nói chung và các doanh nghiệp nói riêng còn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý trong giai đoạn hội nhập khu vực và toàn cầu có nhiều cơ hội nhưng cũng tiềm ẩn khó khăn, rủi ro. Điều này thể hiện rõ nét khi nước ta chỉ xếp hạng thứ 109, cũng là chỉ số thấp nhất trong các chỉ số năng lực cạnh tranh của Việt Nam.
Năng lực sáng tạocó vai trò không nhỏ tạo nên thành công của mỗi doanh nghiệp nói riêng cũng như cả nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên phẩm chất này, mặc dù bắt đầu được quan tâm, nhưng chưa thực sự được đề cao, chỉ được xếp hạng thứ 87. Về cơ sở lý luận, năng lực sáng tạo quyết định lớn đến thành công tổ chức, vì nó tạo ra các sản phẩm mới, các phương pháp mới tối ưu hơn, từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, nó không tự nhiên có, mà là kết quả của một quá trình học hỏi, quan sát và tư duy liên tục.
Như vậy, có thể thấy năng lực cạnh tranh của Việt Nam hiện thấp hơn nhiều nước trong khu vực như Singapore vị trí thứ 2, Malaysia vị trí thứ 20, Thái Lan vị trí thứ 31, Indonesia 34, Philippines vị trí thứ 52, mặc dù chúng ta đã tăng 2 bậc so với năm 2013 nhưng vẫn còn rất khiêm tốn ở vị trí 68/144 nước (Hà Thu, 2015). Nhìn một cách tổng quát, ở nhóm điều kiện cơ bản gồm môi trường kinh tế vĩ mô và thể chế dù có cải thiện đáng kể trong năm 2013 nhưng vẫn tiếp tục nằm ở nửa sau của chuỗi giá trị toàn cầu. Nhóm chỉ tiêu được đánh giá có lợi thế trong năng lực cạnh tranh tăng cường là hiệu suất thị trường lao động và quy mô thị trường; và nhóm chỉ tiêu bị đánh giá còn nhiều hạn chế là giáo dục đào tạo, thị trường hàng hóa, thị trường lao động, môi trường kinh doanh, thị trường tài chính và công nghệ. Những chỉ số còn hạn chế ở Việt Nam lại chính là những điều kiện phát triển quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và hiệu quả của nền kinh tế. Điều này khiến cho Việt Nam cách rất xa các nước trong khu
vực ASEAN, đặc biệt là 4 nước đang phát triển Thái Lan, Indonesia, Philippines và Malaysia. Nếu tiếp tục tốc độ cải thiện chậm chạp các yếu tố quan trọng kể trên, thì tương lai nền kinh tế Việt Nam vẫn giữ vị trí ổn định như hiện nay và không có bứt phá gì. Thời gian tới khi Việt Nam ký kết một loạt các cam kết mới như Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với nhiều nước, đây sẽ là cơ hội để Việt Nam nâng cấp môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
5. giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranhcủa nền kinh tế của nền kinh tế
Để nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, tác giả bài nghiên cứu sẽ đề xuất một vài giải pháp sau:
Thứ nhất laø cần cải thiện môi trường kinh doanh và môi trường kinh tế vĩ mô. Trước mắt, các doanh nghiệp cần nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Luật Doanh nghiệp như thủ tục về đăng ký kinh doanh, kê khai vốn pháp định, vốn điều lệ, vay vốn kinh doanh..., tránh những kẽ hở về hồ sơ, thủ tục và điều khoản mà luật pháp không quy định.
Thứ hai laø mở rộng qui mô thị trường, tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Trong những năm gần đây, lượng vốn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài chảy vào thị trường trong nước có xu hướng tăng mạnh. Tuy nhiên cần có chính sách thu hút nhà đầu tư một cách bền vững và lành mạnh, tránh tình trạng thoái vốn hoặc đóng cửa kinh doanh đối với các doanh nghiệp có vốn nước ngoài.
Thứ ba laø phát triển và mở rộng thị trường tài chính. Chính phủ cần mở rộng thêm các dịch vụ tài chính như các hoạt động cho vay thế chấp, cho vay mua tài sản trả góp, các dịch vụ thuê mua tài sản, dịch vụ mua bán giấy tờ có giá, mở thẻ tín dụng quốc tế,... dưới sự quản lý chung của Ngân hàng Nhà nước.
Thứ tư laønâng cao sức khỏe và giáo dục cơ bản. Chính phủ cần có những chính sách nâng cao tỷ lệ trẻ đến trường và tăng nguồn lực cho các chương trình chăm sóc sức khỏe y tế cộng đồng. Nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng ở tất cả các tuyến; giảm tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trên.
Khuyến khích, hỗ trợ hình thành, phát triển các tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong doanh nghiệp, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế. Thêm vào đó, đổi mới phương thức xây dựng nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp, bao gồm đề xuất, lựa chọn và xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ, bảo đảm tính thực tiễn, khoa học và liên ngành.
