Bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên ở trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên ở trường cao đẳng y tế hưng yên (Trang 32 - 35)

7. Phương pháp nghiên cứu

1.4. Bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên ở trường

Cao đẳng nghề

1.4.1. Chức năng, nhiệm vụ của GV ở trường Cao đẳng trong công tác tư vấn, hỗ trợ sinh viên

Đào tạo theo học chế tín chỉ là hình thức đào tạo tiên tiến nhất trên thế giới, không giới hạn thời gian học tập, sinh viên phải tích lũy khối lượng kiến thức định sẵn, khi nào tích lũy xong thì ra trường nên cho phép người học chủ động hơn. Vai trò của người thầy trong đào tạo theo học chế tín chỉ sẽ nặng nề hơn vừa làm công tác giảng dạy vừa làm công việc tư vấn, hỗ trợ sinh viên trong học tập và nghiên cứu khoa học. Người học chuyển từ tiếp nhận tri thức một cách thụ động sang chủ động trong quá trình học tập, tự sắp xếp lộ trình học theo nhu cầu của bản thân, vừa là người chủ động tìm kiếm lĩnh hội tri thức vừa là người đàm phán với giảng viên, đàm phán với nhóm và với chính mình được phát huy hết khả năng học tập. Giảng viên thực hiên chức năng tư vấn, hỗ trợ sinh viên chính là thực hiên vai trò của người cố vấn học tập. Cố vấn học tập chức danh quy đinh trong quá trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ, là người tư vấn , hỗ trợ sinh viên phát huy tối đa khả năng học tập, rèn luyện và nghiên cứu khoa học, lựa chọn đăng ký học phần phù hợp để đáp ứng mục tiêu tốt nghiệp và khả năng tìm việc làm sau khi ra trường, theo dõi quá trình học tập, rèn luyện của sinh viên nhằm giúp sinh viên điều chỉnh kịp thời hoặc đưa ra một lựa chọn phù hợp trong quá trình học tập. Thực tiễn đào tạo theo hệ thống tín chỉ cho thấy tùy theo từng cơ sở đào tạo mà giảng viên có những chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Ở đây, chúng tôi bàn về chức năng tư vấn, hỗ trợ sinh viên của giảng viên

Với chức năng tư vấn, trợ giúp sinh viên trong học tập và nghiên cứu khoa học, định hướng nghể nghiệp, bao gồm:

Giúp sinh viên biết cách lập kế hoạch học tập trong suốt các năm học ở trường cho đến khi tốt nghiệp, xây dựng kế hoach học tập cho từng học kỳ phù hợp để đạt kết quả tốt nhất trong cả khóa học;

Giúp sinh viên hiểu rõ các quy định, quy chế về học chế tín chỉ, thủ tục đăng ký học phần, theo dõi kết quả học tập, các hình thức kiểm tra đánh giá sinh viên trong học tập và rèn luyện;

Tư vấn cho sinh viên xác định động cơ học tập đúng đắn, phương pháp học, phương pháp tự học, kỹ năng nghiên cứu khoa học, kỹ năng thu thập, xử lý thông tin, tài liệu học tập;

Thảo luận và hướng dẫn cho sinh viên tìm hiểu chương trình đào tạo chuyên ngành của lớp và cách lựa chọn học phần, tuân thủ các điều kiện tiên quyết của từng học phần;

Hướng dẫn quy trình, thủ tục cho sinh viên đăng ký học phần, hủy đăng ký, xây dựng kế hoạch học tập cá nhân cho từng học kỳ; ký chấp nhận hoặc từ chối vào phiếu đăng ký học phần cho sinh viên;

Theo dõi việc đăng ký học phần của sinh viên cho phù hợp với quy định của trường;

Thảo luận và trợ giúp sinh viên trong việc lựa chọn nơi thực tập, lựa chọn đề tài khóa luận, tiểu luận, đề tài nghiên cứu khoa học phù hợp với năng lực, nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của sinh viên;

Theo dõi quá trình học tập, rèn luyện của sinh viên, nhắc nhở sinh viên khi thấy kết quả học tập của họ giảm sút, cảnh báo biến động ,sa sút trong quá trình học, hỗ trợ sinh viên cải thiện. Rèn luyện cho sinh viên thói quen viết nhật ký học tập cho mỗi môn học, mỗi học kỳ để theo dõi tiến trình học tập nhằm kịp thời khắc phục những bất cập xảy ra ảnh hưởng đến kết quả học tập;

Trả lời các câu hỏi của sinh viên liên có liên quan đến việc học tập của sinh viên trong phạm vi thẩm quyền của mình; Tham gia các cuộc họp, tập huấn về công tác tư vấn, hỗ trợ sinh viên do triệu tập của nhà trường.

Lập kế hoạch hoạt động cá nhân, thực hiện các chế độ báo cáo định kỳ, ghi chép đầy đủ các biểu mẫu, xây dựng và công khai lịch tiếp sinh viên, thời gian và địa điểm tiếp sinh viên định kỳ; cung cấp cho sinh viên số điện thoại, E.mail

và các phương tiện liên lạc khác để sinh viên liên lạc trong trường hợp cần thiết. Trung thực và công bằng khi thực hiện hoạt động tư vấn, trợ giúp, hướng dẫn sinh viên. Không chỉ dẫn, giải đáp các câu hỏi liên quan đến nội dung kiến thức của môn học hoặc can thiệp vào nội dung chuyên môn của giảng viên.

1.4.2. Cấu trúc năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên của giảng viên

Năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên của giảng viên bao gồm các năng lực thành phần sau đây:

(1)Năng lực tư vấn tâm lý sinh viên: - Năng lực hiểu đặc điểm đối tượng

- Năng lực xác định những khó khan tâm lý của đối tượng - Năng lực tiếp cận đối tượng

- Năng lực cảm hóa, thuyết phục đối tượng (2)Năng lực tư vấn hỗ trợ học tập cho sinh viên

- Năng lực tư vấn hướng dẫn sinh viên lập kế hoạch học tập

- Năng lực xác định những khó khan tâm lý trong học tập của sinh viên - Năng lực tư vấn hướng dẫn phương pháp học tập cho sinh viên

- Năng lực tư vấn hướng dẫn tự đánh giá kết quả học tập cho sinh viên - Năng lực hướng dẫn hỗ trợ sinh viên tìm kiếm nguồn học liệu phục

vụ học tập.

- Hướng dẫn sinh viên vượt qua những khó khăn tâm lý trong học tập - Hướng dẫn sinh viên trải nghiệm thực tiễn nghề nghiệp

(3)Năng lực tư vấn hỗ trợ các mối quan hệ xã hội cho sinh viên

- Năng lực hỗ trợ khắc phục những khó khăn tâm lý trong quan hệ với nhóm lớp

- Năng lực hỗ trợ khắc phục những khó khăn tâm lý trong quan hệ với thầy cô

- Năng lực hỗ trợ khắc phục những khó khăn tâm lý trong quan hệ tình cảm

(4)Năng lực tư vấn hướng nghiệp cho sinh viên - Năng lực tư vấn hỗ trợ sinh viên rèn nghề

- Năng lực tư vấn hỗ trợ sinh viên tìm kiếm việc làm sau tốt nghiệp - Năng lực tư vấn hỗ trợ sinh viên phát triển nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên ở trường cao đẳng y tế hưng yên (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)