Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên ở trường cao đẳng y tế hưng yên (Trang 103 - 110)

7. Phương pháp nghiên cứu

3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý

3.4.3. Kết quả khảo nghiệm

Để đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên ở trường Cao đẳng Y tế Hưng Yên, chúng tôi trưng cầu ý kiến 70 cán bộ quản lý và giảng viên, kết quả thu được như sau:

Bảng 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp

Các biện pháp Mức độ cần thiết Tổng điểm Điểm TB Thứ bậc

Rất cần thiết Cần thiết Không cần

thiết Số lượng Điểm Số lượng Điểm Số lượng Điểm 1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giảng viên trường Cao đẳng Y tế Hưng Yên về công tác tư vấn, hỗ trợ sinh viên và bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên”

42 126 28 56 0 0 182 2,60 1

2. Đổi mới lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên ở trường Cao đẳng Y tế Hưng Yên 41 123 29 58 0 0 181 2,59 2 3. Phối hợp chặt chẽ các lực lượng và bảo đảm các điều kiện cần 29 87 41 82 0 0 169 2,41 4

Các biện pháp Mức độ cần thiết Tổng điểm Điểm TB Thứ bậc

Rất cần thiết Cần thiết Không cần

thiết Số lượng Điểm Số lượng Điểm Số lượng Điểm

thiết cho hoạt động bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên của giảng viên

4. Xây dựng cơ chế thi đua, khen thưởng nhằm tạo động lực cho giảng viên trường Cao đẳng Y tế Hưng Yên trong công tác tư vấn, hỗ trợ sinh viên và bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên

33 99 37 74 0 0 173 2,47 3

Trung bình chung 2,52

Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên được cán bộ quản lý và giảng viên trường Cao đẳng Y tế Hưng Yên đánh giá ở mức độ rất cần thiết, thể hiện ở điểm trung bình chung của các biện pháp là 2,52. Cả 4 biện pháp đều được đánh giá là rất cần thiết với điểm trung bình của các biện pháp dao động từ 2,41 đến 2,60.

Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên ở trường Cao đẳng Y tế Hưng Yên mà chúng tôi đề xuất được đánh giá không giống nhau, tuy nhiên sự chênh lệch giữa các biện pháp là không lớn. Theo ý kiến đánh giá của các khách thể khảo sát là cán bộ quản lý và giảng viên trường Cao đẳng Y tế Hưng n thì tính khả thi của các biện pháp đề xuất rất cao, thể hiện ở điểm trung bình chung của các biện pháp là 2,52 (mức rất khả thi). Cả 4 biện pháp đề xuất đều được đánh giá là rất khả thi, với điểm trung bình của các biện pháp dao động từ 2,44 đến 2,65.

Bảng 3.2. Mức độ khả thi của các biện pháp Các biện pháp Mức độ khả thi Tổng điểm Điểm TB Thứ bậc

Rất khả thi Khả thi Không khả thi

Số lượng Điểm Số lượng Điểm Số lượng Điểm 1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giảng viên trường Cao đẳng Y tế Hưng Yên về công tác tư vấn, hỗ trợ sinh viên và bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên”

28 84 42 84 0 0 168 2,40 2

2. Đổi mới lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên ở trường Cao đẳng Y tế Hưng Yên 38 114 32 64 0 0 178 2,54 1 3. Phối hợp chặt chẽ các lực lượng và bảo đảm các điều kiện cần thiết cho hoạt động bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên của giảng viên

21 63 42 84 7 7 147 2,10 4

4. Xây dựng cơ chế thi đua, khen thưởng nhằm tạo động lực cho giảng viên trường Cao đẳng Y tế Hưng Yên trong công tác tư vấn, hỗ trợ sinh viên và bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên

25 75 45 90 0 0 165 2,36 3

Theo ý kiến đánh giá của các khách thể khảo sát là cán bộ quản lý và giảng viên trường Cao đẳng Y tế Hưng n thì tính khả thi của các biện pháp đề xuất rất cao, thể hiện ở điểm trung bình chung của các biện pháp là 2,35 (mức rất khả thi). Trong 4 biện pháp đề xuất, có 3 biện pháp đề xuất được đánh giá là rất khả thi, với điểm trung bình của các biện pháp dao động từ 2,36 đến 2,54; 1 biện pháp được đánh giá là khả thi, với điểm trung bình 2,10.