Thứ sáu laøđẩy mạnh cải cách thể chế. Bao gồm việc đổi mới vai trò, chức năng của Nhà nước phù hợp với cơ chế nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại và hội nhập, Nhà nước bổ sung cho thị trường, kết hợp với thị trường để hướng tới hình thành thị trường hoàn hảo; Đổi mới cơ cấu tổ chức Nhà nước, nhất là tổ chức Chính phủ, cơ cấu tổ chức của các bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ.
Thứ bảy laø tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Tập trung chủ yếu vào hạ tầng giao thông; hạ tầng cung cấp năng lượng; thủy lợi; đối phó với biến đổi khí hậu; phát triển đô thị; hạ tầng cơ sở khu công nghiệp; hạ tầng cho thương mại và buôn bán; hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin và viễn thông; hạ tầng cho giáo dục và đào tạo. Trong đó, hạ tầng giao thông sẽ tập trung vào đường bộ và đường ô tô.
Thứ tám laø nâng cao hiệu suất của thị trường hàng hóa. Phối hợp đẩy mạnh thị trường hàng hóa trong nước và xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài bằng cách phát triển và đa dạng hóa các kênh phân phối, thực thi các chương trình khai thác thị trường nội địa, đồng thời xây dựng hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT).
Thứ chín laønâng cao hiệu suất của thị trường lao động. Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp theo hướng chú trọng vào chất lượng, hiệu quả; đào tạo có trọng tâm, trọng điểm, trong đó ưu tiên đào tạo cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong một số ngành, lĩnh vực theo định hướng hỗ trợ của Nhà nước.
Thứ mười laø cải cách, đổi mới giáo dục và đào tạo đại học, sau đại học. Rà soát, đánh giá mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học hiện có; đổi mới công tác quy hoạch phát triển mạng lưới, bảo đảm thực hiện đúng các mục tiêu phát triển giáo dục đại học. Ưu tiên mở rộng quy mô các chương trình định hướng nghề nghiệp - ứng dụng; áp dụng quy trình đào tạo mềm dẻo, liên thông, kết hợp mô hình truyền thống với mô hình đa giai đoạn để tăng
cơ hội học tập và phân tầng trình độ nhân lực. Tiếp theo là nâng cao trình độ, năng lực kinh doanh. Nhà nước thông qua các cơ quan trực thuộc và/hoặc độc lập cần xây dựng các chương trình đào tạo và hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực và trình độ quản trị kinh doanh; đặc biệt trên các thị trường quốc tế. Đồng thời cũng cần chú trọng hơn đến yếu tố dịch vụ, có tầm nhìn dài hạn về sự phát triển bền vững, tìm các phân khúc thị trường phù hợp, phát triển thông qua liên minh chiến lược và tận dụng sự phát triển của công nghệ.
Cuối cùng là nâng cao khả năng sáng tạo. Nhà nước cần xây dựng các chính sách khuyến khích xây dựng ý tưởng, tạo lập các Quĩ Tài năng Việt để góp phần thúc đẩy sáng tạo các giá trị cao và độc lập trong môi trường kinh doanh.
6. kết luận
Năng lực cạnh tranh nền kinh tế là đề tài được quan tâm bởi bất cứ quốc gia nào, đặc biệt là trong xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới như hiện nay. Việc nâng cao năng lực cạnh tranh đòi hỏi một quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng và kế hoạch phát triển với lộ trình dài hạn theo từng lĩnh vực. Điều mà Việt Nam đang cần hiện nay không phải là những bước tiến dài trên bảng xếp hạng Năng lực cạnh tranh toàn cầu mà là những bước tiến vững chắc và lũy tiến đều đặn theo thời gian.
Việt Nam đã và đang thực hiện nhiều chính sách cải cách để nâng cao năng lực cạnh tranh nền kinh tế của mình trong những năm gần đây, xong tốc độ cải thiện còn khá chậm và cần những giải pháp thiết thực hơn nữa cho những bước đi trong tương lai. Chính vì vậy dựa trên những nghiên cứu thực tiễn, tác giả đã kiến nghị một vài giải pháp cụ thể ở các khía cạnh khác nhau nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn đọng trong môi trường kinh tế Việt Nam những năm qua và định hướng cho kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh những năm tiếp theo.
Nền kinh tế Việt Nam được kì vọng vượt mặt các nền kinh tế lớn khác trong khu vực trong vài năm tới. Và với việc thực hiện hiệu quả kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh như Nghị quyết 19/NQ-CP/2014 và áp dụng các giải pháp được đề xuất liệu nền kinh tế Việt Nam sẽ có được những thành tích bứt phá và vượt qua được 4 đối thủ đáng gờm trong ASEAN: Malaysia, Thái Lan, Philippines và Indonesia n
tài liệu tham khảo: