Các yếu tố ảnh hưởng đến bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên ở trường cao đẳng y tế hưng yên (Trang 46 - 50)

7. Phương pháp nghiên cứu

1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên

cho giảng viên

Quá trình bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên ở các cơ sở giáo dục chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài, khách quan và chủ quan.

1.6.1. Các yếu tố khách quan

Thứ nhất, chế độ, chính sách về bồi dưỡng đội ngũ giảng viên nói chung và bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên nói riêng.

Chế độ, chính sách của Nhà nước, của ngành Giáo dục, của từng cơ sở giáo dục có ảnh hưởng lớn đến việc bồi dưỡng đội ngũ giảng viên nói chung và bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên nói riêng. Để cơng tác bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên diễn ra hiệu quả, đòi hòi các văn bản hướng dẫn của Nhà nước và của ngành Giáo dục phải đồng bộ, rõ ràng, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho các cơ sở giáo dục trong việc triển khai bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên, đặc biệt trong việc khuyến khích giảng viên tự bồi dưỡng nâng cao năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên của bản thân.

Thứ hai, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ bồi dưỡng

Cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục được coi là điều kiện tiên quyết trong phát triển giáo dục, nếu thiếu sẽ ảnh hưởng tiêu cực hoặc không thể triển khai các hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động bồi dưỡng đội ngũ nói riêng. Đối với việc bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên, hệ thống cơ sở vật chất từ phòng học, phòng thực hành tư vấn, phịng máy vi tính, đường truyền internet,... ảnh hưởng đến việc triển khai các nội dung bồi dưỡng từ kiến thức căn bản đến kĩ năng thực hành tư vấn, hỗ trợ sinh viên.

Ngồi ra, trong nhóm các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên cịn có thể kể đến điều kiện kinh tế - xã hội tại địa phương. Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương có

ảnh hưởng nhất định đến công tác bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên. Nếu địa phương có điều kiện kinh tế -xã hội phát triển, các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương tích cực triển khai thực hiện đổi mới trên nhiều lĩnh vực, trong đó đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đưa nhiệm vụ nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên là nhiệm vụ trọng tâm, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, giảng viên trở thành nhiệm vụ cấp thiết thì cơng tác bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên tại cơ sở giáo dục đóng trên địa bàn sẽ có những thuận lợi đáng kể.

1.6.2. Các yếu tố chủ quan

Thứ nhất, nhận thức và năng lực của chủ thể quản lý bồi dưỡng

Chủ thể quản lý là người trực tiếp tiến hành quá trình bồi dưỡng, giúp đội ngũ giảng viên phát triển các năng lực nghề nghiệp nói chung và năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên nói riêng. Do đó, nhận thức và năng lực của chủ thể quản lý bồi dưỡng là yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thực tiễn của của hoạt động bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên. Chủ thể quản lý cần có nhận thức đúng đắn, đánh giá cao tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên. Chủ thể quản lý cần có năng lực quản lý tốt để triển khai việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, tổ chức bồi dưỡng, lãnh đạo, điều hành bồi dưỡng và kiểm tra - đánh giá hoạt động bồi dưỡng đi đúng hướng và đạt được mục tiêu bồi dưỡng đề ra.

* Đội ngũ giảng viên - với tư cách là lực lượng được bồi dưỡng

Đối với đội ngũ giảng viên - với tư cách là lực lượng được bồi dưỡng, đối tượng của hoạt động bồi dưỡng - có ảnh hưởng đến cơng tác bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên. Giống như đối với chủ thể quản lý bồi dưỡng, nhận thức và năng lực của đội ngũ giảng viên sẽ tạo thuận lợi hoặc gây ra trở ngại cho công tác bồi dưỡng.

Về nhận thức, để quá trình bồi dưỡng đạt được mục tiêu hình thành và phát triển năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên, mỗi giảng viên cần

nhận thức được tầm quan trọng của công tác tư vấn, hỗ trợ sinh viên và tầm quan trọng của việc phải bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên. Nhận thức đúng đắn, toàn diện của đội ngũ giảng viên là yếu tố tạo nên kết quả bền vững của các hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để phát triển năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên. Mỗi giảng viên cần nhận thức rằng: Phát triển năng lực nghề nghiệp nói chung, bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên nói riêng là nghĩa vụ của mỗi giảng viên để đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục. Nhận thức đúng sẽ là nền tảng quan trọng để mỗi giảng viên tích cực, chủ động tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng phát triển năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên của bản thân.

Về năng lực, năng lực hiện có ở đội ngũ giảng viên trước khi tham gia bồi dưỡng là xuất phát điểm “đầu vào” của hoạt động bồi dưỡng. “Đầu vào” cao hay thấp, toàn diện hay phiến diện và mức độ phù hợp của “đầu vào” với nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng sẽ góp phần quan trọng quyết định hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng. Nếu “đầu vào” thấp, nội dung bồi dưỡng cần đi từ những kiến thức, kĩ năng căn bản trong tư vấn, hỗ trợ sinh viên. Nếu “đầu vào” đã có căn bản, nội dung bồi dưỡng cần tập trung vào các kĩ năng nâng cao và tăng cường các hoạt động thực hành, thực tập, ứng dụng.

Kết luận chương 1

Hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên của giảng viên các trường cao đẳng nghề được thực hiện với mục tiêu giúp sinh viên ổn định cuộc sống, vượt qua khó khăn trong học tập để hoàn thành nhiệm vụ tại cơ sở đào tạo nghề. Muốn thực hiện được nhiệm vụ này địi hỏi giảng viên phải có được năng lực của nhà tư vẫn, hỗ trợ sinh viên như năng lực tư vấn tâm lí, năng lực tư vấn hỗ trợ hoạt động học tập, tư vấn hướng nghiệp và tư vấn giúp sinh viên xây dựng các mối quan hệ xã hội...Những năng lực này giúp giảng viên triển khai được các nội dung tư vấn, hình thức tư vấn và khai thác được các điều kiện hỗ trợ trong hoạt động tư vấn, hỗ trợ cho sinh viên.

Bồi dưỡng phát triển năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên trong các trường Cao đẳng nghề là một yêu cầu tất yếu của bối cảnh đổi mới giáo dục nói chung và giáo dục nghề nghiệp nói riêng. Cơng tác bồi dưỡng năng lực tư vẫn hỗ trợ sinh viên cho giảng viên cần tập trung làm rõ các nội dung như: Mục tiêu bồi dưỡng, nội dung bồi dưỡng, phương pháp và hình thức bồi dưỡng, các nguồn lực phục vụ hoạt động bồi dưỡng. Các yếu tố này cần có sự vận hành đồng bộ dưới vai trị quản lí của chủ thể là hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề với sự hỗ trợ của các phòng chức năng.

Quản lí bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên là một trong những mục tiêu quan trọng trong định hướng bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giảng viên các trường Cao đẳng chuyên nghiệp, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu giáo dục toàn diện và đổi mới giáo dục - đào tạo trong cả nước. Để phát triển được năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên, chủ thể quản lý các cấp cần tập trung vào các nội dung: Lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên; tổ chức và chỉ đạo bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên; kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên.

Các yếu tố chủ quan và khách quan tác động đến quá trình bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên cũng cần được lưu ý trong quá trình quản lý bồi dưỡng để đảm bảo quá trình bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên có mơi trường thuận lợi nhất để thực hiện.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TƯ VẤN, HỖ TRỢ SINH VIÊN CHO GIẢNG VIÊN Ở

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ HƯNG YÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho giảng viên ở trường cao đẳng y tế hưng yên (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)