Biện pháp có mức độ khả thi thấp nhất là “Phối hợp chặt chẽ các lực lượng và bảo đảm các điều kiện cần thiết cho hoạt động bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên của giảng viên” (điểm trung bình 2,10, xếp bậc 4). Lý giải cho đánh giá này, các khách thể khảo sát cho rằng với tình hình hiện nay, việc đảm bảo cơ sở vật chất cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học là một sự cố gắng của đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường. Điều kiện về tài chính của nhà trường cũng như những khó khăn trong việc huy động nguồn lực xã hội hoá khiến cho giải pháp tăng cường các điều kiện cho bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên ở trường Cao đẳng Y tế Hưng Yên trở nên kém khả thi.

Để làm rõ hơn sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất, tác giả tiến hành so sánh tương quan giữa các biện pháp. Kết quả so sánh được thể hiện ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. Tương quan giữa mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp Các biện pháp Mức độ cần thiết Mức độ khả thi ___ X Thứ bậc ___ X Thứ bậc

1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giảng viên trường Cao đẳng Y tế Hưng Yên về công tác tư vấn, hỗ trợ sinh viên và bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên”

2,60 1 2,40 2

2. Đổi mới lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên ở trường Cao đẳng Y tế Hưng Yên

2,59 2 2,54 1

3. Phối hợp chặt chẽ các lực lượng và bảo đảm các điều kiện cần thiết cho hoạt động bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên của giảng viên

2,41 4 2,10 4

4. Xây dựng cơ chế thi đua, khen thưởng nhằm tạo động lực cho giảng viên trường Cao đẳng Y tế Hưng Yên trong công tác tư vấn, hỗ trợ sinh viên và bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên

2,47 3 2,36 3

Trung bình chung 2,52 2,35

Từ kết quả bảng thống kê 3.3 cho thấy giữa mức độ cần thiết và khả thi có mối quan hệ với nhau chặt chẽ. Sự chênh lệch điểm trung bình giữa các nội dung đánh giá là không đáng kể. Độ chênh lệch điểm trung bình chung giữa mức độ cần thiết và tính khả thi là 0.17.

Mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp cơ bản tỉ lệ thuận với nhau. Những biện pháp có mức độ cần thiết cao, cũng được đánh giá cao về tính khả thi.

Biện pháp được đánh giá cao nhất về sự cần thiết cũng như tính khả thi là “Đổi mới lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên ở trường Cao đẳng Y tế Hưng Yên”. Như thế, cần thực hiện ngay việc xây

dựng kế hoạch hoạt động bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên ở trường Cao đẳng Y tế Hưng Yên để làm cơ sở quan trọng cho hoạt động của cả hệ thống nói chung cũng như các bộ phận trong hệ thống nói riêng, cùng hướng tới mục tiêu tổ chức bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên ở trường Cao đẳng Y tế Hưng Yên một cách hiệu quả.

Đây là cơ sở để đưa các biện pháp ứng dụng vào thực tiễn quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên ở trường Cao đẳng Y tế Hưng Yên một cách hiệu quả.

Kết luận chương 3

Từ cơ sở lý luận và thực tiễn ở chương 1, 2, chúng tôi đã đề xuất bốn nguyên tắc và bốn biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên ở trường Cao đẳng Y tế Hưng Yên.

Các biện pháp xây dựng tuân thủ năm các nguyên tắc: Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ; nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa; nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn; nguyên tắc đảm bảo tính khả thi.

Trên cơ sở bốn nguyên tắc đã xây dựng, chúng tôi đề xuất bốn biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên ở trường Cao đẳng Y tế Hưng Yên, gồm: 1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giảng viên trường Cao đẳng Y tế Hưng Yên về công tác tư vấn, hỗ trợ sinh viên và bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên”

2. Đổi mới lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên ở trường Cao đẳng Y tế Hưng Yên

3. Phối hợp chặt chẽ các lực lượng và bảo đảm các điều kiện cần thiết cho hoạt động bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên của giảng viên

4. Xây dựng cơ chế thi đua, khen thưởng nhằm tạo động lực cho giảng viên trường Cao đẳng Y tế Hưng Yên trong công tác tư vấn, hỗ trợ sinh viên và bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên.

Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất nhằm quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên ở trường Cao đẳng Y tế Hưng Yên đạt hiệu quả. Các biện pháp đều được đánh giá cao về mức độ cần thiết và tính khả thi.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên ở trường cao đẳng y tế hưng yên (Trang 103 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)