Hình thức tư vấn, hỗ trợ sinh viên của giảng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên ở trường cao đẳng y tế hưng yên (Trang 29 - 30)

7. Phương pháp nghiên cứu

1.3.3. Hình thức tư vấn, hỗ trợ sinh viên của giảng viên

Trong các trường Đại học, Cao đẳng, hình thức tư vấn, hỗ trợ sinh viên khá đa dạng. Một số hình thức tư vấn, hỗ trợ sinh viên phổ biến, như sau:

Thứ nhất, tư vấn trực tiếp

Tư vấn trực tiếp là hình thức giảng viên trực tiếp nói chuyện với sinh viên cần tư vấn. Với tư vấn trực tiếp, giảng viên có thể quan sát trực tiếp cử chỉ, tâm lý sinh viên để hiểu rõ hơn về tâm lý sinh viên, có thể tương tác với sinh viên một cách tích cực để tìm ra giải pháp phù hợp. Khi giảng viên tư vấn trực tiếp, những thắc mắc của sinh viên sẽ được giải đáp cặn kẽ, chi tiết nhất. Được gặp và trao đổi trực tiếp với giảng viên, sinh viên có thể có được câu trả lời nhanh nhất, cũng có thể đưa ra các vấn đề của mình dễ dàng hơn. Tuy nhiên, hình thức này không chỉ đòi hỏi giảng viên phải có vốn kiến thức, hiểu biết vững chắc, phải có các kỹ năng giao tiếp với sinh viên, như các kỹ năng: tạo niềm tin cho sinh viên, đồng cảm, thuyết phục, tự chủ cảm xúc...

Thứ hai, tư vấn qua điện thoại

Tư vấn qua điện thoại là hình thức giảng viên nói chuyện với sinh viên cần tư vấn qua điện thoại. Hình thức này rất tiện lợi cho sinh viên ngoại trú, ở xa trường không thể đến gặp trực tiếp giảng viên. Giảng viên có thể nghe sinh viên trình bày thắc mắc cũng như đưa ra cho sinh viên lời khuyên qua điện thoại. Hình thức này thực hiện nhanh chóng nhưng chỉ giải quyết được các vấn đề không liên quan đến thủ tục. Hình thức tư vấn này ngày càng phổ biến vì hiện tại, điện thoại là phương tiện liên lạc nhanh và hữu hiệu.

Thứ ba, tư vấn qua thư

Tư vấn qua thư là hình thức giảng viên trao đổi với sinh viên cần tư vấn về một vấn đề nào đó bằng lá thư. Ngày nay, hình thức tư vấn qua thư có thể được thực hiện thông qua sự hỗ trợ của internet - thư điện tử (email). Khác với tư vấn trực tiếp, tư vấn qua thư tạo cơ hội cho giảng viên tìm hiểu vấn đề sẽ tư vấn cho sinh viên kỹ càng và chính xác hơn, vì thế có thể đưa ra những tư vấn, khuyên nhủ hữu hiệu cho sinh viên. Sinh viên có thể nắm bắt rõ ràng hơn, đầy đủ hơn những tư vấn của giảng viên trong trường hợp vấn đề cần tư vấn phức tạp mà sinh viên không thể nắm bắt hết được khi giảng viên tư vấn bằng lời nói.

Ngoài ra, còn có hình thức tư vấn cộng đồng - là hình thức giảng viên nói chuyện với tập thể sinh viên (chi hội, Câu lạc bộ...); và hình thức tư vấn trên phương tiện truyền thanh, bản tin, tập san của nhà trường, của Hội Sinh viên (là hình thức giảng viên trao đổi với sinh viên thông qua mục hỏi, đáp).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên ở trường cao đẳng y tế hưng yên (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)