Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên ở trường cao đẳng y tế hưng yên (Trang 39 - 41)

7. Phương pháp nghiên cứu

1.4. Bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên ở trường

1.5.1. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho

Trong cơng tác quản lí, xây dựng kế hoạch là sự xác định một cách có căn cứ khoa học những mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ (thời hạn, tốc độ, tỉ lệ cân đối) về sự phát triển một quá trình giáo dục và định ra những phương tiện cơ bản để thực hiện có kết quả những mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ giáo dục đó. Nói cách khác, xây dựng kế hoạch quản lí là quyết định trước xem các lực lượng giáo dục sẽ phải làm cái gì, làm như thế nào, khi nào làm và ai sẽ làm cái đó.

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng là nền tảng cho toàn bộ quá trình tổ chức bồi dưỡng. Khi chủ thể quản lý bồi dưỡng lập được kế hoạch bồi dưỡng thì tư duy quản lý của chủ thể quản lý bồi dưỡng sẽ có hệ thống hơn. Từ đó, có thể tiên liệu được các tình huống sắp xảy ra trong quá trình tổ chức bồi dưỡng; sẽ phối hợp được mọi nguồn lực của cá nhân, tập thể để tạo nên một sức mạnh tổng hợp thực hiện được mục tiêu bồi dưỡng muốn hướng đến. Bên cạnh đó, chủ thể quản lý bồi dưỡng cũng sẽ dễ dàng kiểm tra, giám sát hiệu quả thực hiện tổ chức bồi dưỡng.

Để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên, chủ thể quản lý cần tiến hành các bước: Tiền kế hoạch, hình thành bản kế hoạch, hoàn chỉnh bản kế hoạch.

Thứ nhất, tiền kế hoạch, bao gồm:

- Tìm hiểu về nhu cầu bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên của đội ngũ giảng viên: Cần xác định điểm mạnh, điểm yếu trong năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên của đội ngũ giảng viên; xác định những cơ hội và thách thức.

- Nắm vững kế hoạch bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho đội ngũ giảng viên của các cấp quản lý giáo dục bên trên.

Thứ hai, hình thành bản kế hoạch, bao gồm:

- Thiết lập mục tiêu bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên.

- Xác định nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng. Việc xác định nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng được thể hiện thơng qua hai cấp độ: (1) Xác định phương án bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên cụ thể có thể tiến hành bồi dưỡng trực tiếp với báo cáo viên là các chuyên gia tư vấn tâm lí, hỗ trợ sinh viên ở các trường Đại học, các Viện nghiên cứu; bồi dưỡng trực tuyến qua mạng hoặc yêu cầu giảng viên nghiên cứu tài liệu về tư vấn, hỗ trợ sinh viên (tự học); (2) Xác định những công việc cụ thể cần thực hiện để bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên, ví dụ: khâu chuẩn bị cho bồi dưỡng, cơ sở vật chất, mời báo cáo viên, kiểm tra đánh giá kết quả sau bồi dưỡng của giảng viên...

- Xác định các nguồn lực bảo đảm cho bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên.

Thứ ba, hoàn chỉnh bản kế hoạch. Trong bước này, cần tiến hành đánh giá là tính khoa học thực tiễn và khả thi của kế hoạch. Một bản kế hoạch được đánh giá là có tính khoa học thực tiễn và khả thi cao sẽ được phê duyệt và ban hành chính thức để thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên ở trường cao đẳng y tế hưng yên (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)