7. Phương pháp nghiên cứu
2.5. Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho
2.5.3. Thực trạng chỉ đạo bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho
2.5.3. Thực trạng chỉ đạo bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên trường Cao đẳng Y tế Hưng Yên giảng viên trường Cao đẳng Y tế Hưng Yên
Để tìm hiểu thực trạng chỉ đạo bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên ở trường Cao đẳng Y tế Hưng Yên, chúng tôi trưng cầu ý kiến 70 cán bộ quản lý và giảng viên về mức độ thực hiện các nội dung trong quá trình điều khiển, chỉ đạo bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên ở trường Cao đẳng Y tế Hưng Yên, kết quả thu được như sau:
Bảng 2.14. Thực trạng chỉ đạo bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho
giảng viên trường Cao đẳng Y tế Hưng Yên
Nội dung đánh giá
Mức độ thực trạng Tổng điểm Điểm TB Thứ bậc Tốt Bình thường Khơng tốt Số lượng Điểm Số lượng Điểm Số lượng Điểm 1. Lựa chọn phương án
tối ưu cho hoạt động BD 6 18 38 76 26 26 120 1,71 3
2. Ra các quyết định bám sát mục tiêu, kịp thời, hợp lí 23 69 39 80 8 8 157 2,24 2 3. Sử dụng các PP quản lý để điều hành bộ máy tổ chức BD 3 9 38 76 29 29 114 1,63 5 4. Giám sát và điều chỉnh hoạt động BD kịp thời 26 78 36 72 8 8 158 2,26 1 5. Đôn đốc, động viên, tạo động lực cho các lực lượng tham gia BD
5 15 38 76 27 27 118 1,69 4
Trung bình chung 1,90
Thực trạng chỉ đạo bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên ở trường Cao đẳng Y tế Hưng Yên được đánh giá ở mức độ trung bình (điểm trung bình chung 1,90). Bảng thống kê cho thấy dữ liệu khảo sát theo thang đo 3 mức sau khi xử lý hiển thị ở 2 vùng dữ liệu. Ở mức độ trung bình có yếu tố 1, 2, 4 và 5 (điểm dao động trong khoảng 1,69 - 2,26). Ở mức độ khơng tốt có yếu tố 3 (điểm trung bình 1,63, xếp bậc 5).
Kết quả khảo sát cho thấy việc sử dụng các phương pháp quản lý để điều hành bộ máy tổ chức bồi dưỡng và việc đôn đốc, động viên, tạo động lực cho các lực lượng tham gia BD là những khâu yếu trong quá trình chỉ đạo bồi
dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên ở trường Cao đẳng Y tế Hưng Yên. Còn thiếu một cơ chế thi đua khen thưởng phù hợp để tạo động lực cho các lực lượng tổ chức bồi dưỡng và đội ngũ giảng viên tích cực tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp nói chung, năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên nói riêng. Để có thêm thơng tin thực trạng, chúng tôi tiến hành phỏng vấn đ/c N.T.H (Giảng viên khoa Khoa học cơ bản) với câu hỏi: đ/c đánh giá như thế nào về hiệu quả hoạt động kiểm tra năng lực của GV khi tham gia bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên. Câu trả lời chúng tôi ghi nhận được như sau: “Nhà trường chủ yếu xem xét kết quả làm việc của giảng viên để đo kết quả sau bồi dưỡng, đó là cách đánh giá rõ nhất kết quả của hoạt động bồi dưỡng, thực tế việc tập huấn bồi dưỡng các nội dung này cũng ít được thực hiện nên chưa có cơ chế kiểm tra khác. Như vậy có thể thấy việc kiểm tra, đánh giá kết quả ngay sau bồi dưỡng của nhà trường chưa được thực hiện. Chủ yếu là do giảng viên tự vận dụng các kiến thức được bồi dưỡng trong quá trình làm việc. Đây cũng là một vấn đề thực trạng cần quan tâm đối với người nghiên cứu.