Hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên của giảng viên trường Cao đẳng nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên ở trường cao đẳng y tế hưng yên (Trang 28 - 32)

7. Phương pháp nghiên cứu

1.3. Hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên của giảng viên trường Cao đẳng nghề

1.3.1. Mục tiêu công tác tư vấn, hỗ trợ sinh viên của giảng viên

Việc tư vấn, hỗ trợ sinh viên hướng đến nhiều mục tiêu. Các mục tiêu cụ thể như sau:

Thứ nhất, tư vấn, hỗ trợ nhằm cung cấp thông tin cho sinh viên cần tư vấn. Các thơng tin chính xác, rõ ràng làm thay đổi nhận thức và quan điểm lệch

lạc không đúng của sinh viên. Thơng qua đó thể hiện sự hỗ trợ của cơ sở đào tạo với sinh viên; hỗ trợ, giúp đỡ về mặt tâm lý, tình cảm, hiểu và làm yên lòng sinh viên.

Thứ hai, tư vấn, hỗ trợ nhằm góp phần giải quyết các vấn đề trong đời sống và học tập của sinh viên. Các vấn đề nảy sinh trong đời sống sinh hoạt và

học tập của sinh viên rất đa dạng, hoạt động tư vấn, hỗ trợ nhằm giúp sinh viên giải quyết những khác biệt và mâu thuẫn với những người khác và chính bản thân sinh viên; giúp sinh viên phân tích những khó khăn, tìm ra những giải pháp hành động và cuối cùng tìm được giải pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề; giúp sinh viên cần tư vấn xác định các phương án, tự đưa ra quyết định cụ thể về cách giải quyết trong đời sống sinh hoạt và học tập.

Thứ ba, tư vấn, hỗ trợ nhằm thay đổi hành vi của sinh viên. Hoạt động tư

tập, sinh hoạt phù hợp để sinh viên có thể quyết định các thay đổi liên quan đến suy nghĩ, tình cảm, hành vi.

1.3.2. Nội dung tư vấn, hỗ trợ sinh viên của giảng viên

Thông tư số 10/2016/TT-BGDĐT, Thông tư số 17/2017/TT-BLĐTBXH quy định về “hỗ trợ và dịch vụ sinh viên”. Theo đó, hoạt động hỗ trợ và dịch vụ sinh viên khá đa dạng, bao gồm:

Thứ nhất, tư vấn, hỗ trợ về tình cảm, đạo đức: Tư vấn tình bạn, tình yêu,

sức khoẻ sinh sản vị thành niên, thanh niên...

Thứ hai, tư vấn, hỗ trợ về học tập, nghiên cứu khoa học: Tư vấn về

phương pháp học ở bậc cao đẳng - đại học, tư vấn về thi, về chọn đề tài nghiên cứu khoa học, đề tài tốt nghiệp, tư vấn về học bổng, về du học...

Thứ ba, tư vấn, hỗ trợ về ngành nghề, điều kiện sống: Tư vấn chọn

chuyên ngành, tư vấn việc làm, tư vấn nhà trọ...

Thứ tư, tư vấn, hỗ trợ về rèn luyện, giải trí: Tư vấn về luyện tập thể thao,

về tiếp cận dịch vụ Internet...

1.3.3. Hình thức tư vấn, hỗ trợ sinh viên của giảng viên

Trong các trường Đại học, Cao đẳng, hình thức tư vấn, hỗ trợ sinh viên khá đa dạng. Một số hình thức tư vấn, hỗ trợ sinh viên phổ biến, như sau:

Thứ nhất, tư vấn trực tiếp

Tư vấn trực tiếp là hình thức giảng viên trực tiếp nói chuyện với sinh viên cần tư vấn. Với tư vấn trực tiếp, giảng viên có thể quan sát trực tiếp cử chỉ, tâm lý sinh viên để hiểu rõ hơn về tâm lý sinh viên, có thể tương tác với sinh viên một cách tích cực để tìm ra giải pháp phù hợp. Khi giảng viên tư vấn trực tiếp, những thắc mắc của sinh viên sẽ được giải đáp cặn kẽ, chi tiết nhất. Được gặp và trao đổi trực tiếp với giảng viên, sinh viên có thể có được câu trả lời nhanh nhất, cũng có thể đưa ra các vấn đề của mình dễ dàng hơn. Tuy nhiên, hình thức này khơng chỉ đòi hỏi giảng viên phải có vốn kiến thức, hiểu biết vững chắc, phải có các kỹ năng giao tiếp với sinh viên, như các kỹ năng: tạo niềm tin cho sinh viên, đồng cảm, thuyết phục, tự chủ cảm xúc...

