay chiều hướng, và được dễ dàng chấp nhận.

Sự diễn tiến xem dường chậm chạp, nhưng trong người của hành giả có một chút thay đổi. Hoàn cảnh của mỗi người là toàn cả sự giáo dục đòi hỏi, để cho y tiến hóa. Người nào đã biết đặng sự cao quí của tinh thần và cứ mãi làm việc để phụng sự nó, thì sẽ thấy hoàn cảnh thay đổi một cách mau lẹ: tình trạng của đời sống sẽ phản chiếu trung thành sự thay đổi ở tâm hồn y.

Những lời dạy về bộ óc cũng sẽ áp dụng cho trọn cả xác thân; nó phải giữ gìn cho sạch sẽ bên trong cũng như bên ngoài. Giữa hoàn cảnh sạch trong, từ điển của nó được giữ gìn và tinh lọc, bằng cách tắm đều đều và thường xuyên. Áo quần của nó cũng phải thay đổi đều đều. Bàn tay và bàn chân của nó là những thành phần xác thân cảm nhiễm sự dơ bẩn từ điển bên ngoài nhiều nhứt. Chúng nó là những lổ thông hơi, là những cửa vô và cửa ra của từ điển xác thân. Trong khi bắt tay kẻ khác hay giơ tay lên, thì một luồng từ điển ban ra một ân huệ. Nhà huyền môn chào hỏi phải thật tình vì nó biểu lộ một sự giúp đỡ tích cực. Chơn thật và tích cực là hai điểm chánh để hỗ trợ đời sống huyền môn.

Người ta xem bộ óc như đại vũ trụ, còn xác thân là tiểu vũ trụ: bởi vì trong mỗi tế bào của bộ óc, tâm thức đều có biểu lộ, và nghị lực đều có phát huy. Còn trong xác thân, sự sinh hoạt và kinh nghiệm của nó đều có phản chiếu trong bộ óc, xuyên qua giác quan. Sự dơ của xác thân cũng như sự dơ của tánh tình có thể kéo trì ảnh hưởng tiến hóa mau lẹ của bộ óc, và làm cho nó mất đi nhuệ khí.

Ấy vậy, cần phải lưu ý kỹ lưỡng sự sạch trong và khiết bạch cùng sức khỏe của xác thân. Điều hòa, nhịp nhàng, an tĩnh, cân đối và duyên dáng là những đức tánh mà nhà tân hành giả phải rán tạo cho xác thân mình.

Thế thì, bộ óc phải cho nhạy cảm, xác thân phải được đào luyện là chuẩn bị con đường cho tâm thức Chơn Nhơn xuống tâm thức hồng trần. Ánh sáng của sự hiểu biết cao thâm khởi sự rọi sáng chỗ tối tăm của hạ trí. Hạ trí sẽ vượt qua khỏi những đặc tánh của nó là: Sự phân tích, sự chỉ trích và tánh chia rẽ. Chúng nó sẽ được thay vào bằng những đức tánh nầy: một trí mở rộng, một sự xét đoán xây dựng và một sự hiệp nhứt hoàn toàn.

Sự thay đổi trong Hạ trí cũng là điều quan trọng, trong sự mở mang bộ óc: bởi vì tình trạng cả hai phản chiếu lại nhau. Bộ óc và trung tâm Hạ trí (trong thể trí) có thể được xem như là hai điểm vừa tiêu cực vừa tích cực của tâm thức phàm trần. Hễ thay đổi cái nầy, thì cái kia cũng thay đổi. Cái nầy tốt, thì cái kia cũng phải tốt, trong cơn điên khùng hay trong lúc sắp chết, thì sự sống của cái trí rất chủ quan và mất đi cái cực đoan tiêu cực.

