Chỉ đạo bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên ở trường cao đẳng y tế hưng yên (Trang 42 - 44)

7. Phương pháp nghiên cứu

1.4. Bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên ở trường

1.5.3. Chỉ đạo bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên

Chỉ đạo là chức năng thể hiện năng lực của người quản lí. Sau khi hoạch định kế hoạch và sắp xếp tổ chức, Hiệu trưởng phải chỉ đạo cho hệ thống hoạt động theo đúng kế hoạch nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra. Hiệu trưởng phải là người có hiểu biết, có kĩ năng ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định. Quyết định là công cụ cơ bản để điều khiển hệ thống. Ra quyết định là quá trình xác định vấn đề và lựa chọn một phương án tối ưu trong số những phương án khác.

Trong quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên, Hiệu trưởng phải có năng lực để lựa chọn được phương án tối ưu và ra các quyết

định bám sát mục tiêu, kịp thời, hợp lí và quán triệt các nguyên tắc hoạt động trong việc bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên.

Chỉ đạo là những hành động xác lập quyền chỉ huy và sự can thiệp của Hiệu trưởng trong tồn bộ q trình quản lý, là việc huy động mọi lực lượng vào việc thực hiện và điều hành các hoạt động để hoàn thành kế hoạch đề ra. Chỉ đạo bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên được xem như là q trình “thi cơng” kế hoạch bồi dưỡng đã vạch ra để phát triển năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên.

Các nội dung cụ thể của việc chỉ đạo bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên bao gồm:

Thứ nhất, sử dụng các phương pháp quản lý để điều hành bộ máy tổ chức bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên

Chủ thể quản lý phối hợp các phương pháp trong việc điều hành bộ máy tổ chức bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên như phương pháp hành chính, phương pháp tâm lí xã hội, phương pháp kinh tế. Chủ thể quản lý giao nhiệm vụ cho từng bộ phận, cá nhân một cách khoa học, không chồng chéo, theo đúng chức năng nhiệm vụ trong mối quan hệ hợp tác giữa chủ thể quản lý - người giảng dạy trong khóa bồi dưỡng; chủ thể quản lý - giảng viên được bồi dưỡng; người giảng dạy trong khóa bồi dưỡng - giảng viên được bồi dưỡng.

Thứ hai, giám sát và điều chỉnh hoạt động bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên kịp thời

Giám sát là quá trình chủ thể quản lý bồi dưỡng theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ của các bộ phận, cá nhân trong quá trình bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên để phát hiện ra những mặt tích cực cần phát huy và những sai lệch, hạn chế cần khắc phục. Trên cơ sở thông tin thu được từ giám sát, chủ thể quản lý bồi dưỡng đưa ra các quyết định điều chỉnh kịp thời và phù hợp cho quá trình bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng

viên đang diễn ra và cơ sở thiết lập quá trình quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên tiếp theo.

Thứ ba, đôn đốc, động viên, tạo động lực cho các lực lượng tham gia bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên

Chủ thể quản lý bồi dưỡng thường xuyên đôn đốc, động viên, tạo động lực cho cả các lực lượng tổ chức bồi dưỡng và đội ngũ giảng viên tham gia bồi dưỡng, để biến mục tiêu phát triển năng lực nói chung, phát triển năng lực năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên nói riêng thành nhu cầu hoạt động của mỗi cá nhân, mỗi lực lượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên ở trường cao đẳng y tế hưng yên (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)