Thứ hai, tư vấn qua điện thoại

Tư vấn qua điện thoại là hình thức giảng viên nói chuyện với sinh viên cần tư vấn qua điện thoại. Hình thức này rất tiện lợi cho sinh viên ngoại trú, ở xa trường không thể đến gặp trực tiếp giảng viên. Giảng viên có thể nghe sinh viên trình bày thắc mắc cũng như đưa ra cho sinh viên lời khuyên qua điện thoại. Hình thức này thực hiện nhanh chóng nhưng chỉ giải quyết được các vấn đề khơng liên quan đến thủ tục. Hình thức tư vấn này ngày càng phổ biến vì hiện tại, điện thoại là phương tiện liên lạc nhanh và hữu hiệu.

Thứ ba, tư vấn qua thư

Tư vấn qua thư là hình thức giảng viên trao đổi với sinh viên cần tư vấn về một vấn đề nào đó bằng lá thư. Ngày nay, hình thức tư vấn qua thư có thể được thực hiện thơng qua sự hỗ trợ của internet - thư điện tử (email). Khác với tư vấn trực tiếp, tư vấn qua thư tạo cơ hội cho giảng viên tìm hiểu vấn đề sẽ tư vấn cho sinh viên kỹ càng và chính xác hơn, vì thế có thể đưa ra những tư vấn, khuyên nhủ hữu hiệu cho sinh viên. Sinh viên có thể nắm bắt rõ ràng hơn, đầy đủ hơn những tư vấn của giảng viên trong trường hợp vấn đề cần tư vấn phức tạp mà sinh viên không thể nắm bắt hết được khi giảng viên tư vấn bằng lời nói.

Ngồi ra, cịn có hình thức tư vấn cộng đồng - là hình thức giảng viên nói chuyện với tập thể sinh viên (chi hội, Câu lạc bộ...); và hình thức tư vấn trên phương tiện truyền thanh, bản tin, tập san của nhà trường, của Hội Sinh viên (là hình thức giảng viên trao đổi với sinh viên thông qua mục hỏi, đáp).

1.3.4. Các điều kiện tư vấn, hỗ trợ sinh viên

Để hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên của giảng viên diễn ra thuận lợi và hiệu quả, cơ sở giáo dục cần bảo đảm một số điều kiện như sau:

Thứ nhất, đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, nguồn lực. Ngoài những cơ sở vật chất chung phục vụ hoạt động giáo dục, đào tạo, cơ sở giáo dục phải bố trí văn phịng tư vấn với kinh phí hoạt động thường xuyên; trang bị

đủ tài liệu nghiên cứu và tài liệu hỗ trợ sinh viên được tư vấn; tuyển chọn, bố trí, tập huấn thường xuyên cho giảng viên làm nhiệm vụ tư vấn.

Thứ hai, tạo môi trường tư vấn, hỗ trợ thuận lợi. Trong tư vấn trực tiếp

cho sinh viên thì mơi trường thuận lợi là điều kiện quan trọng giúp cho hoạt động tư vấn đạt hiệu quả. Do đó, cơ sở giáo dục cần có khu vực riêng để gặp mặt, trao đổi; ở một mức độ cao hơn, hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên cịn địi hỏi mơi trường kín đáo để thực hiện việc bảo mật với những vấn đề mang tính riêng tư.

Thứ ba, thực hiện bảo mật trong tư vấn, hỗ trợ cá nhân. Sự tin tưởng là nền tảng cho mối quan hệ giữa sinh viên cần tư vấn với giảng viên tham gia tư vấn. Khi sinh viên cần tư vấn tin tưởng rằng giảng viên tham gia tư vấn sẽ giữ bí mật mọi thơng tin về họ thì họ sẽ trao đổi những mối quan tâm, lo lắng và các vấn đề của mình một cách thoải mái, nhất là đối với các vấn đề tình u, tình dục...

Thứ tư, khơng ngừng rèn luyện kỹ năng và nâng cao trình độ hiểu biết của giảng viên tham gia tư vấn. Xuất phát từ yêu cầu phát triển mọi mặt của xã

hội và yêu cầu phát triển của công tác tư vấn, hỗ trợ sinh viên đòi hỏi giảng viên tham gia tư vấn phải nâng cao trình độ của mình về mọi mặt để đáp ứng nhu cầu tư vấn, hỗ trợ của sinh viên. Các phương tiện thông tin ngày càng nhiều, sinh viên nắm bắt rất nhanh nên giảng viên tham gia tư vấn phải luôn cập nhật thông tin và không thể lạc hậu hơn so với sinh viên. Sinh viên tin tưởng và dành thời gian để được tư vấn, vì vậy giảng viên tham gia tư vấn phải làm việc để xứng với niềm tin của sinh viên. Đội ngũ giảng viên tham gia tư vấn phải không ngừng học hỏi về phương pháp tư duy khoa học, phân tích, tổng hợp, nhanh chóng tìm ra bản chất để luyện cho các kĩ năng tư vấn, hỗ trợ sinh viên ngày càng tốt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên ở trường cao đẳng y tế hưng yên (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)