Con đường đi đến sự khai minh của Thượng Trí là đi từ óc đến thể trí rồi lên lần đến tâm thức Chơn Nhơn, và từ tâm thức Chơn Nhơn đó, đi đến Ý chí tinh thần (Âtma) xuyên qua trực giác. Từ đó, trong vị Chơn Tiên, nó đi từ địa phận cá nhơn đến vũ trụ, rồi vũ trụ đến càn khôn. Người sơ cơ cần phải có bổn phận đặt để cho mình một mức độ tâm thức hồng trần, cần phải tăng cường về cấp bực và về sự bền lâu. Y phải có xác thân cường tráng và cái thể trí được tinh lọc. Y phải tập nâng cao cái trí của y lên mãi, lên mãi cho tới tận cõi Thượng Thiên, để có thói quen vói lên mọi hoạt động trí thức cho đến mức độ Thượng Trí, hầu có thể chống cự được mọi xu hướng nô lệ hóa cái trí bằng sự riêng rẽ.

Tham thiền về những chơn lý vĩnh cửu sẽ không tự nó đưa đến sự thành công. Mà nó cần hộ trợ bằng một sự thiết lập bền bỉ và tăng cường cái trí, giữa hai cuộc tham thiền. Tư cách của người sơ cơ [1] hướng về một hành vi tình cảm, sẽ phải do sự cố gắng của y định đoạt hoàn toàn. Phải nên tránh những tình cảm làm xáo trộn trí khôn và kích thích xác thân. Những tình cảm dồi dào, quảng đại hơn trong sự biểu lộ như: tình thương trong sạch, tính thiện cảm, lòng tôn sùng và những tình cảm đáp ứng với mỹ thuật phải được mở mang cho tới mức cao độ, nghĩa là khi chúng nó trở thành đời sống tình cảm mời thôi. Ý chí bắt chúng nó hoạt động, xuyên qua trí khôn.

Cũng trong việc thực hiện mấy điều nầy, bộ óc – với những thành phần của nó _ đóng một vai tuồng quan trong. Óc là nơi trú ngụ của linh hồn đầu thai làm Phàm Nhơn. Óc là đền thờ bên trong của xác thân. Tất cả tế bào của nó đều thấm nhuần trạng thái trí khôn của Chơn Ngã; mỗi tế phần (molécule) đều có chứa đựng thần lực của trí khôn. Các chìa khóa rung động của trí khôn là tư tưởng.

Hạch mũi và hạch tùng quả tuyến ở trong óc là những chánh điểm, xuyên qua đó, xảy ra sự biểu lộ trước tiên của con người. Từ những hạch đó, tâm thức túa ra trọn cả óc những làn thần lực, chậm mau, nhiều ít, tùy theo bản tính của tư tưởng.

Đối với người thường nhơn, tùng quả tuyến hoạt động cho những tư tưởng cụ thể, nhưng đôi khi, nó hoạt động cho những tư tưởng trừu tượng. Còn hạch mũi, thì hoạt động cho tình cảm, nhưng đôi khi nó lan qua trực giác.

Đối với người tiến hóa, thì trực giác thông qua hạch mũi, xâm nhập vào trí khôn, rồi đi đến óc bằng con đường tùng quả tuyến (G. Hodson, quyển Meditation on the occult life.Page 12 ).

Sự mở mang tâm thức đi đôi với sự mở mang bộ óc, đặc biệt nhứt là nó gia tăng những làn rung động đáp ứng với hai hạch vừa nói trên. Tính tích cực và tính tiêu cực của hai cái hạch đó được tăng cường là nhờ sự thu và sự truyền của chúng nó. Nhơn đó, giữa hai hạch, có một từ trường (là sân trường của từ điển). Cái óc thật thứ ba bị

[1] Là người mới đi tìm đạo.

dính vào từ trường đó, để hoàn tất sự biểu lộ Ba Ngôi của con người, xuyên qua bộ óc. Chơn Nhơn của người tiến hóa biểu lộ trong óc và xuyên qua óc, theo đường tháp mỏ ác và tam thất óc.

Một phần của tài liệu THUONG TRI NTHAI (Trang 66 -69 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×