7. Phương pháp nghiên cứu
1.4. Bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên ở trường
1.5.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh
cho giảng viên
Kiểm tra, đánh giá là chức năng cố hữu của quản lý nói chung và quản lý giáo dục nói riêng. Khơng có kiểm tra sẽ khơng có quản lý giáo dục. Kiểm tra là chức năng xuyên suốt trong quá trình quản lý giáo dục và là chức năng của mọi cấp quản lý giáo dục. Mục đích của kiểm tra là giúp cho các chủ thể quản lý giáo dục biết được mức độ thực hiện các hoạt động theo kế hoạch, đồng thời đánh giá được những quyết định có phù hợp với thực tế hay khơng. Trên cơ sở đó, điều chỉnh các hoạt động giáo dục, giúp đỡ hay thúc đẩy các cá nhân, tập thể để đạt được mục tiêu giáo dục. Kiểm tra không những để đánh giá thực trạng hoạt động bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên mà còn là cơ sở để thực hiện cho một quá trình bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên tiếp theo.
Việc thực hiện kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên bao gồm các nội dung như sau:
Thứ nhất, xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm tra, đánh giá
Trong bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên, tiêu chuẩn là những chỉ tiêu thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ bồi dưỡng. Trong đó, trọng tâm là các năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên của giảng viên, được thể hiện
cụ thể thông qua mục tiêu tư vấn, xác định và xử lý nội dung tư vấn, sử dụng đa dạng các hình thức tư vấn và các phương pháp tư vấn.
Thứ hai, tổ chức kiểm tra, đánh giá.
Tổ chức kiểm tra, đánh giá chính là quá trình “đo đạc” việc thực hiện bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên. Việc “đo đạc” hướng vào các nội dung như: Kế hoạch thực hiện việc bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên của cán bộ quản lý và mỗi giảng viên; Việc thực hiện các mục tiêu chủ yếu của kế hoạch; Tiến độ và mức độ thực hiện các giải pháp bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên; Kết quả thực hiện việc bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên; Những hạn chế yếu kém trong bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên; Trách nhiệm của bộ phận và cá nhân trong bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên.
Để tổ chức, kiểm tra đánh giá bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên, chủ thể quản lý tiến hành lựa chọn phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá phù hợp; thu thập thông tin thường xuyên qua nhiều phương diện, đối tượng khác nhau để có kết quả đánh giá khách quan.
Thứ ba, điều chỉnh sai lệch.
Sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh việc bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên nhằm làm cho toàn bộ hệ thống đạt mục tiêu đã định, qua đó nhằm điều chỉnh, uốn nắn sai lệch so với mục tiêu, kế hoạch bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên đã đề ra.
Kết quả kiểm tra, đánh giá được đối chiếu với các mục tiêu, tiêu chuẩn bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên đã đề ra để phân tích những mặt mạnh và yếu của quá trình bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên. Từ đó, chủ thể quản lý đưa ra các quyết định cần thiết để điều chỉnh những sai lệch trong quá trình thực hiện bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên.